Lung linh lễ hội Cố đô Hoa Lư
Đúng 20h15′ tối ngày 17/4 (tức ngày 8/3 âm lịch), tiếng trống khai hội lễ hội Cố đô Hoa Lư vang lên. Lễ hội diễn ra với nhiều tiết mục đặc sắc, đặc biêt là lễ thả đèn hoa đăng thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương.
Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư là một hoạt động thường niên, được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là dịp nhằm ôn lại truyền thống dựng nước và giữ nước hào hùng của cha ông ta, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Trước lễ khai hội là là lễ rước nước từ sông Hoàng Long về đền vua Đinh Tiên Hoàng với ý nguyện cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà ấm no. Sau khi tổ chức các hoạt động lễ hội như: đua thuyền, cờ người, chọi gà, đấu vật…
Đúng 14h chiều ngày 17/4, sư thầy Thích Thanh Phương, Phó ban trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình, cùng với các tăng ni, phật tử đã tiến hành Đại lễ cầu siêu và lễ hội hoa đăng “thành kính tri ân chư vị Hoàng đế – chư vị tiền bối hữu công – chư vị quan văn võ – chiến sỹ tử trận – anh hùng liệt sỹ”. Nghi lễ này thể hiện lòng hiếu kính hướng về cửu huyền thất tổ, tình yêu nước, sự tri ân hướng về các thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu để bảo vệ chủ quyền non sông. Đây cũng là sự thể hiện lòng trắc ẩn đối với vong linh những người đã hi sinh vì đất nước. Đại lễ cầu siêu bắt đầu từ 14h và kết thúc vào 23h tối cùng ngày.
Cùng với Đại lễ cầu siêu, tại đền vua Đinh Tiên Hoàng diễn ra phần “lễ vua” dâng rượu, dâng trầu…và trưng bày các cổ vật chuyên đề về “Kinh đô Hoa Lư”.
Vào 20h15′, tiếng trống khai hội vang lên trong tiếng hò reo của hàng vạn người. Theo ghi nhận của PV Dân trí, 19h tối ngày 17/4, dòng người từ khắp nơi đổ về mỗi lúc một đông chật cứng khuôn viên tổ chức lễ hội Cố đô Hoa Lư. Khu tập trung đông người nhất vẫn là khán đài nơi tổ chức lễ hội và khu vực Đại lễ cầu siêu và lễ hội hoa đăng.
Video đang HOT
Đại lễ cầu siêu và lễ hội hoa đăng tại Lễ hội Cố đô Hoa Lư.
Năm nay lễ hội Cố đô Hoa Lư sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 17 đến 19/4 (tức ngày 8 – 10/3 âm lịch).
Sư thầy Thích Thanh Phương, Phó ban trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình làm lễ cầu siêu.
Hàng nghìn người tham dự Đại lễ cầu siêu.
Hàng vạn người chen lấn xem khai hội.
Đèn hoa đăng thả rợp sông Sào Khê.
Theo Dantri
Hình ảnh Đức Nhiếp Chính vương Gyalwa Dokhampa ở Việt Nam
Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa đã tiếp một số đại diện của giới truyền thông và chia sẻ về một số chủ đề, trong đó có những trải nghiệm của Ngài trong chuyến bộ hành triều bái thánh địa Pad Yatra vừa qua, mối nhân duyên với Việt Nam...
Ngày 7/4/2013 Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa cùng Tăng đoàn truyền thừa Drukpa đến từ Ấn Độ và vương quốc Bhutan bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam kéo dài trong vòng 3 tuần. Đức Nhiếp Chính Vương đã tiếp một số đại diện của giới truyền thông và chia sẻ về một số chủ đề, trong đó có những trải nghiệm của Ngài trong chuyến bộ hành triều bái thánh địa Pad Yatra vừa qua, mục đích chuyến viếng thăm Việt Nam lần này của Ngài cũng như mối nhân duyên với Việt Nam, sứ mệnh của Ngài với Truyền thừa và một số lời khuyên cho giới trẻ...
Đức Nhiếp Chính vương đến thăm Đại Bảo tháp Tây Thiên (Tam Đảo - Vĩnh Phúc).
Nhiếp Chính vương đi thăm Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Tam Đảo - Vĩnh Phúc)
Đức Nhiếp Chính vương thăm chùa Phật Tích (Tiên Du - Bắc Ninh)
Các phật tử đang chờ đợi Nhiếp Chính vương trong buổi Đại lễ quán đỉnh cộng đồng cầu quốc thái dân an tại chùa Hoàng Long (Phú Thọ)
Các nhà sư trong lễ quán đỉnh tại chùa Hoàng Long.
Nghi thức của Nhiếp Chính vương và tăng đoàn trước khi hành lễ cầu siêu tại Đại Bảo tháp Tây Thiên.
Buổi lễ cầu siêu này đã thu hút hàng nghìn phật tử tới tham dự.
Đây là buổi lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ và nạn nhân thiên tai thảm họa.
Nghi thức huyền bí trong lễ Quán đỉnh cộng đồng cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Bảo Sơn (TP Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc).
Khi làm lễ phóng sinh tại chùa Hoàng Long, một chú chim bồ câu không chịu bay và cứ đậu mãi trên tay Ngài.
Đức Nhiếp Chính vương Gyalwa Dokhampa.
Các Lama trong tăng đoàn vừa là người thổi kèn, đọc kinh, múa, hát.
Các phật tử ngồi chật ních trong buổi lễ Quán đỉnh cộng đồng cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Trung Hậu (Mê Linh - Hà Nội).
Ngài đang hành lễ trong buổi lễ quán đỉnh.
Các Lama phát nước thiêng cho phật tử trong lễ quán đỉnh cộng đồng cầu quốc thái dân an.
Một kiểu đan tay rất đặc biệt của một Lama.
Một Lama đang đọc chú.
Đức Nhiếp Chính vương trong lễ quán đỉnh. Trong Kim Cương thừa có bốn quán đỉnh: Quán đỉnh bình, Quán đỉnh Trí tuệ, Quán đỉnh Bí mật và Quán đỉnh Ngữ, tương ứng với con đường quán tưởng, con đường hòa tan, con đường bí mật và con đường cảnh giới Đại thủ ấn. Các thứ lớp quán đỉnh nêu biểu cho sự tu tập nền tảng tới con đường và kết quả rốt ráo.
Theo Dantri
Tàu chiến săn ngầm Việt Nam: 50 năm vẫn chạy tốt! Ngoài chiến hạm Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, 6 siêu tàu ngầm tàng hình Kilo mà Nga sắp bàn giao, ít ai ngờ tàu chiến có tuổi đời trên 50 năm như lớp Petya 159 vẫn tạo uy lực trên biển. Các ụ pháo trên tàu chiến săn ngầm xoay tín theo mục tiêu cả trên không lẫn trên biển. Phóng viên...