Lửng mật nằm “thẳng cẳng” sau trận chiến rắn kịch độc nhưng mọi chuyện vẫn chưa kết thúc
Con lửng mật đã có màn tử chiến kịch liệt với một loài rắn cực độc, liệu nó có sống sót được hay không?
Ảnh: Cắt từ video trong bài
Một con lửng mật đang lang thang kiếm ăn trong đêm thì đụng độ phải một con rắn phì châu Phi (Bitis arietans) cực độc, tuy vậy đây lại chính là con mồi mà nó tìm kiếm, liệu may mắn có đứng về phía con lửng trong cuộc chiến sống còn sau đó.
Lửng mật đụng độ rắn phì châu Phi. Nguồn: Cắt từ video trong bài
Rắn phì châu Phi là loài rắn sở hữu nọc độc cực mạnh và là nguyên nhân gây ra phần lớn các vụ rắn cắn gây chết người ở châu Phi nên còn được mệnh danh là “cỗ quan tài sống”. Nhưng đứng trước khắc tinh là lửng mật thì đó lại là một chuyện khác.
Con lửng đã hạ sát và nhai ngấu nghiến cả đầu của con rắn, mặc dù vậy chỉ ngay sau đó nó đã lăn đùng ra đất vì nọc độc bắt đầu ngấm từ vết cắn trong trận chiến lúc trước. Bất ngờ là 2 tiếng sau, lửng mật tỉnh dậy và tiếp tục ăn thịt con rắn mà nó đã hạ gục được.
Rắn độc bị lửng mật diết chết. Nguồn: Nationalgeographic
Nguồn: Nationalgeographic
Theo Helino
Được làm vì người nghèo, cuối cùng thứ này chỉ người giàu mới dám mua
Bệnh nhân tiểu đường cần insulin để sống sót. Do giá tăng mạnh, nhiều bệnh nhân tiểu đường đang phải vật lộn để mua thuốc cứu chữa mạng sống của họ.
Nhiều người ở Hoa Kỳ không thể mua được insulin do giá trung bình cho một lọ insulin là khoảng 285 USD (hơn 6,6 triệu VND). Hầu hết bệnh nhân tiểu đường cần hai đến bốn lọ mỗi tháng. Vấn đề là, giá insulin luôn luôn ở mức rất cao và không dễ dàng mua được.
Không có insulin, một loại hormone thiết yếu điều chỉnh lượng đường trong máu, cơ thể bạn không thể điều chỉnh lượng glucose đi vào tế bào và các tế bào của bạn sẽ "chết đói". Các nhà nghiên cứu y tế, người đã cấp bằng sáng chế cho phát minh vào năm 1923, vốn mong muốn insulin có giá cả phải chăng cho cả những người nghèo nhất mắc bệnh tiểu đường. Nhưng thực tế thì không hề như vậy.
Năm 1923, nhà vật lý và sinh lý học Frederick Banting đã khám phá ra "vị cứu tinh" cho căn bệnh tiểu đường - insulin ngày nay - nhưng ông từ chối dùng tên mình đặt cho phát minh vì Frederick không muốn kiếm tiền từ sản phẩm liên quan tới tính mạng của con người.
Hai đồng nghiệp của ông, James Collip và Charles Best, cùng nhau đi đến thống nhất bán toàn bộ nghiên cứu cho Đại học Toronto với giá 1 USD (23.000 VND) với mong muốn tất cả bệnh nhân đều có thể mua được sản phẩm.
Gần đây nhất là khoảng 15 năm trước, Insulin vẫn còn là một loại thuốc cũ nhưng mức giá khi đó đã tăng một cách chóng mặt. Khi một loại thuốc đã có mặt trên thị trường đủ thời gian, bằng sáng chế của nó sẽ hết hạn, chấm dứt sự thống trị trên thị trường và mở ra cơ hội cạnh tranh chung. Điều này vốn là hy vọng duy nhất giúp đẩy mức giá đi xuống.
Nhưng những gì xảy ra với insulin thực sự đi ngược lại những kỳ vọng của chúng ta khi loại thuốc cũ này đang trở nên ngày một đắt đỏ. Hiện nay chỉ có ba công ty sản xuất insulin và tất cả thương hiệu dường như liên tục "bắt tay" nhau tăng giá, với tốc độ và bước giá cực kỳ giống nhau, dù các nhà sản xuất đã nói rằng họ đặt giá độc lập.
Insulin đã tăng đều đặn từ 4,34 USD/ mililit (mL) vào năm 2002 lên 12,92 USD/ mL vào năm 2013. Mức giá trên buộc các bệnh nhân tiểu đường phải chi trung bình 5.705 USD (hơn 130 triệu VND) mỗi năm cho Insulin, tăng gấp đôi so với 2.841 USD vào năm 2012.
Vậy những mức giá tăng vọt này được xác định như thế nào? Không có giới hạn về mức giá có thể được đặt ra cho các loại thuốc và họ không phải tiết lộ cách họ đặt giá. Thể chế hiện tại hoàn toàn không giới hạn mức giá, kể cả giá trần hay giá sàn của một sản phẩm thuốc bất kỳ, các hãng dược phẩm cũng không cần chứng minh cấu thành giá của mình có hợp lý hay không.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ là cơ quan quyền lực nhất trong bộ máy chính phủ Mỹ về vấn đề y dược, nhưng FDA cũng chỉ có thể quản lý về mặt phân phối, bảo hộ, bản quyền... chứ không được can thiệp vào giá của doanh nghiệp.
Medicare - Cơ quan chính phủ Mỹ chuyên cung cấp dịch vụ sức khỏe cho người dân trên 65 tuổi, thậm chí còn bị cấm "thương lượng giá cả" với các hãng dược đang kinh doanh. Môi trường "không kiểm soát" này khiến không chỉ giá của Insulin gia tăng liên tục trong những năm qua.
Theo Eva
Người sáng lập Huawei: Công ty đang đối mặt với thời khắc sinh tử Ông Nhậm Chính Phi yêu cầu nhân viên tích cực làm việc hướng tới các mục tiêu bán hàng khi công ty tiến vào 'chế độ chiến đấu' để tồn tại qua cuộc khủng hoảng hiện nay. Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi cho biết hãng này sẽ đầu tư nhiều hơn cho thiết bị sản xuất trong năm nay để đảm...