Lúng túng xác định đối tượng lao động tự do để hưởng trợ cấp do dịch Covid-19
Đà Nẵng nhiều nơi đang khó khăn, lúng túng trong xác định lao động tự do mất việc
Thực hiện Nghị quyết 42 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, đến nay, thành phố Đà Nẵng cơ bản hoàn thành chi trả cho nhóm đối tượng chính sách, người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo. Thành phố đang tiếp tục rà soát chi hỗ trợ các nhóm đối tượng còn lại. Tuy nhiên, nhiều nơi đang gặp khó khăn, lúng túng trong xác định đối tượng lao động tự do mất việc.
Cán bộ cơ sở hướng dẫn người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19 làm thủ tục nhận hỗ trợ của Chính phủ
Gia đình anh Hoàng Văn Nam ở tổ 37, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khẳn. Anh bị tàn tật, liệt 2 chân phải đi lại bằng xe lăn. Hàng ngày, anh nhận hàng cắt sẵn từ các công ty may mặc đem về may thành phẩm kiếm sống. Cả gia đình anh có 6 người, gồm mẹ già, em trai tàn tật và 2 đứa con nhỏ nhờ một tay người vợ làm công nhân.
Dịch bệnh xảy ra, vợ anh làm việc thất thường, anh không có nguồn hàng để may, cuộc sống gia đình hết sức khó khăn. Anh Hoàng Văn Nam cho biết, mới đây, cán bộ phường mời lên nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ do ảnh hưởng dịch bệnh. Được nhận 6 triệu đồng, gia đình anh Nam bớt cảnh khó khăn.
Video đang HOT
“Tôi có nghề thợ may nhưng nói thiệt từ hôm Tết đến giờ không ai đi may, không có hàng may. Gia đình 6 khẩu mà chỉ một mình vợ đi làm thôi cũng sống qua ngày thôi. Vừa rồi, có hỗ trợ 2 anh em bị tàn tật được 3 triệu, còn lại 4 người thuộc hộ nghèo được 3 triệu nữa. Cũng giải quyết được phần nào chứ không thì lo gạo, tiền con cái đi học hành đủ thứ, cũng đở vất vả chứ không cũng khó khăn”.
Thành phố Đà Nẵng có khoảng 16.300 hộ nghèo, hộ cận nghèo và 57.700 đối tượng chính sách bảo trợ xã hội, người có công cách mạng được nhận hỗ trợ đợt đầu tiên theo Nghị quyết 42 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đến nay, thành phố cơ bản hoàn thành chi trả cho nhóm đối tượng này và đang chuẩn bị triển khai đợt 2 hỗ trợ cho các nhóm đối tượng còn lại. Tuy nhiên, một số địa phương đang gặp khó khăn, lúng túng trong xác định đối tượng lao động tự do bị ảnh hưởng dịch bệnh.
Bà Lê Thị Kim Thương, Phó Chủ tịch UBND phường Thọ Quang, quận Sơn Trà cho biết, khó khăn hiện nay là việc thống kê chi hỗ trợ cho lao động tự do. Ước khảo sát ban đầu, phường Thọ Quang có gần 10.000 người lao động tự do bị ảnh hưởng dịch Covid-19.
Hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách bị ảnh hưởng dịch Covid-19 ở phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà được nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ
Bà Lê Thị Kim Thương cho biết, theo qui định đối tượng lao động tự do mất việc làm nhưng có mức thu nhập theo tiêu chuẩn hộ cận nghèo mới được hỗ trợ nên rất khó xác định: “Đối tượng này bị ảnh hưởng nhưng phải có mức thu nhập theo tiêu chuẩn hộ cận nghèo. Bây giờ, nếu như vậy cũng rất khó cho địa phương. Rất nhiều đối tượng, phức tạp. Khi khảo sát, người dân ai cũng nói bị ảnh hưởng, cũng nằm trong đối tượng bị ảnh hưởng, nhưng mà không có xác minh thực tế cụ thể, cho nên phải bắt buộc tổ dân phố, cấp ủy Chi bộ, rồi Trưởng ban Công tác mặt trận cùng tham gia để tránh cấp phát không đúng đối tượng”.
Để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, Sở Lao động Thương binh và xã hội thành phố Đà Nẵng ban hành kế hoạch hướng dẫn một số nội dung tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đối với các nhóm đối tượng là người lao động tự do và hộ kinh doanh cá thể. Đồng thời, tổ chức các buổi tập huấn cho lãnh đạo và cán bộ chuyên trách ở các xã, phường thực hiện về biểu mẫu thống kê và xác định đối tượng. Theo đó, yêu cầu chính quyền địa phương xã, phường tiếp nhận và thẩm định 3 nhóm đối tượng, lập danh sách niêm yết công khai tại xã phường, có biên bản công khai và ghi chép các phản ánh của nhân dân về tính hợp lệ, hợp lý của người được hỗ trợ.
Ông Nguyễn Văn An, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội thành phố Đà Nẵng cho biết: “Khó nhất là đối tượng lao động tự do, cần phải có thời gian công khai. Đối tượng này rất khó xác định tính pháp lý của họ, ai xác nhận cho họ đi làm tự do. Cho nên phải công khai ở xã phường, thời gian nhất định từ 3 đến 5 ngày, dán lên bảng để cho người dân nhìn thấy giám sát, mặt trận giám sát. Thực hiện theo tinh thần của Chính phủ là không để sót đối tượng và không để lợi dụng chính sáchsách”.
Huyện Mê Linh chi trả hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Sáng 30/4, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh đã đồng loạt tổ chức chi trả hỗ trợ cho 3 nhóm đối tượng xã hội bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Từ 8h sáng, nhà văn hóa thôn Ấp 1 (xã Tiền Phong) đã có rất đông người có công và thân nhân người có công, hộ nghèo/cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội có mặt. Ai nấy tỏ ra háo hức bởi hôm nay sẽ nhận được hỗ trợ sau quãng thời gian khá khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 vừa qua.
Người dân xã Tiền Phong nhận tiền hỗ trợ tại Nhà văn hoá thôn Ấp 1 vào sáng 30/4
Ghi nhận thực tế cho thấy, việc chi trả được các cán bộ phụ trách lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội của các địa phương thực hiện theo đúng quy định. Bên cạnh được hỗ trợ 3 tháng (4, 5, 6/2020) do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các đối tượng còn được chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định cho tháng 4, 5/2020.
Trong quá trình chi trả, việc thực hiện các quy định phòng dịch Covid-19 vẫn được chú trọng. Người đến nhận hỗ trợ được cán bộ địa phương yêu cầu đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và ngồi giãn cách trong quá trình chờ tới lượt làm thủ tục.
Ông Nguyễn Văn Thinh (người khuyết tật thôn Ấp 2) tỏ ra rất phấn khởi khi nhận được số tiền trợ cấp 3 tháng, tương đương 1,5 triệu đồng. "Tôi bị khuyết tật, nhiều năm qua cuộc sống rất khó khăn. Nay trong dịch bệnh, được Nhà nước, TP quan tâm, hỗ trợ kịp thời nên cảm thấy rất vui..." - ông Thinh cho biết.
Cùng chung niềm vui, bà Nguyễn Thị Hảo ở thôn Ấp 1, là gia đình thuộc diện được nhận bảo trợ xã hội, cho biết hàng tháng vẫn nhận được 700.000 đồng tiền hỗ trợ của Nhà nước. Nay trong dịch bệnh, được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/tháng, trong vòng 3 tháng (4, 5, 6) nên cảm thấy rất phấn khởi. "Trong khó khăn, người nghèo vẫn nhận được sự quan tâm của Nhà nước, dù ít hay nhiều, cũng là điều rất đáng quý..." - bà Hảo nói.
Theo chị Trần Thị Hà - Công chức văn hoá xã hội (phụ trách lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội) của xã Tiền phong, trong đợt này, địa phương tổ chức chi trả hỗ trợ cho 1.036 trường hợp. Dự kiến, việc chi trả sẽ được thực hiện trong khoảng 1 tuần và không nghỉ trong cả kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Cùng với xã Tiền Phong, trong ngày 30/4, tại 17 xã, thị trấn khác trên địa bàn huyện Mê Linh cũng tổ chức chi trả hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19 và tiền trợ cấp cho các đối tượng. Theo đó, sẽ có tổng số 14.969 trường hợp được hỗ trợ, trong đó, 8.027 trường hợp bảo trợ xã hội, 4.401 hộ nghèo - cận nghèo và 2.541 đối tượng người có công. Tổng kinh phí hỗ trợ các đối tượng là gần 19,2 tỷ đồng.
Yêu cầu báo cáo vụ hàng ngàn người không nhận tiền hỗ trợ Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa báo cáo thông tin hàng ngàn người không nhận tiền hỗ trợ do dịch COVID-19. Chiều 12-5, Bộ LĐ-TB&XH có văn bản gửi giám đốc Sở LĐ-TB&XH yêu cầu kiểm tra thông tin người dân không nhận tiền hỗ trợ do dịch COVID-19. Theo đó, ngày 11 và 12-5, trên các trang báo điện...