Lúng túng trong xử lý, chấn chỉnh dịch vụ vận tải Uber
Dịch vụ vận tải Uber dù chỉ mới xuất hiện tại TP Hồ Chí Minh nhưng đã thu hút được rất nhiều người tham gia cung cấp. Dù được nhận định, các điều kiện hoạt động vận tải của loại dịch vụ này không phù hợp với quy định về kinh doanh vận tải công cộng, song đến nay, việc xử lý, chấn chỉnh vẫn là bài toán hóc búa với các cơ quan chức năng.
Thanh tra Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh kiểm tra hành chính đối với một lái xe tham gia dịch vụ Uber tại quận 1.
Ồ ạt “tuyển quân”
Từ khi dịch vụ Uber hoạt động tại TP Hồ Chí Minh (cuối năm 2014), nhận thấy đây là loại hình kinh doanh chưa phù hợp quy định về vận tải hành khách công cộng của Việt Nam, cộng với việc Hiệp hội Ta-xi TP Hồ Chí Minh liên tục có kiến nghị cho rằng Uber hoạt động vận tải trái quy định nên các cơ quan chức năng của thành phố đã nhiều lần ra quân thanh tra, xử lý các cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ này. Theo kết quả thanh tra chín doanh nghiệp (DN) vận tải trên địa bàn thành phố cho thấy, đa số các DN đều không chấp hành đầy đủ các quy định và điều kiện về kinh doanh vận tải bằng ô-tô theo Nghị định 86 của Chính phủ. Nhiều lái xe khi được hỏi về các giấy tờ liên quan đến vận chuyển hành khách công cộng đều “loanh quanh” từ chối hoặc chấp nhận ký vào biên bản vi phạm hành chính để nộp phạt. Trong khi đó, nhiều DN khi được kiểm tra cũng không xuất trình được danh sách, số lượng phương tiện tham gia kinh doanh vận tải. Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc đang có rất nhiều DN, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ Uber là do lợi nhuận cao của dịch vụ này, với tỷ lệ ăn chia 20% là của Uber và 80% cho đối tác của Uber (DN, lái xe trực tiếp cung cấp dịch vụ).
Thời gian gần đây, nhằm “tuyển quân” tham gia cung cấp dịch vụ, Uber đã bỏ kinh phí tổ chức các hội nghị để quảng bá, tung ra nhiều chính sách thu hút người tham gia. Trong đó, họ đưa ra nhiều ưu đãi lợi nhuận khiến người tham gia thật khó mà “cưỡng” lại. Bên lề một hội nghị, đại diện của Uber giải thích về những lợi ích của dịch vụ này, đặc biệt còn nhấn mạnh, nếu bị cơ quan chức năng xử phạt, Uber sẵn sàng đứng ra nộp phạt thay cho chủ xe.
Tại buổi làm việc với Sở Giao thông vận tải (GTVT) thành phố Hồ Chí Minh mới đây, đại diện Công ty Uber khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết: Đơn vị không phải là công ty vận tải mà là công ty chuyên cung cấp dịch vụ công nghệ. Hiện nay, ngoài công ty chính hoạt động ở Hoa Kỳ, ở các khu vực đều có các công ty mẹ phụ trách. Cụ thể, Công ty Uber Hà Lan chuyên cung cấp phần mềm vận tải cho các đơn vị kinh doanh vận tải ở Việt Nam dưới dạng hợp đồng; trong đó, cơ sở để đơn vị cung cấp dịch vụ cho các DN vận tải này là các đơn vị kinh doanh vận tải được cấp phép kinh doanh và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Riêng với Công ty Uber Việt Nam, chỉ mới được UBND thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép hoạt động sáu tháng nay, với hai lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ tư vấn quản lý và dịch vụ tư vấn nghiên cứu thị trường. Cho nên, Công ty Uber Việt Nam không có chức năng ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ với bất cứ DN kinh doanh vận tải nào ở Việt Nam mà chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ hệ thống phần mềm. Nói là thế, nhưng qua thực tế khảo sát của chúng tôi tại một số DN vận tải cho thấy, các hoạt động dịch vụ do Uber Việt Nam phối hợp với các DN vận tải đều được quản lý bởi Uber, thậm chí, các đơn vị vận tải này còn “vô tình” quảng cáo cho thương hiệu Uber một cách thường xuyên và tích cực.
Gian nan giải “bài toán Uber”
Qua đợt thanh tra mới đây, Sở GTVT thành phố Hồ Chí Minh đã nhận định: Hoạt động Uber trên địa bàn thành phố có nhiều nội dung không đúng quy định, thậm chí còn tìm cách đối phó, “lách luật”. Theo Thanh tra GTVT thành phố, việc kiểm tra, xử phạt của các lực lượng hiện cũng đang gặp khó vì việc phát hiện các cá nhân, tập thể tham gia cung cấp dịch vụ này không phải lúc nào cũng thuận lợi. Các mức xử phạt hiện cũng chỉ mới dừng lại ở việc lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, còn chế tài liên quan đến vận tải hành khách công cộng chưa có hướng dẫn cụ thể nên rất khó thực hiện.
Thậm chí, ngay cả các DN bị tước giấy phép kinh doanh vận tải vẫn “qua mặt” cơ quan chức năng, bắt tay hợp tác với Uber để hoạt động. Đơn cử, Công ty TNHH Đầu tư thương mại vận chuyển và Du lịch Minh Hải, dù bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải (tháng 12-2014) nhưng trong tháng 1-2015 vừa qua, Thanh tra GTVT thành phố Hồ Chí Minh vẫn phát hiện đơn vị này hoạt động ngành nghề vận tải. Đó là chưa kể đến trong quá trình hợp tác với cá nhân, DN vận tải tại thành phố, các điều khoản tham gia, sử dụng đều “đẩy” về phía đối tác, và liên quan đến luật thì Uber lại “thòng” điều khoản: Các điều khoản được điều chỉnh và hiểu theo luật pháp của Hà Lan (Dịch vụ Uber có trụ sở đặt tại Hà Lan). Nếu trong trường hợp xảy ra khiếu kiện, dễ nhận thấy khoảng cách về địa lý sẽ là một trở ngại không nhỏ với các bên liên quan tại Việt Nam.
Việc dịch vụ Uber đang xuất hiện với mật độ ngày càng lớn tại TP Hồ Chí Minh đã khiến cho các đơn vị hoạt động dịch vụ ta-xi truyền thống có lý do để lo lắng về thị phần hoạt động. Tuy nhiên, đến nay các cơ quan chức năng vẫn đang lúng túng trong cách giải quyết vì thiếu quy định chặt chẽ và chế tài thực hiện. Trong các văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng, Hiệp hội Ta-xi TP Hồ Chí Minh trước sau đều khẳng định: Bộ GTVT cần chấm dứt hoạt động của ta-xi Uber tại Việt Nam cho đến khi công ty này chấp hành đúng quy định của pháp luật. Trước đó, Bộ GTVT đã có chỉ đạo làm rõ tính pháp lý của loại hình ta-xi Uber, yêu cầu xe hoạt động trong mạng lưới này phải bảo đảm quy định vận tải hành khách nhưng thực tế diễn ra lại trái ngược với những chỉ đạo nêu trên. Nhiều ý kiến khác cho rằng, Công ty Uber Việt Nam được cấp phép hoạt động ngành nghề tư vấn quản lý và nghiên cứu thị trường nhưng lại đang có một hoạt động ngoài ngành nên cơ quan chức năng cần có những biện pháp cứng rắn, mạnh mẽ hơn để chấn chỉnh. Ngoài ra, cũng có kiến nghị tạm giữ phương tiện 1 – 2 tháng đối với những phương tiện sử dụng phần mềm Uber nhưng không tuân thủ quy định về kinh doanh vận tải.
Video đang HOT
Rõ ràng, với việc xu hướng ứng dụng công nghệ ngày một mạnh mẽ vào đời sống như hiện nay thì sự xuất hiện của dịch vụ Uber cũng không có gì phải ngạc nhiên. Luật định trong trường hợp này đã đi sau thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, để giải bài toán này, các cơ quan chức năng cần có những giải pháp linh hoạt, phù hợp để giải quyết hài hòa vấn đề đang gây tranh cãi. Việc xây dựng quy định pháp lý chặt chẽ, linh hoạt không những giải quyết vấn đề một cách dễ dàng mà còn tạo tiền đề cho việc giải quyết những vấn đề khác có thể xuất hiện sau này, bởi trong bối cảnh thế giới phẳng hiện nay, những dịch vụ, phương thức kinh doanh kiểu “cũ người mới ta” sẽ xuất hiện ở Việt Nam là điều tất yếu. Nếu chuẩn bị tốt, các quy định pháp lý cũng như hoạt động của DN trong nước sẽ không bị động, lúng túng như trường hợp Uber thời gian qua.
Uber phải tuân thủ luật pháp Việt Nam
Chính phủ Việt Nam và UBND thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn ủng hộ DN nước ngoài đến đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, nhưng phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và những gì mà Việt Nam ký kết với các tổ chức thế giới. Tuy nhiên, thời gian qua, một số đối tác hoạt động kinh doanh vận tải bằng hệ thống phần mềm của Uber không gắn phù hiệu, lô-gô,… theo quy định nên phía Uber Hà Lan phải tìm hiểu kỹ và chỉ ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với các DN kinh doanh vận tải có đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô-tô theo đúng quy định, nếu sai phía Uber phải chịu trách nhiệm.
LÊ HOÀNG MINH
Phó Giám đốc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh
Hoạt động của Uber thiếu minh bạch
Uber tại Việt Nam được cấp phép hoạt động với hai ngành nghề là tư vấn quản lý và nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên, thực tế Uber đang điều hành mạng lưới vận tải với hàng nghìn lái xe tại TP Hồ Chí Minh. Thậm chí, nói là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ công nghệ, nhưng Uber lại giữ 20% lợi nhuận theo tỷ lệ ăn chia với lái xe. Mỗi khi cơ quan chức năng thanh tra, toàn bộ mạng Uber ngừng hoạt động. Như thế không thể gọi là minh bạch, phù hợp với quy định của luật pháp được. Việc không minh bạch đó không những tác động tiêu cực đến các DN vận tải trong nước mà còn cho thấy những kẽ hở của luật pháp, để các tổ chức, cá nhân lợi dụng để lách luật.
TẠ LONG HỶ
Chủ tịch Hiệp hội Ta-xi TP Hồ Chí Minh
Dịch vụ Uber khá tiện dụng
Gần đây, tôi thường xuyên sử dụng ứng dụng của điện thoại thông minh để gọi dịch vụ đi xe Uber thay vì gọi điện hay bắt ta-xi dọc đường như trước đây. Điều khiến người tiêu dùng thấy tiện lợi là việc gọi xe khá dễ dàng, nhanh chóng, thanh toán cũng thuận lợi. Với trào lưu ứng dụng công nghệ số phát triển như vũ bão hiện nay, những dịch vụ công nghệ ra đời đáp ứng nhu cầu cũng là điều dễ hiểu.
LÊ TIẾN DŨNG
(Phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh)
Bài, ảnh: XUÂN PHÚ
Theo_Báo Nhân Dân
Xót xa những thi thể không còn nguyên vẹn dưới đống đổ nát
Bị cả khối giàn giáo khổng lồ sập đè lên, thi thể 13 trong số 14 nạn nhân tử vong biến dạng. Chứng kiến cảnh đau xót ấy, những người tham gia cứu hộ không ai cầm được nước mắt.
Thông tin mới nhất mà PV Dân trí cập nhật được từ cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh, đến thời điểm này có 14 nạn nhân thiệt mạng và 28 người bị thương nặng trong vụ sập giàn giáo đúc hầm dìm bê tông tại công trường Formosa.
Ngoài ra, số nạn nhân có thể chưa dừng lại bởi theo nhận định nhiều khả năng dưới đống sắt thép đổ nát chưa được thu dọn vẫn còn nạn nhân bị mắc kẹt hoặc bị vùi lấp.
Các địa phương có số nạn nhân tử nạn và bị thương nhiều nhất trong vụ sập giàn giáo kinh hoàng này là tỉnh Quảng Bình với 7 người chết, 11 người bị thương; tiếp đến là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thanh Hóa...
Đau đớn khi chứng kiến hình ảnh các nạn nhân, những công nhân mới ngày hôm trước còn căng mình trên công trường giúp đơn vị hoàn thành tiến độ, nay bị đống sắt thép to lớn sụp đổ, vùi lấp. Khi các lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường, việc tiếp cận thi thể các nạn nhân là rất khó khăn. Thi thể các công nhân xấu số cũng biến dạng.
Nhiều chiến sỹ công an, biên phòng từng tham gia cứu nạn nhân trong các vụ thiên tai, lũ lụt, tai nạn đau đớn nói với phóng viên, đây là lần đầu tiên họ trải qua những giây phút đau lòng trong khi làm nhiệm vụ. Lần lượt, lần lượt họ đưa thật nhanh thi thể các nạn nhân từ đống đổ nát ra bên ngoài để pháp y nhận dạng, khám nghiệm tử thi.
Một thi thể nạn nhân được lượng cứu hộ đưa ra khỏi hiện trường đống đổ nát
Nhiều y bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa Kỳ Anh đã không ngủ, căng mình để cấp cứu nạn nhân. Họ đã làm tất cả có thể để cứu lấy mạng sống của bệnh nhân dù chỉ còn rất ít phần trăm hi vọng.
Nhận được tin con trai Trần Công Minh(SN 1995) tử nạn, bà Ngọc quê từ Quảng Trạch, Quảng Bình vẫn chưa tin là sự thật. Trên đường ra Hà Tĩnh bà vẫn hi vọng con trai vẫn còn cơ may sống sót...
... để rồi chết lặng khi nhận hình hài con!
Minh Đức - Sinh Hiệp
Theo Dantri
Uber "tung chiêu" cước phí rẻ hơn xe buýt: Taxi Hà Nội nói gì? Đại diện Uber Việt Nam mới đây đã thông tin rằng, năm 2015 hướng phát triển của Uber là áp dụng dịch vụ UberPool nhằm giảm cước phí đối với khách hàng xuống thấp hơn xe buýt. Ảnh minh họa. Với những gì Uber đã làm trong thời gian gia nhập thị trường Việt Nam đã khiến các hãng taxi truyền thống lo...