Lung linh Hòn Yến
Hòn Yến – thuộc thôn Nhơn Hội, xã An Hòa (huyện Tuy An) là một quần thể gồm các hòn đảo nhỏ nằm gần bờ, các bãi cát, gành đá với muôn ngàn viên đá tròn lớn, nhỏ nằm xen kẽ với san hô.
Ngày biển cạn, nước biển lùi ra xa, lộ ra một bãi đá rộng có thể lội từ trong bờ ra tận Hòn Đụn và Hòn Yến.
Hòn Yến có hình chóp vung, được cấu tạo bởi các khối đá bazan hình trụ hoặc hình lục giác ghép liền nhau nhỏ dần từ dưới lên. Hòn Đụn có cấu tạo của một khối đá màu đỏ núi lửa. Sóng vỗ quanh năm đã khiến cho khối đá bị xâm thực nhiều chỗ, tạo nên những hang, những lõm có hình dáng độc đáo. Dưới chân Hòn Đụn, nước biển luồn sâu vào bên trong, chuyển động theo triều lên xuống tạo nên những âm thanh nghe óc ách, óc ách… Các loài hải sản quần tụ nơi đây rất đa dạng. Phong phú nhất là các loài san hô. Không cần phải lên thuyền hoặc lên tàu đáy kính, ngày biển cạn, du khách có thể đứng trên gành hoặc thỏa thích lội xuống nước ngắm san hô và thò tay bắt những chú cá con tung tăng lội trong những hốc nước nhỏ.
Đông đảo du khách đã tìm đến đây, nhất là vào những ngày đầu tháng và giữa tháng âm lịch khi thủy triều xuống. Lúc này cả một vùng san hô rộng lớn nổi bật lên trên mặt nước lung linh những màu sắc và hình dáng độc đáo.
Quần thể Hòn Yến gồm Hòn Yến, Hòn Đụn, Gành Yến với muôn ngàn hòn đá tròn lớn, nhỏ nối từ đất liền ra |
Video đang HOT |
Con sao biển màu xanh |
|
|
|
Các loại san hô đủ hình dáng, màu sắc có thể nhìn thấy dưới lớp nước mỏng |
|
Ngày biển cạn, du khách bơi thuyền thúng đi ngắm san hô |
|
Du khách đến Hòn Đụn |
Đảo Phú Quý, biển xanh như ngọc
Trước ngày lên tàu ra đảo Phú Quý, tôi có lúc chần chừ khi nghe những lời mô tả về chặng đường biển từ Phan Thiết dài trên 100 km với những con sóng bạc đầu cao 3 - 4 m như muốn phủ lên con tàu.
Ảnh: Đ.H |
Đảo Phú Quý chỉ có 3 xã Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh rộng khoảng 32 km2. Đảo được bao quanh bởi nhiều bãi cát vàng mềm mại, xen lẫn những doi đất, gành đá và những quãng rừng dương xanh tha thướt để ai cũng nhận ra vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng từ muôn thuở. Trước đây, đảo có nhiều tên gọi khác nhau, dưới triều Nguyễn là đảo Thuận Tĩnh, rồi đảo Cổ Long, Cù Lao Thu, Cù Lao Khoai Xứ... Từ thời Minh Mạng (1844), đặt tổng Phú Quý thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận.
Theo những di tích khảo cổ và truyền khẩu, cư dân thời kỳ đầu ở hòn đảo này có mặt cùng lúc với quá trình phát triển dân cư ở vùng biển của Bình Thuận. Đó là những nhóm dân lưu tán, lánh nạn từ biến động thời Trịnh - Nguyễn phân tranh giữa thế kỷ 18, một số người Hoa vùng duyên hải Phúc Kiến sau thất bại chống nhà Thanh theo làn sóng vượt biển về nam và những ngư dân gặp nạn, trôi dạt vào đây gặp vùng đất trù phú, hiền hòa rồi định cư lập nghiệp. Ngôi mộ Thầy Nại là người Hoa, tài giỏi về phong thủy, được dân đảo cho rằng có từ thế kỷ 16, với nhiều hiện tượng linh ứng, ngư dân tin vào sự phò trợ lúc hiểm nguy. Cũng có truyền thuyết về công chúa Bàn Tranh của vương triều Chămpa bị vua đày ra đảo, khi chết trở thành linh thần của người dân địa phương. Ngôi đền thờ Bàn Tranh hay cách gọi của người Việt là Bà Chúa Xứ xây dựng cuối thế kỷ 15 ở xã Long Hải là di tích lịch sử mang màu sắc văn hóa Việt - Chăm.
Địa hình trên đảo mang dấu vết của một thời kỳ núi lửa đã phong hóa. Ngọn núi Cấm (xã Long Hải) được coi là cao nhất với 108 m và những động cát cao như bức tường thành của thiên nhiên tạo nên sự bình yên cho xóm làng trước phong ba bão táp. Đứng trên đỉnh núi cao có thể nhìn thấy bao quát một phần đất đai của đảo với nét đẹp hùng vĩ của biển trời để lắng lòng mình thật sự an nhiên. Ngoài xa là quần thể 10 hòn đảo lớn nhỏ được khoác lên một màu xanh biếc giữa biển sóng ngàn trùng. Đó là các đảo Hòn Hải, Hòn Tranh, Hòn Trứng, Hòn Đỏ, Hòn Mực, Hòn Giữa, Hòn Tro... Mỗi hòn đảo là một kỳ quan bởi những tầng đá xếp chồng lên nhau, những vách đá vuông vức thẳng cạnh trông lạ lẫm mang vẻ bí ẩn thần kỳ. Nhiều mũi đá nhô ra biển bên dưới làn nước trong xanh là những bãi san hô lung linh, có thể nhìn thấy đàn cá đủ sắc màu bơi lội tung tăng.
Tiềm năng của một ngư trường rộng lớn đã tạo cho Phú Quý một thương hiệu về trữ lượng hải sản phong phú và các loại đặc sản hiếm có khó tìm thấy ở vùng biển nào trong khu vực. Đời sống xã hội, tập quán, phong tục của ngư dân trong điều kiện lẻ loi, bốn bề biển cả cho nên rất sâu nặng về một thế giới tâm linh đã gắn bó với cộng đồng từ khi còn là vùng đất mới. Tục thờ cúng thần cá Voi rất kiêng trọng, coi đây là vị thần phù hộ cho người đi biển, hiện thân của thần sóng biển Po Riyak của người Chăm và cũng là "Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn thần" mà các vua triều Nguyễn sắc phong. Hai ngôi chùa cổ nhất là chùa Linh Quang (1747) và chùa Thạnh Lâm (1774), còn lưu giữ nhiều sắc phong và tượng phật quý.
Đã qua một thời kỳ dài, kể cả dưới thời Pháp thuộc, Cù Lao Thu - Phú Quý nằm lẻ loi giữa trùng khơi, xa cách đất liền. Người dân đảo tuy sống thừa với nguồn lợi hải sản nhưng lại thiếu gạo, thiếu nhiều thứ cho nhu cầu sống bình thường. Nay Phú Quý đã là một huyện đảo, vươn mình lớn dậy theo sự phát triển chung của thời kỳ mới và là một tiền tiêu của vùng biển Tổ quốc Việt Nam.
Lò Thung - "Vương quốc" đá huyền bí Danh thắng Lò Thung nằm trên sông đá Giăng, giáp Làng cổ Lộc Yên về hướng Tây. Lò Thung được ví như một "vương quốc" đá huyền bí với hàng trăm hang hốc hình thù kỳ lạ trải dài gần 2km và những bãi cát, sỏi trải dài chưa có sự tác động của con người. Trên những doi đá phiến hai bên...