Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An những ngày xuân năm mới tuyệt đẹp bởi sắc đèn lồng. Những con đường nhỏ cổ kính, góc phố rêu phong như thay màu áo mới.
Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi là Faifo.
Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999.
Theo quy định, từ 7 – 9 g tối, các tuyến đường trong khu phố cổ sẽ cấm xe ô tô và xe máy để du khách có thể dễ dàng đi bộ ngắm cảnh Hội An về đêm.
Một góc đường trong phố cổ.
Sáu mươi đèn lồng được kết thành cánh chim bồ câu thể hiện khát vọng hòa bình
tại Công viên Ka-zik.
Một cửa hàng bán đồ lưu niệm trong khu phố cổ. Món đồ lưu niệm của Hội An
được du khách ưa chuộng nhất chính là đèn lồng.
Một dãy cửa hàng bán đèn lồng. Duy nhất tại Hội An đến nay vẫn còn giữ được
cột chỉ đường giao thông rất cổ kính.
Những chiếc đèn lồng gấp nổi tiếng của phố cổ.
Những chiếc đèn lồng độc đáo, đủ mọi hình dáng, màu sắc, tỏa sáng lung linh
Video đang HOT
Phổ cổ lung linh soi bóng sông Hoài.
Chùa Cầu (còn gọi là chùa Nhật Bản), biểu tượng của Hội An.
Chùa Cầu có dáng hình chữ Công, mặt cầu bằng ván gỗ cong vòng ở giữa,
bắt qua con lạch thông ra sông Hoài.
Cầu có mái che uốn cong mềm và được chạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo. Trên cửa chính của Chùa Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến) – tên do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong một lần viếng thăm Hội An vào năm 1719.
Trên sườn cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – thần chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó bằng gỗ ngồi chầu.
Chùa Cầu nằm ở góc đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, là công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Do ảnh hưởng của thiên tại địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Trung.
Du khách nước ngoài ngân ngơ trước vẻ đẹp của những chiếc đèn lồng Hội An.
Đèn lồng trắng kiểu Nhật.
Ngoài đèn lồng và phố cổ, Hội An còn nổi tiếng vì có nhiều món ăn đặc sản cực ngon. Trong đó có 4 món bạn không nên bỏ qua khi tới đây: Cao lầu, mì Quảng, Cơm gà và Ốc xào.
Giá cả rất bình dân, ngày tết mà một tô Cao lầu hay mì Quảng chỉ 20 ngàn, một đĩa cơm gà chỉ 25 ngàn, một đĩa ốc xào 7 ngàn.
Buổi sáng, phố cổ Hội An mang một vẻ đẹp bình dị, cổ kính, yên bình bên dòng sồng Hoài thơ mộng.
Ban ngày khu trưng bày đèn lồng lại mang vẻ đẹp đầy màu sắc
Con thuyền nho nhỏ giữa dòng sông
Theo aFamily
Hoa lan tiền triệu nhập cuộc đón năm mới
Bên cạnh sắc đỏ của đèn lồng, bao lì xì... những cánh hoa lan rực rỡ được bày bán ở rất nhiều con phố tạo nên bầu không khí đón Tết cổ truyền sôi động, tưng bừng tại TP HCM.
Những chậu Phong lan được tính tiền triệu.
Lượn qua các con phố như Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình), D2 (quận Bình Thạnh), Trần Não (Quận 2)... mọi người sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài hoa lan bày bán nhộn nhịp bên đường trong mấy ngày giáp tết này. Nếu như mai vàng thể hiện cho tài lộc thì hoa lan lại biểu trưng cho sự cao sang, quý phái. Chính vì thế, nhiều văn phòng cũng như gia đình ở TP HCM sẵn sàng đầu tư một khoản tiền không nhỏ để "chơi" hoa ngày Tết.
Vừa giữ yên xe cho chủ cửa hàng buộc dây, chị Trang (Quận Bình Thạnh) cho biết "Ông xã mình thích Phong lan nên mua một bồn về đón tết cho có không khí". Chị Trang cũng tiết lộ thêm chị mua chậu hoa Ngọc Điệp này có giá 6 triệu đồng.
Theo chia sẻ của chị Hằng (Chủ gian hàng hoa Phong lan Túy Hằng trên đường Hoàng Văn Thụ) giá cả nhiều loại hoa có giảm hơn chút ít so với đầu tháng 1 vì lượng khách mua nhiều song càng cận tết hoa càng đắt hơn. Qua tìm hiểu, những loại lan "vừa túi tiền" như lan Hồ Điệp từ 180.000 - 25.000 đồng/cành (tùy từng màu sắc), Denro Mùa xuân có giá 200.000 đồng/giò, Địa lan là 280.000 đồng/cành. Theo đó, để sở hữu một chậu lan nhiều cành hoa cũng phải tiền triệu. Đó là chưa tính nhiều loài lan khác như lan "pô ca đa" 2 triệu/cành, Ngọc Điệp có giá trên 6 triệu/giò.
Tuy nhiên, điểm yếu của các loại hoa này là "tuổi thọ" không cao. Hầu hết hoa chỉ nở trong vòng 15 - 20 ngày rồi tàn. Vì là loại cây khó trồng nên đa số cây sẽ chết ngay sau đó. Dẫu vậy, người dân TP HCM cũng không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Ngược lại, ai cũng mong sở hữu một chậu lan thật đẹp để đón Tết Tân Mão với mong muốn năm mới đầy sung túc, thịnh vượng.
Một số cửa hàng hoa lan tại TP HCM:
Tấp nập người dân tới mua hoa lan trên đường Hoàng Văn Thụ.
Đa dạng các loài màu sắc như vàng, tím, trắng, màu pha.
Giá tiền của mỗi chậu lan được tính theo số cành.
Đông người mua nên các nghệ nhân phải luôn tay ghép chậu hoa trong mấy ngày này.
Ngọc Điệp có giá không dưới 6 triệu đồng/giò.
Denro Mùa xuân "mềm" nhất với giá 200.000 đồng/cành.
Cửa hàng hoa phục vụ hết công suất từ 7h - 24h hàng ngày.
Địa lan cũng được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Niềm vui của khách hàng khi mua được chậu lan đón tết.
Tào Nga
Theo Bưu Điện Việt Nam
Kỳ thú Đại lễ trước giờ G ở vùng ngoại ô Thủ đô Như một Hà Nội trung tâm thu nhỏ, từng con ngõ, mái đình, ao làng đến mọi ngôi nhà, không khí mừng đón ngày Đại lễ đã khiến nhiều người từ nơi khác đến đây phải thốt lên ngạc nhiên thú vị. Được một người quen thủ thỉ mời xuống nhà chơi và "ăn" Đại lễ cũng tưng bừng không kém Hà Nội,...