Lùng Vài – bản chè cổ bên thành phố
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang chừng 13 km, thôn Lùng Vài, xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) là một thôn vùng cao nhận được nhiều ưu đãi của thiên nhiên.
Với cảnh vật tươi đẹp, khí hậu mát mẻ và những quần thể ruộng bậc thang gắn với đời sống bao đời của người dân Lùng Vài. Nơi đây còn được biết đến như một vùng nguyên liệu chè chất lượng, với nhiều cây chè Shan tuyết cổ thụ có hình dáng đẹp, mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Với diện tích chè cho thu hái toàn thôn trên 62 ha, sản lượng ước đạt 235, 4 tấn búp tươi, vùng chè Shan tuyết Lùng Vài nằm ở độ cao từ 700 – 1.500 m so với mực nước biển. Đây là một vùng nguyên liệu có chất lượng tốt bậc nhất hiện nay ở khu vực thành phố Hà Giang. Người dân tộc Dao áo dài đã sinh sống nhiều đời ở đây, bao thế hệ đã truyền cho nhau những đồi chè Shan tuyết cổ thụ với nhiều cây chè đường kính bằng một vòng tay người ôm, thân cao hơn 3m, tán rộng, mỗi lần thu hái từ 10 – 15 kg búp tươi.
Du khách chụp ảnh tại vườn chè Shan tuyết cổ thụ thôn Lùng Vài.
Theo chân ông Lý Văn Mành chúng tôi đến đồi chè cổ thụ của nhà ông nằm ở sườn phía Bắc của thôn. Đây là vùng nguyên liệu có chất lượng của thôn, ở độ cao từ 900m so với mực nước biển trở lên, những cây chè, nằm lẫn trong rừng cây tự nhiên được bà con chăm sóc và thu hái 3 vụ/năm. Ông Mành cũng không nắm rõ nhà mình có thực tế bao nhiêu diện tích cây chè chỉ biết ranh giới và áng chừng diện tích từ 2-3 ha chè cổ thụ. Những rừng chè cổ nằm dưới màn sương theo cánh tay ông Mành chỉ thoáng ẩn thoáng hiện, chỉ được đánh dấu bằng những mái lều cọ nhỏ bé lọt thỏm dưới tán cây. Đồi chè đó của nhà này, vườn đó của nhà nọ, rồi mãi sau ông mới chỉ vào một vườn chè được chăm sóc tốt đã phát cỏ quanh thân dưới một góc đồi xa xa là vườn nhà ông. Nhìn thì gần đấy, nhưng để đến được vườn chè nhà ông chúng tôi cũng mất gần 30 phút, sau khi băng qua khá nhiêu đồi chè của các hộ khác. Ông Mành thuộc từng vườn chè của nhà ông và các hộ khác, cả đời ông lớn lên cùng đồi chè bước chân, ông đã đi qua các vườn chè của thôn không biết bao nhiêu lần, nên vườn nào có cây to nhiều, vườn nào có cây dáng đẹp ông đều biết. Khi đến vườn nhà mình, ông dẫn tôi đến một quần thể chè đẹp với hình dạng thân chè như những cây bonsai vươn tán xanh rì. Với một người đã đi nhiều vùng chè của Hà Giang, tôi vẫn mê mẩn với từng dáng chè cổ thụ của Lùng Vài. Các “cụ chè” mang theo dáng vẻ thời gian hiện ra, từ thân tán đều mang hình sắc riêng có của chè cổ thụ được tô điểm thêm rêu, địa y và vô số loại tầm gửi trên thân càng khiến vườn chè thêm phần cổ kính và bí hiểm. Tuy đã gần tới giờ trưa nhưng sương mù trên đỉnh Tây Côn Lĩnh vẫn dồn xuống tới đồi chè, chốc chốc đồi chè mênh mông lại chìm trong màn sương, những cây chè cổ thụ lại càng thêm phần bí hiểm và cổ lão.
Ông Lý Văn Mành, thôn Lùng Vài bên cây chè cổ thụ của gia đình.
Video đang HOT
Với diện tích chè cổ thụ của gia đình, ông Mành là một trong những hộ có thu nhập tốt từ cây chè Shan tuyết, tính riêng tiền bán búp chè nguyên liệu mỗi vụ ông cũng thu về trên 25 triệu đồng. Riêng vụ Xuân năm nay gia đình ông thu hái bán búp tươi và tự sao chế thành phẩm bán cho thương lái cũng thu về thêm hơn 40 triệu đồng.
Rời sườn núi phía Bắc của thôn chúng tôi theo chân đồng chí Lý Văn Mặn, Bí thư chi bộ thôn lên thăm các vườn chè cổ thụ nằm trên tuyến đường lên đồi Thảo quả của thôn. Vừa đi anh Mặn vừa kể, vườn chè cổ thụ trên tuyến đường này đã được UBND xã chọn để khoanh vùng nguyên liệu chè cổ thụ cấp mã số QR nhận diện. Nhiều vườn chè ở đây có chất lượng đồng đều và kích thước cây cũng lớn đẹp được nhiều du khách và người sành chè đến tham quan, chụp ảnh. Anh Mặn cho biết thêm vụ chè năm nay giá búp tươi tại chỗ từ 25 đến 45 nghìn đồng/kg, bà con thu hái đến đâu đều được thu mua hết nên dù sản lượng có giảm đôi chút nhưng vẫn giúp bà con có thu nhập khá từ cây chè.
Vùng nguyên liệu trà cổ thụ Lùng Vài.
Trong các loại cây kinh tế mang đến nguồn thu cho bà con vùng cao hiện nay, cây chè Shan tuyết là cây trồng mang đến thu nhập ổn định nhất. Với sự phát triển cùng xu hướng sử dụng sản phẩm chè hữu cơ, chè Shan tuyết cổ thụ Hà Giang ngày càng được khách hàng trong và ngoài nước quan tâm. Chính vì thế cây chè Shan tuyết cổ thụ đang là thế mạnh của Lùng Vài, sự quan tâm, quảng bá hình ảnh đã và đang giúp người dân Lùng Vài nói riêng và các thôn vùng cao nói chung thu lợi từ cây chè. Để định hướng lâu dài cần bảo vệ tốt vùng nguyên liệu và chăm sóc các cây chè cổ không bị sâu hại, hạn chế đốn chè sát thân gốc… là các biện pháp cần để giúp vùng chè nguyên liệu ngay sát thành phố này giữ được cảnh quan và chất lượng
Dưới chân bảo tháp 12 tầng
Mỗi lần về thăm quê là mỗi lần tôi được tận hưởng không gian xanh yên bình dưới chân bảo tháp 12 tầng của Chùa Thiên Hưng - ngôi chùa nổi tiếng du lịch tâm linh của miền "đất võ, trời văn" Bình Định.
Cánh cổng vào tòa chánh điện sắp đặt những tảng đá mỹ nghệ bắt mắt |
Chùa Thiên Hương thuộc khu vực Chánh Thạnh, phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, tọa lạc bên đường Quốc lộ 1, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn hơn 20 cây số. Từ đây đi lên hướng Tây Nam chừng một cây số đường bê tông chạy dọc theo một nhánh sông Kôn là được chạm chân vào cung đường sắt chạy suốt vào Nam ra Bắc.
Với phong cách kiến trúc đậm chất văn hóa phương Đông, mái lợp hình vòng cung lên cao, hệ thống tường vách, ô cửa, hàng lang được chạm khắc hoa văn tinh tế, sống động hình rồng phượng, Chùa Thiên Hưng đã tạo nên quần thể phối cảnh hài hòa bên hồ nước trong xanh, nối nhịp từng cây cầu hình bán nguyệt, từng bậc thềm đá thiên nhiên tỏa đi các khuôn viên hòn non bộ, cây cỏ, hoa lá quanh năm mát lành.
Du xuân Canh Tý 2020, chỉ mới bước lên tầng một của ngôi Chùa Thiên Hưng, du khách đã thu vào tầm mắt bức tranh đồng quê rộng lớn, ngan ngát một màu xanh cây lúa đang vào kỳ đâm cành phát nhánh. Ở đó có ngôi làng tôi kết nối những khu nhà vườn nho nhỏ, bao quanh những rặng tre xanh xanh tự bao đời. Từ một điểm đứng của ngôi làng đều có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn bảo tháp Chùa Thiên Hưng 12 tầng trầm mặc giữa bao la đất trời.
Bên những loài cây cối đâm chồi, nẩy lộc, bung nở ngày xuân Canh Tý 2020 trong khuôn viên Chùa Thiên Hưng, du khách thường rảo bước khá lâu hơn, chầm chậm hơn giữa khu công viên rợp màu hoa mai vàng. Đó là những hàng mai vàng lâu năm bám rễ trực tiếp vào đất chùa, cây vươn cao đến 3- 4m, tỏa tán 2- 3m, được trồng theo từng hàng, từng cụm, sắp đặt xung quanh những tán đá mỹ nghệ đa dạng hình dáng bắt mắt.
Quang cảnh dưới bảo tháp 12 tầng của Chùa Thiên Hưng khá trong lành với chiếc hồ sen trải rộng phía trước khoảng sân tòa chánh điện, cành lá mới đang lên xanh, chờ đi qua mùa xuân sẽ kết nụ búp đua nở hàng ngàn đóa hoa. Thêm một lời hẹn mùa xuân có mai vàng nối tiếp sang mùa hè có sen hồng, mùa thu gặt lúa trên đồng thơm lừng và mùa đông đón những làn mây bay về bảng lảng trên tầng bảo tháp theo cơn gió miên man...
|
Đồi mai vàng hấp dẫn du khách xuân |
|
Du khách khắp nơi vãn cảnh xuân Chùa Thiên Hưng |
|
Kiến trúc tòa chánh điện có mái lợp hình vòng cung lên cao |
|
Phối cảnh hài hòa không gian xanh |
|
Trong lành dưới chân bảo tháp 12 tầng ở Chùa Thiên Hưng |
|
Tượng Quan Âm bằng đá trắng tôn nghiêm trong khuôn viên Chùa Thiên Hưng |
Cầu Vàng của Đà Nẵng được vinh danh trong top 10 cây cầu mang tính biểu tượng đẹp nhất thế giới Cùng với các cây cầu: Golden Gate Bridge (Cầu Cổng Vàng) ở Mỹ, Alexandre III (Pháp), Charles (CH Czech), Helix (Singapore), Tower Bridge (Anh), Harbour Bridge (cầu Cảng-Australia), Khaju (Iran), The Twist (Na Uy), Rialto (Italy), Cầu Vàng (Đà Nẵng, Việt Nam) cũng được tạp chí Luxebook của Ấn Độ vinh danh là một trong những công trình mang tính biểu tượng đẹp...