Lùm xùm quanh việc xét tặng danh hiệu NSND
Việc công bố và vinh danh các NSND, NSƯT năm nay do có một số trường hợp đã qua qua cấp Nhà nước chuyên ngành, nhưng lại có khiếu nại.
Sau khi xem xét, Hội đồng cấp Nhà nước chuyên ngành đã kịp điều chỉnh, loại ra khỏi danh sách trình Chính phủ phê duyệt. Trong đó có trường hợp của NSƯT Thanh Thanh Hiền (ảnh). Tại sao?
Đơn vị bao che?
Nói đến Thanh Thanh Hiền, ai cũng hình dung ngay được khuôn mặt khả ái cùng giọng hát ngọt ngào, truyền cảm. Tài năng của chị đã được khẳng định qua sự mến mộ của khán giả và các giải thưởng mà chị đã giành được. Vì thế, cũng dễ hiểu, Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long – nơi chị công tác – đã xếp Thanh Thanh Hiền vào danh sách được xét tặng danh hiệu NSND đợt này.
NSƯT Thanh Thanh Hiền là một trong những trường hợp bị loại vì không đủ tư cách đạo đức.
Tuy nhiên, khi bỏ phiếu ở cấp hội đồng cơ sở, Thanh Thanh Hiền đã không đạt đủ số phiếu cần thiết (trên 90%). Theo tìm hiểu của Lao Động, người không bỏ phiếu cho Thanh Thanh Hiền đã thẳng thắn nói rõ lý do tại sao không bỏ phiếu. Thậm chí trước đó, vị thành viên hội đồng này còn cảnh báo Giám đốc Nhà hát và cũng là Chủ tịch hội đồng về những “án” kỷ luật khá nặng mà trước đó Thanh Thanh Hiền phải nhận nhưng không được phản ánh trong hồ sơ xét tặng danh hiệu; đồng thời đề nghị lãnh đạo Nhà hát phải đi xác minh trước khi gửi hồ sơ lên cấp trên.
Song, ý kiến trên đã bị bỏ qua, hồ sơ vẫn được xác nhận và chuyển lên cấp trên. Kết quả là không hiểu bằng cách nào, trường hợp của Thanh Thanh Hiền “qua mặt” được cả hai hội đồng cấp trên (cấp thành phố và cấp nhà nước chuyên ngành) trước khi bị loại khỏi danh sách trình Thủ tướng duyệt.
Video đang HOT
Lọt qua “khe” nào?
Cuối tháng 8, Bộ VHTTDL công bố danh sách 488 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND và NSƯT đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Ba trường hợp có hồ sơ không đủ điều kiện vì thiếu phiếu bầu, gồm 2 hồ sơ mảng Phát thanh – Truyền hình và 1 hồ sơ mảng Âm nhạc, của NSƯT Thanh Thanh Hiền. Theo một thành viên của Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 8 năm 2015, về nguyên tắc, hồ sơ đủ điều kiện xem xét phong tặng danh hiệu khi có đủ 90% phiếu bầu từ cấp cơ sở. Trường hợp của Thanh Thanh Hiền, ở cơ sở có 7 người nhưng chỉ có 6 phiếu đồng ý. Như vậy là mới đạt 83%, chưa đủ điều kiện để xem xét
Hồ sơ của nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền được Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long gửi lên thành phố vẫn với kết quả bỏ phiếu ở đơn vị, nhưng “quên” không ghi phần nhận xét của người bỏ phiếu không đồng ý duy nhất, cũng như lý do không bỏ phiếu trong biên bản của hội đồng. Rõ ràng Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long đã không những cố tình làm sai mà còn vô tình “đẩy” Hội đồng cấp thành phố cùng thực hiện hành vi sai trái của mình. Bởi vì, không hiểu do nể nang hay do sơ suất, mà 100% thành viên Hội đồng cấp thành phố vẫn bỏ phiếu cho hồ sơ của Thanh Thanh Hiền để tiếp tục gửi lên cấp nhà nước chuyên ngành xét duyệt.
Việc nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền “lọt qua” rất nhiều vòng xét duyệt làm nhiều người nhớ đến câu chuyện nghệ sĩ Tuyết Minh bị đánh trượt khỏi danh hiệu NSƯT. Dù đã có hàng chục HCV các loại nhưng cuối cùng chị vẫn bị Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước lĩnh vực múa loại ra ngoài với lý do “vi phạm quy chế của cơ quan công tác và không có phẩm chất đạo đức”. Điều này khiến nghệ sĩ Tuyết Minh cảm thấy rất oan ức, bởi chị cho rằng, xét về tiêu chuẩn bình xét NSƯT, chị đủ tiêu chuẩn, trong khi đó, chị cũng chưa hề phải nhận bất cứ văn bản nào về việc bị kỷ luật từ phía Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Trong khi đó, nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền đã từng bị cơ quan cũ cho thôi việc, lý do cũng liên quan đến đạo đức, lối sống. Trong 4 tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu, có tiêu chuẩn “có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề, có tài năng nghệ thuật xuất sắc”.
Phải chăng, Hội đồng cơ sở đã cố tình “lờ đi” khiến mọi chuyện trở nên phức tạp và bất lợi cả với nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền khi trở thành một trong 3 người bị loại ở vòng cuối cùng?
Theo Lan Trần, Linh Phương/Lao Động
Cú lừa từ những giải thưởng trên trời rơi xuống
Vấn nạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông đang trở thành một đại dịch ở Việt Nam. Lòng tham khiến rất nhiều người mất tiền cho kẻ lừa đảo.
LTS: Cùng sự phát triển của công nghệ thông tin và đặc biệt là mạng xã hội, nạn lừa đảo càng phức tạp bởi nhiều chiêu trò. Điều này cũng gây khó cho cơ quan chức năng trong điều tra, ngăn chặn. Báo Đời sống & Pháp luật xin gửi tới quý độc giả loạt bài: "Những chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội và viễn thông".
Một ngày đẹp trời, khi bật máy tính lên truy cập vào Facebook, nhận được một tin nhắn thông báo trúng thưởng xe máy, điện thoại di động, bạn có tin là thật? Chẳng tham gia cuộc thi nào, không ứng cử một vị trí nào mà bỗng dưng lại được nhận quà tặng đắt tiền với lý do chung chung như "kỉ niệm ngày thành lập Facebook (hay Zalo hoặc Viber, ...)", ắt hẳn chúng ta phải đặt câu hỏi nghi ngờ về độ xác thực.
Vậy nhưng, dù biết thế, nhiều người vì lòng tham vẫn cố gắng tự huyễn hoặc bản thân, thực hiện các bước nhận thưởng. Mỗi một bước đăng nhập là một lần, người sử dụng mạng xã hội tự mang thông tin cá nhân của mình tới cho những kẻ lừa đảo.
Có một chuyên gia nước ngoài đã nhận xét rằng, việc trộm cắp thông tin tài khoản đang lan nhanh như cỏ dại và gần như ai cũng có thể trở thành hacker vì người sử dụng mạng xã hội quá tò mò và có phần tham lam.
Vụ việc lừa đảo do 11 đối tượng thường trú tại thị trấn Hiệp Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thực hiện là một minh chứng rõ nhất về ý kiến này. Với thủ đoạn thuê tên miền, code, hosting (máy chủ ảo vận hành website) từ nhiều nguồn khác nhau, những kẻ lừa đảo lập nên những trang web có giao diện giống với giao diện mạng xã hội Facebook.
Một tin nhắn lừa trúng thưởng của các đối tượng lừa đảo
Tiếp theo, các đối tượng đã sử dụng tài khoản cá nhân để gửi tin nhắn trúng thưởng nhằm thu hút người dùng truy cập vào các website giả mạo. Những tài khoản Facebook này do chúng tự lập hoặc chiếm quyền truy cập của người khác. Nội dung tin nhắn chủ yếu thông báo khách hàng đã trúng giải thưởng của một chương trình bốc thăm may mắn. Cơ cấu giải thưởng thường có giá trị rất lớn như xe máy Vespa LX, SH, phiếu nhận tiền mặt có giá trị 200 triệu đồng, 1 phiếu đổ xăng miễn phí một năm có giá trị tương đương 5 triệu đồng ...
Để nhận được những phần thưởng này, người dùng bị yêu cầu nhập thông tin cá nhân như chứng minh thư nhân dân, năm sinh, địa chỉ, tài khoản mật khẩu Facebook... Sau đó, các đối tượng buộc nạn nhân gửi 3 mã thẻ điện thoại có mệnh giá 500.000 đồng với lý do làm 3 "bộ hồ sơ gốc" để nhận giải.
Sau khi làm theo và liên hệ lại, người dùng tiếp tục nhận được yêu cầu gửi thêm từ 3 triệu đồng đến 30 triệu triệu đồng với lý do đóng thuế VAT, làm phí vận chuyển, nhận mã OTP để hoàn tất thủ tục nhận thưởng. Hoàn tất các giao dịch, các đối tượng liền bẻ sim, hủy điện thoại nhằm tránh sự truy lùng của cơ quan công an.
Trong quá trình điều tra, danh tính của những kẻ lừa đảo đã dần được xác định. Đó là Huỳnh Tấn Khoa, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Ngọc Sơn, Đoàn Văn Thiện, Phan Đức Vương, Lương Công Hưng, Trần Văn Sơn, Hồ Phước Trung, Nguyễn Bình, Văn Phú Trung và Văn Công Quang. Tất cả các đối tượng này đều trú tại thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, Huỳnh Tuấn Khoa đóng vai trò tổ chức, tiêu thụ số mã thẻ do lừa đảo mà có được. Sau khi nhận được tiền, Khoa hưởng 5-6% tổng giá trị thẻ chiếm đoạt được (tương đương 550 triệu đồng). Số tiền còn lại Khoa chia cho các đối tượng tham gia hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dùng thông qua website thông báo trúng thưởng.
Danh sách các địa chỉ tội phạm lừa đảo sử dụng để chiếm đoạt tài sản
Từ tháng 9/2014, Khoa đã lập 5 tài khoản trên hệ thống Bảo Kim để bán số mã thẻ cần tiêu thụ với tổng giá trị giao dịch là hơn 4,6 tỷ đồng. Từ 20/5 đến 31/7/2015, Khoa mở 3 tài khoản trên hệ thống Vippay để rút ra gần 2,3 tỷ đồng tiền mặt. Từ tháng 8/2015 đến nay, Khoa tiếp tục lập một tài khoản nữa và rút ra 640 triệu đồng. Tổng mệnh giá thẻ nạp ban đầu mà Khoa giao dịch trên Vippay là hơn 3,6 tỷ đồng.
Đó chỉ là một vụ việc tiêu biểu cho hình thức phạm tội mới, với thủ đoạn đánh vào tâm lý lười lao động lại thích sở hữu đồ đắt tiền của một bộ phận người dân. Thậm chí sau này, có đối tượng đã tâm sự rằng, không ngờ, việc lừa đảo lại dễ dàng như vậy. Nếu không có lực lượng chức năng, chắc chắn sẽ có nhiều nữa cá nhân bị mất tiền với ổ nhóm trên.
Vậy cơ quan an ninh mạng đánh giá thế nào về thực trạng lừa đảo trên mạng xã hội? Đón xem kỳ 4: "Mạng xã hội tiềm ẩn nguy cơ như thế nào".
Thành Trung
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Phụ nữ đi làm hay ở nhà cũng được, miễn là chồng yêu Thật ra, đàn bà có tự yêu mình tới cả nghìn lần cũng không bằng một người đàn ông yêu họ một phần. Làm phụ nữ nhiều khi không phải chỉ làm dâu nhà chồng mà là làm dâu thiên hạ. Cái thiên hạ nho nhỏ ấy chính là: nhà chồng, nhà mình, hàng xóm nhà mình, hàng xóm nhà chồng, những người...