Lưỡi máy cắt cỏ của ông văng ra làm thủng bụng cháu gái 5 tuổi
Sự việc thương tâm trên xảy ra ở bản Lữ Thành, xã Tây Sơn, Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An vào sáng nay 15/8.
Bé gái gặp nạn là cháu Mùa Y T (SN 2014). Theo thông tin ban đầu, khoảng 7h ngày 15/8, ông Mùa Vả Chống dùng máy cắt cỏ trong vườn nhà. Bất ngờ, lưỡi máy cắt cỏ văng ra, cắt thủng bụng cháu gái ông Chống đang đứng cách khoảng 30m. Ngay lập tức, người ông đưa cháu xuống Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn cấp cứu.
Bé T được cấp cứu trong tình trạng mặt nhợt nhạt do mất máu quá nhiều, mạch và huyết áp khá thấp. Sau khoảng 20 phút sơ cứu, mạch và huyết áp cháu bé đã trở lại bình thường. Nạn nhân đã được chuyển xuống Bệnh viện ĐK khu vực Tây Nam điều trị.
Bé gái được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Báo Nghệ An
Hồi tháng 5, một vụ tai nạn khác với máy cắt cỏ cũng xảy ra. Tháng 5/2019, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) đã tiếp nhận và cấp cứu cho nam bệnh nhân 54 tuổi, trú tại Yên Bình, Yên Bái bị thương do lưỡi máy cắt cỏ văng vào chân.
Video đang HOT
Gia đình người này cho biết, khi đang làm vệ sinh đường làng bằng máy cắt cỏ thì lưỡi cắt va vào đá, gãy đôi bật ngược lại lia vào cổ chân. Dù đeo ủng, nhưng do lưỡi máy sắc, lại có sức bật mạnh nên chém rách ủng vào chân, gây chấn thương nặng cho người đàn ông.
Nạn nhân nhập viện trong tình trạng có vết thương phức tạp vùng cổ chân phải, chảy máu nhiều, vết thương rộng 8cm, lộ xương vỡ. Các bác sĩ đã nhanh chóng sát khuẩn, cầm máu và cố định vết thương, chuyển phẫu thuật ngay sau đó. Lúc này, bệnh nhân đang được phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương.
Qua trường hợp ca bệnh trên, các bác sĩ cảnh báo đối với người thường xuyên sử dụng đến công cụ, máy móc phục vụ lao động như máy cắt cỏ, máy đốn chè… cần chú ý hơn, bởi chỉ cần vài giây lơ là, hay một vài chi tiết máy chưa được kiểm tra kỹ trước sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, kinh tế.
Chi Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Cân nhắc yếu tố đặc thù trong sáp nhập thôn, bản khu vực miền núi, dân tộc
Vấn đề này được nêu ra tại cuộc họp đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2019 do Ban Dân tộc HĐND tỉnh tổ chức vào chiều 28/6,
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Mai Hoa
Tại cuộc họp, vấn đề được các đại biểu quan tâm hiện nay là vùng dân tộc, miền núi có trên dưới 100 chính sách được Trung ương và tỉnh ban hành đang còn hiệu lực; tuy nhiên việc đảm bảo nguồn lực triển khai còn hạn chế.
Đáng quan tâm là chính sách bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐCP, ngày 9/9/2015 của Chính phủ, người dân chưa được hưởng. Ông Lang Văn Chiến - Bí thư Huyện ủy Quỳ Châu, thành viên Ban Dân tộc HĐND tỉnh nêu thực tế, khi giao rừng cho người dân bảo vệ mà không đảm bảo thực thi chính sách thì càng làm cho rừng nghèo kiệt bởi người dân "tìm cách" khai thác từ rừng.
Đó là việc kéo điện về bản, đến nay toàn tỉnh vẫn còn hơn 200 bản ở 4 huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Kỳ Sơn chưa có điện lưới.
Đồng chí Cao Thị Hiền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định, thực tiễn khu vực miền núi, dân tộc đang đặt ra nhiều đòi hỏi để HĐND tỉnh tiếp tục quan tâm, cùng UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn. Ảnh: Minh Chi
Một số đại biểu cũng nêu băn khoăn: Việc khắc phục ảnh hưởng từ các dự án thủy điện trong năm 2018 chậm và chưa triệt để; vấn đề sáp nhập thôn, bản cần xem xét yếu tố đặc thù liên quan đến văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc; đặc biệt là phù hợp với việc phân bổ dân cư, địa hình ở vùng dân tộc, miền núi.
Tỉnh cần quan tâm bố trí và hướng dẫn thực hiện chính sách cho công an xã khi đưa công an chính quy về thay thế; hướng dẫn lựa chọn, bố trí và có chính sách cho những người hoạt động không chuyên trách thôn, bản sau sáp nhập.
Nhiều chính sách cho vùng miền núi, dân tộc chưa có nguồn lực để triển khai. Ảnh tư liệu Hữu Vi
Ngoài ra, nhiều vấn đề liên quan đến đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật... cũng cần được quan tâm giải quyết.
Trên cơ sở những vấn đề bức xúc, nổi cộm đặt ra đối với vùng miền núi, dân tộc, Ban Dân tộc HĐND tỉnh cũng khẳng định sẽ lựa chọn đưa vào nội dung giám sát, khảo sát trong thời gian tới; đồng thời đôn đốc, đeo bám các cấp, các ngành để triển khai hiệu quả hơn. Trước mắt, Ban Dân tộc HĐND tỉnh sẽ lựa chọn những nội dung, vấn đề trọng tâm để đưa vào tranh luận, thảo luận, làm rõ trách nhiệm và giải pháp tại Kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh trong tháng 7 này.
Minh Chi
Theo Baonghean
Hòa Bình : Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do ảnh hưởng của rãnh áp thấp Theo thông tin từ Đài khí tượng Thủy văn tỉnh Hòa Bình (ĐKTTV), do ảnh hưởng của áp cao lục địa ở phía Bắc tiếp tục tăng cường, nén và đầy rãnh áp thấp có trục ở khoảng 20-23 độ vĩ Bắc xuống phía Nam, hiện khu vực tỉnh Hòa Bình đang xuất hiện mưa lớn cục bộ, có nguy cơ xảy ra...