Luộc gà không cần nước cứ bỏ một nắm muối vào theo cách này, đảm bảo thịt vàng óng đậm vị gấp đôi
Gà luộc theo cách truyền thống đã quá nhàm chán, hãy thay thế bằng cách chế biến đơn giản mà thơm ngon gấp nhiều lần chỉ với 1 nắm muối này:
Luộc gà với muối, sả, lá chanh, rượu
Nguyên liệu:
- Gà: 1 con ( khoảng 1kg); 1/2 bát muối (dùng bát ăn cơm để đong muối)
- Sả: 5-6 củ; lá chanh: đủ để nhét vào bụng gà và phủ kín muối; rượu
Thực hiện:
Gà làm sạch, dùng rượu và muối xát quanh mình gà rồi rửa lại với nước cho sạch. Hòa hỗn hợp gồm bột nghệ và dầu vừng (mè) xát đều khắp mình gà (với những con gà có da màu vàng tự nhiên thì không cần. Với những con gà có da màu trắng làm thế để sau khi hấp da gà sẽ căng bóng và có màu vàng đẹp mắt).
Lá chanh rửa sạch. Lả rửa sạch, đập dập rồi cắt làm đôi. Dùng một chiếc nồi có đường kính đặt vừa con gà, rải muối xuống đáy nồi rồi dàn đều. Tiếp theo rải đều một lượt sả sao cho kín muối rồi lại rải thêm một lượt lá chanh. Đặt con gà lên trên cùng sao cho gà không chạm vào muối, đậy vung nồi lại rồi bắc lên bếp đun.
Đun gà ở mức lửa vừa phải trong vài phút, cho đến khi trong nồi có nhiều hơi thì hạ lửa ở mức nhỏ nhất. Đun liu riu trong vòng 40- 45 phút là gà chín (trong lúc đun thì tuyệt đối không được mở vung sẽ làm mất nhiệt).
Nguyên liệu
1 con gà khoảng 1,2 kg
300g tỏi bóc vỏ, hoặc dùng nhiều hơn cũng được
Các bước thực hiện, bạn làm tương tự như cách luộc gà ngon không cần nước bằng cách hấp muối ở trên nhé.
Video đang HOT
Thay vì lót nồi bằng muối, thì bạn lót bằng tỏi.
Sau đó để gà lên, phần tỏi còn dư thì để vào bụng gà.
Đậy nắp kíp và đun lửa nhỏ cho đến khi gà chín.
Món luộc cực ngon này rất tốt cho sức khỏe, vị đậm đà, ngọt thanh mà không bị hôi tỏi.
Luộc gà với muối, ngải cứu
Nguyên liệu:
- Gà làm sạch: 1 con khoảng 1.5kg; muối sạch: 1 gói; rau ngải cứu: 1 mớ; sả: 3 củ; lá chanh: khoảng 10 lá
Cách làm:
Chuẩn bị một con gà làm sạch. Ngải cứu, lá chanh, sả rửa sạch để ráo. Lấy một chiếc xoong vừa đủ chứa con gà, sau đó dùng giấy bạc lót xoong. Làm như vậy để khi hấp sẽ không bị cháy xoong. Sau đó rải đều gói muối xuống dưới đáy xoong, thêm vài nhánh sả.
Tiếp đến là rau ngải cứu và đặt gà lên trên, đậy vung kín bật bếp đun lửa lớn trong vòng 5 phút cho nóng nồi, sau đó vặn lửa nhỏ nhất, hấp trong vòng 30 phút. Tắt bếp, để yên thêm 10 phút nữa là được.
Cần lưu ý những gì khi luộc gà không cần nước mà vẫn thơm ngon, chín đều?
Lưu ý đầu tiên là không nên vặn lửa quá lớn, vì như vậy dễ làm cháy nồi, hoặc gà chín áp chứ không đều. Cách luộc gà ngon không cần nước thực chất là làm chín gà bằng phương pháp hấp.
Thế nên, bạn không được mở nắp nồi trong lúc luộc gà quá 2 lần – dễ gây mất nhiệt, gà lâu chín, kém ngon. Nếu muốn luộc gà ngon da giòn lên màu vàng đẹp, bạn thoa thêm hỗn hợp – một lớp nghệ thắng với mỡ gà – để da gà căng bóng nhé.
Vị gà ngọt thanh, giữ nước, hòa quyện cùng mùi thơm của các hương liệu thật sự là món ngon khiến cả nhà thích mê. Chúc bạn thành công với cách luộc gà không cần nước được chia sẻ trên đây.
Theo Phunutoday
Tim lợn hầm ngải cứu - Món ăn chuyên trị mất ngủ dài ngày cực hiệu quả
Món tim lợn hầm ngải cứu đặc biệt bổ dưỡng, còn giúp trị chứng mất ngủ kéo dài hiệu quả mà lại cho mùi vị rất riêng, rất lạ, thơm mùi lá ngải cứu, ngọt của nước hầm tim.
Ngải cứu có rất nhiều công dụng tốt, là một loại thuốc quý trong đông y, nhưng thay vì uống thuốc đắng thì dùng ngải cứu để nấu ăn cũng rất bổ dưỡng và dễ ăn. Ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm, mùi thơm. Có rất nhiều công dụng của ngải cứu như cầm máu, điều hoà khí huyết, giảm đau, trị cảm, sát trùng, kháng khuẩn, nôn mửa,...Dùng ngải cứu chế biến những món ăn đều rất bổ dưỡng cho sức khoẻ lại mang mùi vị rất riêng của ngải cứu, giúp món ăn thêm lạ miệng.
Tim lợn có nhiều chất dinh dưỡng lại dễ chế biến các món ăn khác nhau. Trong Đông y, tim lợn vị ngọt mặn, tính hàn, những món ăn được nấu từ lợn rất có tác dụng ích khí, bổ tâm, chữa kinh giản thương phong, trợ lực cho phụ nữ sau sinh. Nếu muốn chữa bệnh mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, đầu choáng, dễ kinh sợ hãy sử dụng tim lợn. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của tim lợn giàu chất đạm, chất sắt, chất béo, các vitamin giúp cơ thể bạn tăng cường sức đề kháng.
Tim lợn hầm ngải cứu là một sự kết hợp khôn khéo, tạo nên món ăn cực kỳ bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe và có thể chữa được nhiều loại bệnh. Bạn có thể nấu món ăn này để bồi bổ cho người bị suy nhược cơ thể hoặc dùng như món ăn bình thường cho cả gia đình cùng ăn để tăng sức đề kháng. Không những vậy món ăn này còn rất thơm ngon, vị đắng của ngải cứu sẽ bị lấn át, hòa quyện với vị ngọt của tim lợn, tạo nên mùi vị rất đặc biệt.
Sự kết hợp của hai nguyên liệu trong món tim lợn hầm ngải cứu bạn cải thiện chứng mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt ở nhiều lứa tuổi, kể cả phụ nữ đang mang thai.
Nguyên liệu
- Tim lợn: 1 quả
- Rau cải cứu: 1 nắm
- Gừng thái lát: 2 muỗng cà phê
- Hành, tỏi băm: 2 muỗng cà phê
- Nước mắm, hạt nêm, tiêu, gia vị
Chế biến
Bước 1: Sơ chế
- Tim lợn rửa sạch, khứa dày khoảng 0,5cm.
- Ngải cứu chọn lá non, ngắt ngọn, rửa sạch, băm nhỏ.
- Tỏi bóc bỏ vỏ, băm nhỏ.
Lưu ý: Cách chọn tim lợn tươi ngon
Tim lợn ăn ngon nhất là khi chúng vừa được mổ ra và sử dụng khi còn tươi (trong một buổi). Nếu là tim của lợn bị bệnh hay tim lợn bị ngâm hóa chất (để bảo quản được lâu mà vẫn có màu sắc tươi ngon) ăn sẽ không ngon và nhiều khi còn gây gại cho sức khỏe của người sử dụng.
Nên chọn quả tim có màu đỏ tươi/đỏ sẫm, màng bao tim dính liền với cơ tim. Sau đó bạn dùng tay ấn nhẹ vào quả tim, nếu thấy có độ đàn hòi và có dịch màu hồng tươi chảy ra thì đó là quả tim ngon.Đối với những quả tim lợn đã được bổ ra, nếu bạn thấy có chất lỏng màu sẫm đen ở bên trong quả tim, thì không nên mua vì nó không tươi ngon.Đặc biệt chú ý tránh xa những quả tim khi ấn vào thì mềm nhũn; có mùi hôi bất thường; bề mặt tim sần sùi, có những hạt trắng nhỏ như hạt gạo hay có máu bị tụ. Đây có thể là những quả tim của lợn bị bệnh hay tim lợn đã bị ngâm hóa chất.Khi mua nên chọn quả tim có kích thước vừa phải, tránh mua những quả tim to bất thường.
Bước 2: Ướp gia vị
Để món tim heo hầm ngải cứu thêm đậm đà, bạn có thể ướp tim heo đã sơ chế cùng muỗng hành tỏi băm, nắm ngải cứu băm, thêm hạt nêm, trộn đều tay và để trong khoảng 15 - 20 phút cho nguyên liệu thấm vị.
Bước 3: Hầm tim lợn và lá ngải cứu
Tim lợn sau khi ướp cho vào nồi, thêm nắm ngải cứu còn lại và gừng ủ xung quanh. Tiếp đến, cho khoảng 3 chén con nước sạch vào nồi và bắt đầu hầm.
Giai đoạn đầu, nên để lửa lớn để nước nhanh sôi. Sau 5 phút, chị em lưu ý vặn nhỏ lửa và hầm món ăn trong khoảng 40 - 45 phút đến khi tim lợn chín mềm, dậy mùi thơm. Sau cùng, múc ra chén ăn khi còn ấm nóng.
Chúc mọi người thành công!
Theo tạp chí Sống khỏe
Lẩu gà cứ cho thêm loại rau này vào, đảm bảo nồi lẩu ngọt vị thơm lừng, tăng gấp đôi chất bổ Trong những ngày se lạnh, lẩu gà là món ăn được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, khi cho thêm những loại rau này vào nổi lẩu sẽ có hương vị thơm ngon hơn gấp nhiều lần: Rau muống chẻ Lẩu gà không thể thiếu rau muống chẻ. Chị em nội trợ nên chọn rau muống nước, vì thân của loại rau này...