Lùm xùm dự án với “chúa đảo Tuần Châu”, đạo diễn Việt Tú: Họ luôn tấn công tôi trước
“Vụ kiện này chỉ là hoả mù để che đi bản chất gốc của vấn đề là những khoản nợ họ chưa thanh toán cho tôi, các nghệ sĩ…”, đạo diễn Việt Tú chia sẻ.
Tháng 6/2017, đạo diễn Việt Tú không giấu được niềm hạnh phúc khi vở thực cảnh Ngày xưa (hay có tên gọi khác là Thủa ấy xứ Đoài) mà anh ấp ủ, xây dựng gần 2 năm đã có buổi tổng duyệt hoành tráng với sự tham gia của nhiều khách mời và nhà đầu tư mà đại diện là “chúa đảo Tuần Châu” – ông Đào Hồng Tuyển.
Sau buổi ra mắt, Ngày xưa nhận được nhiều lời khen ngợi từ báo chí, nghệ sĩ, nhà sử học Dương Trung Quốc… nhưng cuối cùng vở diễn bất ngờ bị hủy bỏ.
Hình ảnh trong vở thực cảnh Ngày xưa của đạo diễn Việt Tú.
4 tháng sau, phía Công ty cổ phần Tuần Châu Hà Nội lại cho ra mắt vở thực cảnh khác là Tinh hoa Bắc Bộ.
Chia sẻ với giới truyền thông về sự thay đổi này, ông Đào Hồng Tuyển – Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu cho rằng, vở diễn của Việt Tú “không chạm được đến trái tim người xem”. Và dù đã bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư cho vở Ngày xưa nhưng phía công ty vẫn chịu lỗ để thay thế bằng kịch bản khác.
Về phía đạo diễn Việt Tú, anh cũng rất bức xúc khi vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ sử dụng lại rất nhiều ý tưởng, bối cảnh từ vở Ngày xưa của anh.
Điều này dẫn đến tranh chấp bản quyền giữa hai bên là Công ty cổ phần Tuần Châu Hà Nội và Công ty cổ phần Đầu tư Tổng hợp Truyền thông DS (công ty DS) do đạo diễn Nguyễn Việt Tú làm tổng giám đốc.
Hiện tại cả hai công ty này đều đã nộp đơn khởi kiện nhau ra tòa. Trao đổi với đạo diễn Việt Tú về những lùm xùm này, vị đạo diễn điển trai trả lời rất thẳng thắn.
“Vụ kiện này chỉ là hoả mù để che đi bản chất gốc của vấn đề”
- Sau một thời gian dài tranh chấp, anh và công ty DS có chắc chắn mình sẽ thắng khi quyết định khởi kiện Công ty cổ phần Tuần Châu Hà Nội?
Video đang HOT
Trong vụ việc này không ai là người thắng cuộc, việc kiện tụng không phải là sự lựa chọn từ phía tôi.
Họ luôn tấn công trước và tôi phải chấp nhận nhưng nếu ai cũng sợ, ai cũng bỏ qua thì lấy ai sẽ bảo vệ nghệ sĩ khi gặp các vụ việc tương tự. Bên cạnh đó, tôi cần lên tiếng để mọi người hiểu rõ bản chất của vấn đề, trả lại sự công bằng cho người sáng tạo.
- Phía Công ty cổ phần Tuần Châu cũng khởi kiện và yêu cầu công ty DS phải giao quyền chủ sở hữu tác giả đối với vở diễn Ngày xưa, đồng thời phải bồi thường thiệt hại hơn 6 tỷ đồng do vi phạm hợp đồng. Động thái này, anh đánh giá thế nào?
Vụ kiện này chỉ là hoả mù để che đi bản chất gốc của vấn đề là những khoản nợ họ chưa thanh toán cho tôi, các nghệ sĩ, nhà cung cấp và quan trọng nhất là 10% giá trị của sản phẩm mà lẽ ra tôi và ê-kíp mình được thụ hưởng. Họ đang kiện dựa trên một hợp đồng mà chính họ là người đơn phương chấm dứt.
Đạo diễn Việt Tú trong buổi tổng duyệt tháng 6/2017.
- Theo phía Công ty cổ phần Tuần Châu Hà Nội thì họ đã bỏ ra 13 tỷ đồng để anh thực hiện vở diễn Ngày xưa tuy nhiên đang trong quá trình thực hiện thì anh tự ý đi đăng ký bản quyền chứ không phải trước đó như anh từng chia sẻ là kịch bản đã được anh thực hiện từ năm 2010. Anh có thể nói rõ hơn sự thực câu chuyện này?
Họ đang vu khống rằng, tôi tự ý đi đăng ký bản quyền. Tôi cũng mong họ đưa ra dư luận bằng chứng về những gì họ đang cáo buộc.
Thực tế là công ty tôi đã gửi email mời họ cùng đi đăng ký bản quyền và tôi nhận được 2 thư trả lời từ nhân viên phía nhà đầu tư rằng, “em sẽ báo cáo Sếp”.
Sau đó phía Tuần Châu không nhúc nhích gì để chúng tôi có thể cùng đăng ký bản quyền cho tác phẩm.
- Nhưng ở phía ngược lại có thông tin rằng, họ đã trả anh toàn bộ giá trị hợp đồng, đã trả cả phụ lục hợp đồng anh có ý kiến gì về việc này?
Tôi khẳng định họ chưa thanh toán hết giá trị phụ lục hợp đồng (nếu có 8 tháng mà mới thanh toán 3 tháng thì không thể gọi là đã thanh toán hết).
Họ cũng không trung thực khi thống kê số vé bán ra trong các buổi diễn đầu tiên và điều quan trọng là 10% giá trị chất xám được quy đổi thành quyền lợi của tác giả đã bị họ chiếm đoạt thông qua việc đơn phương chấm dứt hợp đồng.
“Hãy trả lại đúng tên tác giả cho tác phẩm”
- Hiện tại, theo công ty DS thì Công ty cổ phần Tuần Châu Hà Nội không chỉ vi phạm bản quyền mà vẫn còn nợ tiền anh, các nhà cung cấp dịch vụ… vậy với lần khởi kiện này anh và công ty DS đưa ra những yêu cầu gì?
Những gì tôi mong muốn chỉ là hãy trả lại đúng tên tác giả cho tác phẩm, khán giả không thể đi xem một vở diễn, xúc động với vở diễn đó mà không hề biết rằng mình đang dành tình cảm cho những gì được dựng hoàn toàn trên công sức của một của tác gỉa khác.
Đó là không trung thực và không công bằng với khán giả và ê-kíp sáng tạo và bà con nông dân Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội (thuộc xứ Đoài xưa).
Họ đã dành hết tâm huyết, sức lực và thời gian trong hơn 1 năm trời để làm nên Ngày xưa (hay còn gọi là Thủa ấy Xứ Đoài).
Trong quá trình quảng bá cho vở diễn làm trên toàn bộ những gì tôi tạo ra, họ đã ngang nhiên sử dụng toàn bộ trailer, hình ảnh của vở diễn Ngày xưa tạo ra sự nhầm lẫn cho khán giả, liệu khi hai tác phẩm hoàn toàn độc lập họ có thể làm như vậy?
Thông qua đây, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những gì mình trả lời nếu đó không phải là những thông tin trung thực và đúng bản chất của sự việc đang diễn ra.
Theo Thời đại
"Chúa đảo" Tuần Châu và đạo diễn Việt Tú tranh cãi về 2 vở kịch
Ông Đào Hồng Tuyển và Đạo diễn trẻ Việt Tú đã có những chia sẻ về quá trình phối hợp để sản xuất ra vở kịch thực cảnh "Thủa ấy xứ Đoài".
Mới đây, dư luận đang hướng sự chú ý về tranh cãi giữa Đạo diễn Việt Tú và "Chúa đảo Tuần Châu"- ông Đào Hồng Tuyển xung quanh hai vở kịch "Tinh hoa Bắc Bộ" và "Thủa ấy xứ Đoài". Vụ việc diễn ra sau khi Tập đoàn Tuần Châu đầu tư vốn cho đạo diễn Việt Tú để thực hiện vở kịch thực cảnh đầu tiên có tên "Thủa ấy xứ Đoài" diễn ra tại Sài Sơn - Chùa Thầy vào tháng 6.2017. Được biết vở kịch này tiêu tốn tới hàng triệu đô của Tập đoàn Tuần Châu, sử dụng trực tiếp diễn viên là 140 người dân Sài Sơn để tái tạo khung cảnh nguyên gốc làng quê Bắc Bộ, nhà thủy đình 10 tấn nhô lên từ mặt nước, vở diễn là sự kết hợp giữa chất liệu dân tộc với hiệu ứng âm thanh ánh sáng hiện đại.
Thuỷ đình nguyên bản nặng gần 10 tấn trong "Thủa ấy xứ Đoài"
Thế nhưng bất ngờ chỉ sau 10 buổi công diễn, vở kịch "Thủa ấy xứ Đoài" đã đóng lại. Ngày 28.10, vở "Tinh Hoa Bắc Bộ" ra mắt với danh xưng "sân khấu thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam" trên cùng một không gian sâu khấu và địa điểm Sài Sơn.
Khi được hỏi về lý do vì sao vở diễn "Thủa ấy xứ Đoài" được đầu tư công phu nhưng lại đóng cửa sớm. Ông Đào Hồng Tuyển chia sẻ: "Tôi nói thật, Việt Tú làm chưa tới đâu cả, chưa chạm được vào trái tim của mọi người nhưng giữ danh dự cho cậu ấy nên tôi không nói ra. Mà cậu ấy tiêu tốn của tôi không biết bao nhiêu tiền cho đến giờ này. Tiêu công nhân, tiền nông dân luyện tập hàng năm trời, đạo cụ sắm sửa... bây giờ phải bỏ hết... Vậy mà khi xem xong, trước mặt Việt Tú người ta khen ngoại giao, sau lưng Tú, trước mặt tôi thì người ta đều lắc đầu", ông Đào Hồng Tuyển nói".
Đạo diễn Việt Tú (trái) và ông Đào Hồng Tuyển.
Về phía đạo diễn Việt Tú, anh lại có những băn khoăn, bức xúc khác. Anh cho rằng vở kịch bị đóng cửa bởi những lý do khác nằm ngoài chuyên môn: "Cho đến thời điểm này tôi chưa nhận được bất kỳ lời phàn nàn nào về chất lượng cũng như yêu cầu sửa chữa hay thay đổi vở diễn từ nhà đầu tư... Trong dự án này tôi chỉ lấy 40% số lương đáng lí mình được hưởng, đổi lại là 10% kinh phí bán vé trong suốt vòng đời của sản phẩm. Và có thể đây là mấu chốt của việc xuất hiện lí do vở diễn không đạt yêu cầu như họ đang quy chụp?".
"Tinh hoa Bắc Bộ" ra mắt quần chúng vào tháng 10.2016.
Sự trùng hợp về cách thức biểu diễn (sử dụng toàn bộ diễn viên là nông dân, thực cảnh được đầu tư qui mô...) cũng là điều gây tranh cãi khá nhiều trong dư luận. Đạo diễn Việt Tú khẳng định đây là ý tưởng của anh, ai cũng rõ điều này, vấn đề còn lại là lòng tự trọng và đạo đức mà thôi. Ông Đào Hồng Tuyển cho hay: "Tôi khẳng định lại, ý tưởng về vở thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam là của tôi và tôi thuê đạo diễn Việt Tú làm. Tôi đã bỏ rất nhiều tiền cho dự án này nhưng hiệu quả không đạt được như mong muốn nên phải bỏ đi để thuê đạo diễn khác. Và cái đó là quyền của ông chủ, quyền của nhà đầu tư. Chẳng có ai lại dại đến mức bỏ tiền ra rồi giờ tốn thời gian, tốn công sức... để bỏ đi. Nếu Tú làm tốt thì tôi bỏ đi làm gì".
Đạo diễn Việt Tú nhấn mạnh anh không muốn rỡi vào bẫy tranh cãi, từ đó PR miễn phí cho bất kỳ sản phẩm nào. Đạo diễn trẻ khẳng định rằng vở diễn "Thủa ấy xứ Đoài" của anh được đăng ký bản quyền vào tháng 8.2016. Để chấm dứt những tranh cãi ông Đào Hồng Tuyển cho rằng, nếu đạo diễn Việt Tú sửa lại kịch bản, ông sẽ sắp xếp cho đạo diễn Việt Tú một suất diễn, nghĩa là một đêm diễn hai suất. Ví dụ, suất của đạo diễn Việt Tú trước rồi suất của người khác kế tiếp. Vì mỗi suất có thời lượng 45 phút, từ 7h30 đến 8h30 một suất, từ 8h30 đến 9h30 một suất.
"Tôi khuyên Tú hôm nào gặp lại tôi, anh em ngồi nói chuyện với nhau, chứ càng nói Tú lại càng sai đấy... ", ông Tuyển nói thêm.
Theo Danviet
Đạo diễn Việt Tú lên tiếng trước đơn kiện của Công ty Tuần Châu Đạo diễn Việt Tú vừa trả lời báo chí về việc Công ty Tuần Châu đã nộp đơn khởi kiện đạo diễn cùng Công ty DS tới TAND TP. Hà Nội về vụ tranh chấp bản quyền vở diễn "Ngày xưa" hay còn gọi là "Thuở ấy Xứ Đoài". Trước thông tin, Công ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nội (Công ty TCHN)...