Lung linh mà không lòe loẹt
Màu sắc có sức mạnh điều khiển cảm xúc, hành vi và quyết định của con người.
Trong cuốn sách triệu bản “Đời thay đổi khi ta thay đồ”, tác giả George Brescia viết: “Không có một nguyên tắc mì ăn liền nào cho việc sử dụng màu sắc. Màu sắc là chiêu trò của ánh sáng, nó thay đổi liên tục, chuyển đổi hình dáng dựa trên môi trường mà nó được nhìn thấy và những sắc độ nó xuất hiện kề bên”.
Để rực rỡ hóa tủ quần áo cũng như làm cho cuộc sống của bạn tưng bừng hơn, lung linh mà không lòe loẹt, hãy bỏ túi một số nguyên tắc sau.
Bắt đầu từ cú bật màu nhỏ
Nếu bạn e dè với việc mặc các tông màu nổi bật thì hãy bắt đầu với những món phụ kiện. Hãy luôn có trong tủ quần áo của mình một hoặc hai đôi giày, túi xách đỏ, xanh cobalt, vàng mù tạt.
Đừng quên những chiếc khăn lụa rực rỡ không chỉ có chức năng làm đẹp mà còn che chắn và giữ ấm cho cơ thể trước những cơn mưa giông bất chợt của mùa hè. Đây là những món phụ kiện sắc màu có khả năng trở thành “phím tắt” vô cùng tiện lợi và hiệu quả để làm sống động thêm bộ trang phục căn bản, đơn sắc. Đây cũng là bước đi an toàn cho những người muốn thử nghiệm với màu sắc.
Phối trang phục dựa trên “bánh xe màu”
Nếu bạn có cá tính mạnh và không ngại thử nghiệm, hãy “lắng nghe trái tim”, thoải mái chơi đùa với màu sắc. Có một nguyên tắc cổ điển trong việc ăn mặc là đừng bao giờ có quá ba màu trên một bộ trang phục, nhưng nếu bạn yêu thích việc phá vỡ những nguyên tắc và thích sáng tạo thì không cần phải lăn tăn. Nếu bạn sợ… sai, có một số nguyên tắc kết hợp màu cơ bản để bạn tham khảo.
Hãy tra cứu từ khóa “color wheel” (bánh xe màu) trên Google. Trên bánh xe màu này, những cặp màu có thể phối với nhau gồm:
Những màu sắc liền kề nhau (analogous): có thể đi chung với nhau. Đây là những tông màu giống nhau chỉ khác về sắc độ, hoặc hai tông nóng – lạnh liền kề sẽ phối với nhau rất hay, như tím – đỏ, xanh lá – xanh da trời.
Cặp màu bổ sung (complementary colors): là hai màu đối nhau trên vòng tròn màu, như tím violet – vàng, da cam – xanh da trời, đỏ cam – xanh lam (blue green), đỏ – xanh lá…
Video đang HOT
Màu ba ngôi (triadic): nếu bạn muốn có ba màu trên một bộ trang phục mà một trong số đó không phải là trắng hoặc đen thì ba màu đó nên nằm trong bộ ba ngôi triadic trên bánh xe màu. Màu thuộc bộ ba ngôi là ba màu có khoảng cách đều nhau mà chúng tạo nên một tam giác cân. Nhưng nhớ chọn một màu chủ đạo làm nền, chiếm ưu thế trong toàn bộ trang phục, hai màu còn lại sẽ như điểm nhấn và nên có sự lặp lại của một hoặc hai màu trong bộ ba ngôi để tránh tình trạng ba màu phân bổ đều đặn, sẽ mất đẹp.
Với trang phục có họa tiết
Để tránh gây nhức mắt, hãy chọn các món phụ kiện đi cùng có màu sắc trùng với màu của họa tiết trên trang phục. Ngoài ra, hãy phối màu sắc của phụ kiện và họa tiết trang phục theo nguyên tắc của “bánh xe màu”.
Khi mua phụ kiện họa tiết, bạn không nên chỉ mua vì thích mà cần cân nhắc xem màu sắc của họa tiết đó sẽ phối được với món đồ nào bạn đã có sẵn. Đây là bí quyết xây dựng tủ đồ thông minh và phong cách.
Theo phunuonline.com
Thanh bảo kiếm giúp chủ nhân thống nhất châu Âu
Bảo kiếm của hoàng gia này là một trong những vũ khí huyền thoại nổi tiếng nhất lịch sử thế giới, thường xuất hiện trong lễ đăng quang của các vị vua Pháp.
Bảo kiếm Joyeuse dài 105cm, phần lưỡi dài 82,8cm, rộng 4,5cm, dày 2,2cm và nặng 1,6kg.
Theo Ancient Origins, Joyeuse ngày nay được đặt tại bảo tàng Louvre là một trong những thanh kiếm nổi tiếng nhất lịch sử. Nó gắn liền với Charlemagne, vị vua vĩ đại của người Frank.
Theo các nhà sử học, bảo kiếm Joyeuse là vũ khí huyền thoại giúp Charlemagne Đại đế (742-814), chinh phạt châu Âu, hợp nhất Tây và Trung Âu thời Trung Cổ. Kể từ khi Đế chế Đông La Mã sụp đổ, châu Âu bị chia rẽ thành nhiều thế lực khác nhau cho đến khi Charlemagne xuất hiện.
Tương truyền rằng, thanh kiếm này sáng loáng đến mức làm lóa mắt kẻ thù trên chiến trường. Người cầm kiếm cũng miễn nhiễm với các loại độc tố.
Trải qua hàng trăm năm, thanh kiếm này được sử dụng trong lễ đăng quang của các vị vua Pháp.
Thanh kiếm thống nhất châu Âu
Câu chuyện bắt đầu khi thanh kiếm Joyeuse (nghĩa là vui vẻ) được Galas, một người rèn kiếm nổi tiếng đúc nên trong khoảng thế kỷ thứ 8. Thanh kiếm mất 3 năm để hoàn thành, mang đặc trưng của kiếm bản to ở châu Âu, với đặc điểm rộng, phẳng và thuôn nhọn.
Khi đang trở về từ Tây Ban Nha, hoàng đế Charlemagne đã dựng trại ở nơi thanh kiếm Joyeuse được chế tác và lấy được nó.
Kể từ khi rơi vào tay Charlemagne, Joyeuse nhanh chóng nổi danh và được biết đến như là "thanh kiếm chinh phục châu Âu". Thanh kiếm Joyeuse được coi là công cụ đắc lực giúp Charlemagne hợp nhất Tây Âu vào thế kỷ thứ 9 và định hình lịch sử châu Âu thời Trung Cổ.
Charlemagne là người thay đổi lịch sử châu Âu thời Trung Cổ.
Vào thế kỷ 11, "Trường ca Roland" - thiên sử thi dựa trên Trận đánh Roncevaux năm 778, đã mô tả lại cảnh Charlemagne cưỡi ngựa vào trận chiến với thanh kiếm Joyeuse.
"Charlemagne mặc bộ giáp với áo choàng trắng mịn, chiếc mũ sắt nạm đá vàng và thanh kiếm Joyeuse. Không bao giờ có một thanh kiếm tương xứng với nó, màu sắc của bảo kiếm thay đổi 30 lần/ngày".
Trong trận chiến Roncevaux Pass vào năm 778, Charlemagne được cho là đã đánh mất thanh kiếm Joyeuse huyền thoại. May mắn là một trong những binh sĩ dưới quyền của ông đã tìm thấy và mang nó trở về.
Charlemagne ban thưởng một phần đất lớn cho người binh sĩ này và nói: "Nơi đây sẽ được xây dựng và người sẽ là chủ của nó. Hậu duệ của người sẽ được lấy tên theo thanh kiếm Joyeuse tuyệt vời".
Hoàng đế Charlemagne được cho là đã cắm thanh kiếm bất bại của mình xuống mặt đất để đánh dấu địa điểm. Đây có thể là nguồn gốc của thị trấn Joyeuse tại Ardèche của Pháp thời nay.
Trở thành bảo vật hoàng gia Pháp
Thanh kiếm Joyeuse hiện được trưng bày tại bảo tàng Louvre, Pháp.
Không ai biết chắc điều gì đã xảy ra với thanh kiếm Joyeuse sau khi Charlemagne băng hà vào năm 814. Nhưng sau đó khoảng 4 thế kỷ, vào năm 1270, thanh kiếm được sử dụng trong lễ đăng quang của vua Pháp Philip tại nhà thờ Reims và nhiều đời vua sau đó.
Thanh kiếm được lưu giữ trong tu viện ở Saint-Denis cho đến ít nhất là khoảng năm 1505. Đây là nơi chôn cất các vị vua Pháp sau khi qua đời.
Joyeuse một lần nữa tái xuất vào ngày 5.12.1793 trong sự kiện Cách mạng Pháp. Nó được vua Pháp Charles X sử dụng lần cuối để lên ngôi vào năm 1824, trước khi được chuyển tới tại bảo tàng Louvre cho đến ngày nay.
Thanh kiếm Joyeuse được lưu giữ tại bảo tàng đã được thêm một số bộ phận khác nhau trong nhiều thế kỷ. Phần núm chuôi kiếm được thêm vào từ thế kỷ 10 và 11, thanh ngang là nửa sau thế kỷ 12 và chuôi cầm được bổ sung vào từ thế kỷ 13.
Vua Louis XIV mang trên mình thanh kiếm Joyeuse.
Trước đó, chuôi kiếm Joyeuse từng có đường nét hoa Iris (Diên vĩ) nhưng đã được gỡ bỏ trong lễ đăng quang của Napoleon I vào năm 1804.
Thanh ngang của bảo kiếm này cũng rất nổi bật với hình hai con rồng có mắt bằng đá xanh, được chế tác thêm vào thế kỷ 12. Bao kiếm cũng được sửa đổi bằng cách được làm bằng nhung thêu hoa Diên vĩ tại lễ đăng quang của Charles X.
Hai bên num chuôi kiêm được trang trí theo kiểu Repoussé. Bao kiếm được làm bằng vàng và phủ lưới kim cương để trang trí.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, Joyeuse được coi là bảo kiếm thể hiện năng lực chế tác đáng nể của người xưa. Xuất hiện trong lễ đăng quang của các vị vua Pháp trong suốt hàng trăm năm, thanh kiếm đã trở thành biểu tượng của quyền lực và sự thống trị trong văn hóa Pháp.
Đây là thanh kiếm tuyệt đẹp và nó đứng đầu trong số những thanh kiếm được sao chép bất hợp pháp nhất trong lịch sử.
Theo Danviet
Bí ẩn những hành vi thú vị của con người mà không ai phát hiện ra Vì sao người ta lại hôn nhau, bị đỏ mặt hay ngoáy mũi? Hay chuyện mọc lông ở những chỗ kín trên cơ thể. Có những bí ẩn thú vị mà ít người biết. Vì sao người ta lại hôn nhau, bị đỏ mặt hay ngoáy mũi? Hay chuyện mọc lông ở những chỗ kín trên cơ thể. Có những bí ẩn thú...