Lúng túng việc ngăn chặn sinh vật ngoại lai xâm hại
Hàng loạt loài sinh vật ngoại lai xâm hại như ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, cây trinh nữ đầm lầy (mai dương)… gây tổn hại đa dạng sinh học, ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường, kinh tế và an ninh lương thực đã xuất hiện tại Việt Nam nhưng giải pháp để ngăn chặn vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Cơ quan quản lý cần nâng cao năng lực nhận diện, quản lý sinh vật ngoại lai
Du nhập theo 3 con đường
Ông Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ( Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, mặc dù các loài sinh vật ngoại lai có tác hại lớn, nhưng các hạn chế trong việc nhận diện, phòng ngừa các nguy cơ này lại xuất phát từ chính các cơ quan quản lý. “Chúng ta đã gặp phải bài học đắt giá qua sự bùng phát ốc bươu vàng. Nhưng đến nay, sự du nhập nhiều loài sinh vật ngoại lai xâm hại vẫn chưa được kiểm soát”, ông Nguyễn Thế Đồng nhấn mạnh.
Ông Mai Hồng Quân – Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường) cho biết, hiện sinh vật ngoại lai xâm hại đang du nhập vào Việt Nam rất phức tạp. Sự xuất hiện của các loài này đã gây nhiều tác hại cho các hệ thống thủy lợi, gây nhiều thiệt hại cho trồng trọt, chăn nuôi, làm giảm sản lượng nông sản, giảm giá trị và hiệu quả sản xuất… Đáng chú ý là dịch ốc bươu vàng, cây mai dương, rùa tai đỏ, bèo Nhật Bản.
Theo các chuyên gia, quá trình toàn cầu hóa, với sự gia tăng các hoạt động thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới đã tạo cơ hội cho sự du nhập, lan truyền của nhiều sinh vật ngoại lai. Theo thống kê, số lượng thực vật ngoại lai nhập nội ở Việt Nam có 94 loài. Các loài động vật thủy sinh ngoại lai đang tồn tại ở Việt Nam là 48 loài, trong đó 24 loài có tiềm năng gây hại và 14 loài gây hại.
“Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại chủ yếu du nhập qua 3 con đường. Cụ thể là con đường tự nhiên như theo dòng nước, gió, bão. Con đường thứ 2 là du nhập không chủ đích do được vận chuyển qua lại, buôn bán thương mại hàng hóa. Và con đường thứ 3 là du nhập có chủ đích qua hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa”, ông Mai Hồng Quân cho biết.
Video đang HOT
Khó quản lý, kiểm soát
Ông Mai Hồng Quân cho biết, tất cả các loài sinh vật ngoại lai được phát hiện ở Việt Nam đều là những loài đã được liệt kê trong danh sách 100 sinh vật ngoại lai xâm lấn nguy hiểm trên thế giới. Tuy vậy, việc nhận diện loài và quy định đối với các loài sinh vật nguy hại này ở các cấp cơ quan từ Trung ương tới địa phương còn nhiều hạn chế.
Theo kết quả điều tra, đánh giá của Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, có tới 90% cán bộ được hỏi thuộc cấp quản lý Trung ương và trên 90% cán bộ được hỏi thuộc cấp địa phương đánh giá cơ quan công tác chưa đủ khả năng, năng lực quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại do chưa có cán bộ hiểu biết về sinh vật ngoại lai hay do chưa có đủ phương tiện vật chất, kỹ thuật, tài chính…
Cơ quan Hải quan là đơn vị thực thi kiểm soát việc nhập khẩu sinh vật ngoại lai nhưng việc nhận diện các loài sinh vật ngoại lai xâm hại còn hạn chế. Có khoảng 60% cán bộ được hỏi tại Sở Tài nguyên – Môi trường và Chi cục Hải quan địa phương không nhận biết được một số loài là sinh vật ngoại lai xâm hại.
Trước thực tế trên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Văn Khương cho rằng: “Đã có nhiều văn bản quy định về sinh vật ngoại lai, nhưng dường như việc nhận diện và xử lý chúng, đối với các cơ quan chức năng còn hạn chế. Nếu thực tế này không được khắc phục, thì sinh vật ngoại lai không ngừng phát sinh và sẽ gây ra những hậu quả nặng nề”.
Tăng cường quản lý sinh vật ngoại lai
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện đã có 20 loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại xuất hiện ở nước ta, gây tác động lên tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, nhất là gây thiệt hại cho trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản.
Các chuyên gia đều cho rằng, cần chú trọng đến các biện pháp tăng cường năng lực quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại như phân loại giám định, phát hiện sớm sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai, đồng thời nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và cộng đồng dân cư về các loài sinh vật này.
Hùng Anh
Theo ANTD
Không chốt được đền bù GPMB, dự án nằm im
Hà Nội đã và đang đầu tư nhiều dự án nông nghiệp để có những nông sản sạch, song đến nay, vẫn chưa dự án nào ra đầu ra đũa. Từ dự án hoa công nghệ cao Tây Tựu đến đề án sản xuất rau an toàn, đặc biệt, dự án sản xuất rau an toàn tại Đan Phượng với diện tích lên tới 76ha. Tất cả đến nay, vẫn chỉ nằm trên giấy dù đã qua cả gần chục năm.
Công viên hoa Tây Tựu đã gần 10 năm chưa thành hình. Ảnh: PHÚ KHÁNH
Công viên hoa gần 10 năm chưa thấy
Trước tiên, phải kể đến dự án công viên hoa chất lượng cao Tây Tựu. Vào năm 2004, UBND TP đã phê duyệt dự án khu trồng hoa chất lượng cao với diện tích khoảng hơn 500ha nằm trên địa bàn xã Tây Tựu và Liên Mạc (Từ Liêm). Đặc biệt, dự án dành ra 10ha để thực hiện phần quan trọng nhất, được coi là điểm nhấn để nâng tầm cho cả vùng hoa, biến Tây Tựu trở thành "công viên hoa" giữa lòng thành phố, là tiểu dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và bảo quản hoa. Tiểu dự án này do Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Hadico) là chủ đầu tư. Mục tiêu của tiểu dự án nhằm hình thành khu công nghệ cao để sản xuất hơn 50 triệu cây hoa giống với công nghệ tiên tiến từ quy trình trồng đến thu hoạch và bảo quản. Bên cạnh đó, dự án còn thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ cho cả vùng hoa về cây giống, kỹ thuật, đào tạo nghề và xúc tiến tiêu thụ. Dự án được chọn là dự án quan trọng, kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, dự án đã lỡ hẹn Đại lễ. Đến nay, dịp kỷ niệm Đại lễ đã qua 3 năm, nhưng công viên hoa vẫn chưa thể hoàn thành.
Ông Phan Minh Nguyệt, Tổng Giám đốc Hadico cho biết, đến nay vẫn còn khoảng 1ha diện tích đất thu hồi của các hộ dân chưa thể giải phóng mặt bằng. Hơn nữa, mặc dù ban đầu khi phê duyệt có quy định, công ty sẽ được vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển TP nhưng đã qua ngần ấy năm, công ty nhiều lần đệ đơn vay vốn song không được duyệt. Về chậm trễ GPMB, theo ông Lê Văn Việt, Chủ tịch UBND xã Tây Tựu là do sự ra đời của các chính sách về giá đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư điều chỉnh trong những thời điểm giao nhau. Bởi vậy, đã tạo ra sự không đồng nhất trong mức đền bù cho người nông dân bị thu hồi, dù trên cùng 1 dự án, 1 chủ đầu tư... nhưng lại có những mức chênh lệch khác nhau.
Dự án rau an toàn nằm chờ
Dự án sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ rau an toàn tập trung tại Đan Phượng với diện tích hơn 776ha thuộc 3 xã Phương Đình, Đồng Tháp, Song Phượng chính thức được phê duyệt vào tháng 8-2012. Tổng mức đầu tư của dự án là 47,4 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án 2013-2014. Mục tiêu dự án hướng tới tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật và quy trình công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, đồng bộ trong sản xuất, bảo quản, tiêu thụ rau sạch, hình thành vùng sản xuất rau an toàn tập trung, cung cấp khoảng 6.000 tấn rau quả an toàn/năm cho nhu cầu tiêu dùng của Thủ đô và xã hội. Trong đó, sản lượng rau là 200 tấn/năm, sản lượng củ quả là 3.600 tấn/năm, sản lượng rau ăn lá 1.200 tấn/năm. Dự án sẽ đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ quá trình sản xuất của nông dân hiện nay trên địa bàn triển khai dự án. Dự án được giao cho Hadico thực hiện.
Tuy nhiên, đến nay đã hơn một năm nhưng gần như dự án chưa triển khai được hạng mục nào. Sau nhiều mô hình sản xuất rau an toàn thất bại, người tiêu dùng không khỏi nghi ngờ về một dự án sản xuất rau an toàn lớn tại Đan Phượng cũng theo vết xe đổ.
Lý giải về sự chậm trễ ở dự án này, ông Phan Minh Nguyệt cho rằng, chủ yếu sự chậm trễ cho việc thay đổi cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, dự án cần thu hồi khoảng 5.000m2 đất làm nhà sơ chế, và thu hồi diện tích đất để làm đường nội đồng. Song đến nay, những đề xuất này vẫn chưa được phê duyệt. Vào tháng 1-2013, Sở TN-MT Hà Nội có văn bản đề nghị Công ty tự thỏa thuận với người dân. Nhưng lãnh đạo Hadico cho rằng, việc thỏa thuận về việc thu hồi đất với người dân là rất khó khăn, vì dự án sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ rau an toàn Đan Phượng là dự án được thành phố hỗ trợ vốn đầu tư GPMB và hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào. Hơn nữa, sau khi thuê đất, Công ty phối hợp với UBND xã Song Phượng, UBND huyện Đan Phượng tiến hành dồn điền đổi thửa để sản xuất. Tuy nhiên, công tác dồn điền đổi thửa vẫn không thực hiện được do người dân có ruộng trong khu vực dự án đã không phối hợp để đổi thửa và chính quyền địa phương cũng chưa quyết liệt trong vấn đề này.
Trả lời về tiến độ của dự án rau an toàn tại Đan Phượng liệu có chậm như dự án hoa Tây Tựu, ông Phan Minh Nguyệt cũng phải nhìn nhận, bản thân Công ty Hadico là chủ đầu tư thực hiện nhưng cũng không dám khẳng định, dự án bao giờ cán đích.
Tuyết Nhung
Theo ANTD
Hà Nội: Sở Tài nguyên Môi trường "vô cảm" với nỗi đau tột cùng mang tên sổ đỏ Số phận của 19 hộ dân tổ 14 thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm đã bị đưa đẩy qua lại nhiều Sở, ban, ngành của TP. Hà Nội. Tuy nhiên, cho đến nay quyền lợi công dân chưa được giải quyết, người dân vẫn phải sống trong những căn nhà chỉ trực đổ. Nói về "nỗi đau mang tên sổ đỏ" ở...