Lùm xùm việc phim Việt Nam cũng “đạo nhạc”!
Qua đây, nhiều người đã tự đặt cho mình câu hỏi: “Phải chăng việc sử dụng trái phép tác phẩm âm nhạc trong phim truyền hình đã trở thành chuyện thường ngày ở chợ?”
Trong những ngày qua, cư dân mạng Việt Nam đã thực sự nóng lên với những thông tin, clip đăng tải liên tục trên một trang web, “tố” rằng hàng loạt phim truyền hình của Việt Nam đã sử dụng một số bài hát của nước ngoài (chủ yếu là của Hàn Quốc và Nhật Bản) để làm nhạc nền cho bộ phim của mình. Sự việc ngày càng trở nên “ngoài tầm kiểm soát” khi admin của trang web đăng tải lên các clip so sánh bản nhạc gốc và trích đoạn trong phim Việt Nam. Qua đây, nhiều người đã tự đặt cho mình câu hỏi: “Phải chăng việc sử dụng trái phép tác phẩm âm nhạc trong phim truyền hình đã trở thành chuyện thường ngày ở chợ?”
Hình mang tính chất minh họa.
Những trường hợp “đạo” hết chối cãi
Ở tập 31 và 33 của phim Thứ 3 Học Trò (đã ngừng phát sóng), các fans phim xứ Hàn đã choáng cực độ khi nhận ra bản nhạc nền của bộ phim học đường này chính là đoạn nhạc trong bộ phim kinh điển xứ kim chi Trái Tim Mùa Thu (tên tiếng Anh là Autumn in My Heart) vốn được KBS sản xuất vào năm 2000 và từng được chiếu trên sóng truyền hình Việt Nam.
Ngoài ra, cũng ở trong bộ phim Thứ 3 Học Trò, các fans phim Nhật còn “kịp” nhận ra bản nhạc tuyệt vời trong phim 1 litre of tears (1 lít nước mắt) đã được sử dụng một cách rất tự do. Bài nhạc nền đó có tên gọi là Sunadokei (đứng thứ 6 trong đĩa nhạc phim 1 litre of tears) và do Susumu Ueda sáng tác độc quyền cho bộ phim này. Điều làm các fans tức giận hơn cả, đó chính là trong phần kết của phim không hề ghi chú tên của bản nhạc này!
Gần đây nhất, giới mê phim hoạt hình đã không khó khăn gì khi nhận ra bản nhạc Nagisa, bản nhạc nền chính của phim Clannad, được lồng vào một đoạn nhảy múa của phim Sắc Đẹp và Danh Vọng. Các fan của bộ phim hoạt hình lừng danh Clannad đã vô cùng bức xúc khi bản nhạc được mệnh danh là “thuần khiết, trong sáng và du dương bậc nhất xứ Phù Tang” lại bị lồng vào một trường đoạn múa may “xấu xí” tới vậy.
Lý giải nguyên nhân “đạo” tràn lan
Video đang HOT
Sáng tác một bài nhạc không lời để lồng phù hợp với phim không phải là chuyện dễ dàng, nó khó cũng tương đương với nhạc có lời, và thậm chí có khi còn khó hơn. Tuy nhiên, nếu xét về tầm quan trọng thì nhạc không lời lại có phần nhỉnh hơn, bởi nó chiếm phần chủ đạo trong phim, còn nhạc có lời chỉ hay lồng ở đầu, cuối phim hoặc một số cảnh cao trào mà thôi. Biết là vậy, nhưng khi xem phim, đôi khi chúng ta chỉ nhớ những bản nhạc có lời bởi nó dễ dàng tác động tới tâm trí người xem, còn các bản nhạc không lời được sáng tác công phu lại không được đón nhận rộng rãi. Lợi dụng sự “dễ dãi” của mọi người, các nhà làm phim đã “làm biếng” và sử dụng các bản nhạc mà không có sự cho phép một cách vô cùng thoải mái.
Do không bị “phát hiện” và bị phản ứng gì từ người hâm mộ,
nên tình trạng “đạo” cứ thế mà tăng lên theo cấp số nhân.
“Đạo” là chuyện bình thường?
Việc “đạo” hay sử dụng tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả là một hành động sai trái, vi phạm Luật Sở Hữu Trí Tuệ và Công Ước Berne nghiêm trọng. Ngoài ra, của theo Luật sở hữu trí tuệ 2005, Điều 28, Khoản 8 thì hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm việc sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hành động này vẫn còn được xem là khá… “bình thường” ở Việt Nam, dù chúng ta đã tham gia công ước Berne từ năm 2004. Nhan nhản trên các bộ phim, ta vẫn nghe thấy rất nhiều đoạn nhạc nước ngoài được sử dụng tràn lan trong phim, mà không hiểu người sáng tác có thu được chút tiền bản quyền nào không.
Hình mang tính chất minh họa.
Theo quy định của Công Ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật thì thời hạn bảo hộ đối với các tác phẩm này là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm sau khi tác giả chết. Vào ngày 26/10/2004, Công ước Berne chính thức có hiệu lực tại Việt Nam và từ khi trở thành thành viên của Công ước Berne, Việt Nam phải bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan cho các tác giả và chủ sở hữu tác phẩm trong nước cũng như cho các tác giả và chủ sở hữu tác phẩm của các quốc gia khác là thành viên Công ước. Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản là thành viên của Công ước Berne và do vậy các bản nhạc được đề cập ở trên phải được cấp phép trước khi sử dụng.
Hình mang tính chất minh họa.
Ở một số nước, việc sử dụng một số bản nhạc trùng nhau trong một số phim là không hiếm, điển hình như MediaCorp của Singapore hay TVB của Hồng Kông. Các hãng phim truyền hình này đa số chỉ viết các bản nhạc chính (có lời), còn các bản nhạc không lời thì có thể dùng luân phiên trong nhiều tập, nhiều series phim. Nhưng trường hợp của các phim vừa kể trên thì lại khác. Các bộ phim này đã lấy các bài nhạc không lời trong những phim nổi tiếng của nước ngoài, dù những bài nhạc này vẫn còn khá mới, chưa phải sáng tác đã quá lâu để trở thành sản phẩm chung của nhân loại.
Hình mang tính chất minh họa.
Tạm kết
Việc các nhà làm phim tiếp tục “sử dụng trái phép” các tác phẩm âm nhạc nước ngoài vẫn còn đang diễn ra và cần được lên án. Những comment trên Facebook, Yahoo chính là những phản ứng đầu tiên của làn sóng “quét sạch” tác phẩm “đạo”, và điều này chứng tỏ rằng các bạn trẻ Việt Nam đã ý thức được rõ ràng luật chơi trong cộng đồng quốc tế.
Hình mang tính chất minh họa
Cách đây vài năm, Đài truyền hình Việt Nam đã lên tiếng chi trả một khoản tiền nhất định đối với các bài hát được phát sóng trên các kênh của Đài và hành động này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ giới nghệ sĩ cho tới đông đảo quần chúng. Hy vọng rằng một hành động “sòng phẳng” như vậy cũng sẽ được các nhà làm phim Việt noi theo và góp phần đem tới một diện mạo mới cho phim ảnh nước nhà.
Theo PLXH
Truy tố bị can bắn nhau trên phố Đoàn Thị Điểm
Trần Đức Trang, Trần Xuân Ánh trong giải wushu trẻ toàn Quốc lần thứ nhất năm 1999
Viện KSND dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang TAND thành phố Hà Nội truy tố 12 bị can trong trong vụ nổ súng giết người trên phố Đoàn Thị Điểm xảy ra hồi đầu năm ngoái.
12 bị can này gồm: Lê Bá Thành, Bùi Văn Tú bị truy tố về tội giết người và tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Trần Đức Trang bị truy tố về tội giết người. Phạm Ngọc Điệp bị truy tố về tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng. Các bị can: Chu Hữu Lộc, Triệu Tuấn Anh, Trần Thành Lập bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng. Hai bị can Trần Duy Dương và Nguyễn Quốc Tú bị truy tố về tội không tố giác tội phạm. Ba bị can Đặng Cao Tú, Nguyễn Thị Thanh Hiền và Nguyễn Duy Nam bị truy tố về tội che giấu tội phạm.
Theo cáo trạng, khoảng 21h30 ngày 3/2/2009, sau khi uống rượu tại bar DJ Station 871 Vân Đồn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, giữa Trần Xuân Ánh, nguyên là vận động viên từng đoạt huy chương vàng vô địch wushu Châu Á năm 2000, Đặng Cao Tú và Trần Đức Trang, anh trai của Ánh, với Đỗ Mạnh Cường (tức Cường chuột) xảy ra xô xát thách đố nhau. Sau đó, Đỗ Mạnh Cường gọi điện bắt Ánh phải xin lỗi Cường về việc đánh nhau xảy ra từ ngày 2/12/2004. Ánh không chấp nhận việc này dẫn đến hai bên thách đố, hẹn gặp để giải quyết.
Tiếp đó, Ánh cùng đồng bọn mang theo hung khí gồm: súng AK, súng col xoay, đạn, áo giáp, dao nhọn có cán nối bằng tuýp sắt... đi tới ngã ba Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm. Hai nhóm xông vào bắn, chém lẫn nhau, làm Phạm Văn Thắng bị tử vong và Lê Bá Thành bị thương nặng.
Sau khi vụ án xảy ra, 12 bị can nêu trên đã lần lượt bị cơ quan công an bắt giữ. Gần 10 đồng phạm khác trong vụ án bỏ trốn, cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã. Trong số này, có cựu vận động viên wushu Trần Xuân Ánh là thủ phạm chính trong vụ án có nhiều tiền án tiền sự.
Trước đó, vào năm 2004, khi là sinh viên ĐH Thể dục Thể thao Trần Xuân Ánh cùng nhóm bạn có mâu thuẫn với Đào Ngọc Thiết. Hai bên hẹn nhau ra quán cà phê ở phố Hàng Cháo để "nói chuyện". Tại đây, Ánh vớ chiếc ghế phang Thiết. Thiết tránh được, rút súng bắn liền 2 phát.
Hai năm sau, Ánh lại liên quan một vụ án khác do mua dâm bé gái 11 tuổi, và bị TAND thành phố Hà Nội xử phạt 5 năm tù. Đầu năm 2009, sau khi mãn hạn tù, Ánh cùng một số người khác đã nảy sinh ý định trả thù những ân oán cũ và gây ra vụ án mạng này.
Theo Đất Việt
Những bộ phim âm nhạc "đỉnh của đỉnh" (P.2) >> Những bộ phim âm nhạc "đỉnh của đỉnh" (P.1) Hairspray Mùa hè năm 2007, cô bé mũm mĩm Tracy và những người bạn của mình trong bộ phim ca nhạc Hairspray đã chinh phục cả thế giới bằng những giai điệu vui tươi, trong sáng. Đam mê nhảy múa, Tracy luôn mơ ước được xuất hiện trên truyền hình nhưng thân hình...