“Lùm xùm” ngập báo chí mà địa phương vẫn… im thin thít!
Đề cập đến hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa băn khoăn với việc, ngay giữa kỳ họp Quốc hội, có những đoàn đại biểu “ im thin thít”, không phản hồi, không nói câu nào dù báo chí đưa tràn ngập về những vấn đề lùm xùm ở địa phương đó.
Ngày 9/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức tọa đàm về dự án luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
Trình bày về những điểm mới của dự thảo luật, Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật Đặng Đình Luyến cho biết, theo quy định hiện hành, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao còn lần này, thêm Tổng Kiểm toán nhà nước được đưa vào danh sách các chức danh đại biểu có quyền chất vấn.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa: Đại biểu dân cử phải nói tiếng nói của người dân, phản ánh lên cấp trên.
Bình luận về việc này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cho rằng, quy định như vậy vẫn là khuôn trong một phạm vi hẹp. Ông Nghĩa phân tích, theo quy định hiện tại, đại biểu Quốc hội chỉ có thể chất vấn với các cơ quan ở Trung ương. Vậy nên, giữa kỳ họp Quốc hội mà có những đoàn đại biểu “im thin thít”, không phản hồi, không nói câu nào dù báo chí đưa tràn ngập về những vấn đề lùm xùm ở địa phương đó khiến cử tri cả nước bức xúc. “Như thế nghĩ có được không?” – ông Nghĩa đặt câu hỏi.
Ông Nghĩa dẫn chứng thực tế, có những chuyện xảy ra liên quan đến an ninh quốc phòng như cho thuê đất thuê rừng ở địa bàn trọng yếu, lấp sông lấp bể ảnh hưởng đến môi trường… nhưng ngay đại biểu Quốc hội ở địa phương đó cũng không lên tiếng.
Đại biểu băn khoăn: “Vậy đại biểu ở tỉnh khác có quyền chất vấn ông Chủ tịch tỉnh nơi xảy ra sự việc đó không?”.
Ông Nghĩa đề nghị mở rộng quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội với bất kỳ lãnh đạo chính quyền địa phương nào để tạo được bước đột phá trong hoạt động giám sát, để công tác này đi vào thực chất hơn.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa – đại biểu Lê Nam đồng tình quan điểm xem xét mở rộng thẩm quyền chất vấn cho đại biểu với lập luận, nếu đại biểu Quốc hội ở địa phương mà không có quyền chất vấn Chủ tịch huyện thì cũng khó cho việc giám sát.
Ông Nam nhấn mạnh mục đích của giám sát không phải là việc nhăm nhăm để xử lý được bao nhiêu người, bỏ tù được cá nhân nào hay phạt được bao nhiêu tiền… mà quan trọng là phát hiện vấn đề để thay đổi ứng xử, thay đổi quyết định chưa đúng của địa phương.
Video đang HOT
Cũng đề cập câu chuyện thẩm quyền giám sát của Quốc hội, của mỗi đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng dẫn chứng một cuộc giám sát Quốc hội từng tiến hành về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì chuyện một con cá trên mâm cơm của người dân mà đến 5 Bộ cùng tham gia quản lý, không biết “quy” trách nhiệm về đâu nên giám sát rồi mà vẫn không ít những vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng xảy ra.
Ông Hùng băn khoăn: “Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị xử lý theo thẩm quyền, nói thì cực kỳ hay nhưng để thực hiện được không đơn giản vì nhiều khi pháp luật quy định không rõ thẩm quyền”.
Theo đó, để đồng bộ công cụ cho việc thực thi, phải đồng thời xem xét các luật có quy định thẩm quyền cho thẩm quyền rõ hơn. Nhất là chủ thể giám sát là đoàn đại biểu Quốc hội thì xử lý theo thẩm quyền là thế nào?
Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội cũng đề nghị quy định rõ “cơ chế biểu quyết đối với kết quả giám sát”, tránh tình trạng thủ trưởng chế trong hoạt động giám sát của Quốc hội.
Ông Hùng kể chuyện, một đồng nghiệp làm Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội một tỉnh tâm sự rằng, khi tổ chức cuộc giám sát thì ông và các đại biểu khác thực hiện, rồi viết dự thảo kết quả giám sát nhưng đến khi trình lên Trưởng đoàn thì vị này sửa hết nội dung trong khi không phải là người trực tiếp tham gia đoàn giám sát.
Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng: Cấn tránh tình trạng thủ trưởng chế trong hoạt động giám sát của Quốc hội.
Chia sẻ tâm tư này, đứng lên lần thứ 2, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) phàn nàn về cơ chế “bó” nên mỗi đại biểu Quốc hội không thể độc lập thực hiện việc giám sát mà luôn phải hoạt động theo tập thể, tổ chức nên có việc đại biểu chuyên trách phải phụ thuộc vào đại biểu kiêm nhiệm, đại biểu địa phương lại phụ thuộc vào đại biểu Trung ương. Chương trình, kế hoạch giám sát đã được thống nhất nhưng chỉ cần một đại biểu Trung ương tham gia trong đoàn giám sát mà báo bận thì lịch làm việc của cả đoàn giám sát cùng phải dừng lại”.
“Làm công tác giám sát cũng giống việc con chuột mang chuông treo vào cổ mèo, biện pháp rõ là rất hay nhưng làm sao làm được. Muốn làm được, để Quốc hội thực hiện được chức năng giám sát thì cần phải đồng bộ cùng các luật khác” – đại biểu Lê Nam nhấn mạnh.
Góp ý thêm về giải pháp để nâng cao hiệu quả giám sát, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng cần làm rõ quy định quyền của cá nhân, báo chí được gặp gỡ, cung cấp thông tin cho đại biểu để tránh chuyện trù dập. Còn đại biểu Quốc hội thì không chỉ có quyền yêu cầu cung cấp thông tin mà còn có quyền tự mình thu thập từ hiện trường và các nguồn thông tin khác nhau.
Đại biểu Nghĩa cũng đặt vấn đề sửa quy định về thành lập ủy ban lâm thời để điều tra một vấn đề cụ thể. Dự thảo luật quy định, khi xét thấy cần thiết, theo đề nghị của Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định thành lập ủy ban lâm thời để điều tra về một vấn đề cụ thể
Theo ông Nghĩa, quy định như này khó có thể lập ủy ban điều tra lâm thời trừ khi có lệnh của cấp trên. Nên quy định chỉ cần 3 đại biểu Quốc hội thấy cần thiết thì đã có thể đề xuất lập ủy ban và nếu đề xuất hợp lý thì phải được chấp thuận.
P.Thảo
Theo Dantri
Nghi vấn đạo nội dung: Đối tác của VTV3 "bịa" tác giả Trần Quốc Tuấn?
Hiện đang có nhiều lùm xùm xung quanh chương trình "Quà tặng cuộc sống" phát sóng lúc 22h30 ngày 25/6/2015 trên kênh VTV3, bị tác giả Bùi Đình Thăng tố "ăn cắp nội dung" truyện "Ba tôi" của anh để dựng thành clip trong chương trình.
Bà Đỗ Thị Thanh Hương, giám đốc công ty Sunrise- đơn vị chịu trách nhiệm nội dung chương trình 'Quà tặng cuộc sống' ngày 25/6/2015. (Ảnh: Sunrise cung cấp)
Lập tức, lời cáo buộc của tác giả Bùi Đình Thăng đã lan truyền nhanh chóng, gây xôn xao dư luận với những quan điểm trái chiều, đặc biệt trên mạng xã hội.
Ngay trong tối 4/7, Công ty Cổ phần truyền thông Sunrise, đơn vị chỉ đạo nội dung chương trình "Quà tặng cuộc sống" đã gửi thông tin tới báo giới, phủ nhận lời cáo buộc của tác giả Bùi Đình Thăng.
Bên cạnh đó, bà Đỗ Thị Thanh Hương, Giám đốc Sunrise cũng khẳng định chương trình không hề vi phạm bản quyền khi đưa ra nhiều căn cứ chứng minh "nội dung của Quà tặng cuộc sống phát sóng ngày 25/6/2015 dựa trên truyện ngắn 'Ba tôi' của tác giả Trần Quốc Tuấn" (?)
Theo bà Hương "Truyện này được tác giả Trần Quốc Tuấn gửi dự thi vào năm 2010, khi chương trình &'Quà tặng cuộc sống' phát động cuộc thi sáng tác truyện ngắn."
"Thời điểm đó, tác giả Trần Quốc Tuấn đã gửi cho chương trình hơn 10 truyện và có 5 trong số những truyện của tác giả này gửi về lọt vào vòng Sơ khảo. Trong đó có truyện &'Ba tôi' - câu chuyện đã được chúng tôi chọn để làm nội dung cho Quà tặng cuộc sống ngày 25/6/2015".
Trước lời cáo buộc ăn cắp ý tưởng của tác giả Bùi Đình Thăng, bà Đỗ Thị Thanh Hương xác nhận: "chúng tôi đã đối chiếu lại nội dung truyện của ông Tuấn và ông Thăng, và cũng nhận thấy có một số tình tiết giống nhau"(!?)
"Phía Sunrise đã liên lạc với ông Tuấn, yêu cầu ông Tuấn cam kết bằng văn bản về tác phẩm ông Tuấn gửi dự thi năm đó. Ông Tuấn đã viết gửi bản cam kết này cho chúng tôi, trong đó ghi rõ: 'Ba tôi' do tôi độc lập sáng tạo. Không sao chép của bất kỳ ai. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin trên," bà Hương khẳng định khi công bố văn bản cam kết của tác giả Trần Quốc Tuấn cho báo giới.
Văn bản cam kết về tác phẩm của tác giả Trần Quốc Tuấn được phía Sunrise cung cấp cho báo chí. (Ảnh: Sunrise cung cấp)
Trước phản bác từ phía nhà sản xuất chương trình "Quà tặng cuộc sống," tác giả Bùi Đình Thăng chia sẻ với báo VietnamPlus bằng việc đưa ra câu hỏi về nghi án "lấp liếm" của nhà sản xuất khi "dựng lên một nhân vật là Trần Quốc Tuấn, và coi đó là tác giả của truyện &'Ba Tôi' từ năm 2010 (bằng chữ)."
"Ngoài lỗ hổng là không thể có chuyện giống nhau ngẫu nhiên từ tên đến nội dung giữa truyện của tôi và của tác giả Trần Quốc Tuấn thì một nghi vấn khác trong cách làm của nhà sản xuất, tại sao họ không hề đề tên tác giả Trần Quốc Tuấn trong credit của clip?"
"Bên cạnh đó, tôi cũng không thấy ngạc nhiên khi họ đưa ra mốc thời gian tác phẩm của tác giả Trần Quốc Tuấn gửi dự thi từ năm 2010. Bởi theo một chia sẻ khác trên trang cá nhân của mình, ngày 2/7/2015, tôi đã khẳng định truyện &'Ba tôi' của mình được sáng tác vào năm 2012," tác giả Bùi Đình Thăng lý giải.
Trả lời về "bản cam kết không sao chép tác phẩm của tác giả Trần Quốc Tuấn" mà phía nhà sản xuất công bố với báo chí, tác giả Bùi Đình Thăng bình luận: "Thú thực, tôi cũng chỉ mong tác giả Trần Quốc Tuấn này là có thực. Bởi vì tôi sẵn sàng chờ đợi để được gặp người tác giả đó, để cùng chia sẻ về ý tưởng không hẹn mà giống nhau từng diễn biến, câu chữ. Điều đó là không thể có trong sáng tạo tác phẩm ở hai chủ thể khác nhau."
"Là ai khi đọc kỹ tờ cam kết của tác giả Trần Quốc Tuấn mà phía sản xuất công bố trên báo chí, có lẽ sẽ thấy hoang mang giống tôi chính bởi sự sơ sài và thiếu nghiêm túc của nó khi bị trống những thông tin xác minh cơ bản về tác giả như ngày sinh, quê quán, số chứng minh thư nhân dân, nghề nghiệp...'" Bùi Đình Thăng nói thêm.
Sau những chia sẻ trên, bà Đỗ Thị Thanh Hương cũng khẳng định sẵn sàng gặp và trao đổi với các cơ quan chức năng để chứng minh chương trình "không hề ăn cắp nội dung truyện" như tác giả Bùi Đình Thăng buộc tội.
Ngay sau phản bác của phía sản xuất chương trình đưa ra, trên trang cá nhân của mình, tác giả Bùi Đình Thăng tuyên bố sẵn sàng đối chất trực tiếp với VTV3 và phía đơn vị sản xuất chương trình để đi đến cùng vụ việc.
Theo Lê Mây
Vietnam
Nóng chuyện dân kiện tòa không được từ chối - Phải dành khó khăn về cho Nhà nước chứ không phải đẩy khó khăn cho người dân. Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tố tụng dân sự (TTDS) sửa đổi ngày 15-6, các đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) có ý kiến rất khác nhau về quy định "Tòa án không được quyền từ chối yêu cầu giải quyết...