Lùm xùm ‘chia thưởng bất công’ ở tuyển nữ Việt Nam
Lãnh đội tuyển nữ tại SEA Games 27 Phan Anh Tú bị cho là nhận thưởng quá cao so với những đóng góp của ông cho đội bóng.
Lãnh đội Phan Anh Tú nhiều lần thơm lây nhờ đội nữ. Ảnh: VTC.
Với tấm HC bạc SEA Games 27 vừa qua, tuyển nữ vừa nhận 3 tỷ đồng tiền thưởng từ VFF. Sau khi trừ thuế, 2,7 tỷ đồng còn lại sẽ được chia hết cho các thành viên trong đội, gồm HLV, cầu thủ, ban huấn luyện, bác sĩ, lãnh đội…
Theo nguyên tắc, tiền thưởng sẽ được chia theo 4 mức A, B , B và C. Cụ thể, người xếp loại A được thưởng 125 triệu đồng, loại B là 108 triệu đồng, loại B nhận 98 triệu đồng và loại C có 48 triệu đồng. Loại A gồm HLV Trần Vân Phát và 11 cầu thủ đội hình chính, loại B gồm các cầu thủ dự bị số 1, bác sĩ chính. Lãnh đội Phan Anh Tú, các trợ lý người Việt như Vũ Bá Đông, Nguyễn Kim Hồng nằm trong loại B còn loại C là các cầu thủ dự bị số 2, bác sĩ phụ, trợ lý ngôn ngữ và cầu thủ không thi đấu phút nào.
Một cầu thủ xin được giấu tên tiết lộ, ngay từ khi về nước sau SEA Games, lãnh đội Phan Anh Tú có ý chia thưởng luôn và tự nhận mình là loại A. Tuy nhiên, ông này bị nhiều người phản ứng nên sau đó đã rút xuống còn loại B.
Video đang HOT
“Những thông tin đó là bịa đặt, ngậm máu phun người, không đúng sự thật. Chuyện chia tiền thưởng là của ban huấn luyện và ban cán sự đội gồm đội trưởng và đội phó quyết, chứ tôi không hề tham gia. Đây là việc tế nhị nên từ lâu tôi không tham gia vào. Người ta tự đánh giá, xét công lao và vai trò của tôi như thế nào. Không hề có chuyện tôi tự nhận mức này sau đó bị cầu thủ phản ứng đã nhận mức khác”, ông Phan Anh Tú bức xúc sau khi nhận thông tin sáng nay.
Với nhiều tuyển thủ nữ, ông Tú được phân vào loại B cũng là sự bất công bởi vị này chủ yếu “ngồi cho đủ mâm”. Đây không phải là lần đầu tiên ông Phan Anh Tú được “thơm lây” từ những khoản thưởng nóng của đội tuyển nữ. Trước đó, sau khi lọt vào vòng chung kết Asian Cup 2014, đội nữ được thưởng một tỷ đồng, ông Tú cũng được lĩnh khoảng 30 triệu đồng – ngang bằng với những cầu thủ đá chính.
Ông Tú phân bua: “Việc các em tôn vinh như nào tôi không quan tâm tới chuyện đó đâu. Lương tâm tôi luôn tự hào vì có đóng góp cho thành công của đội. Tôi đã đóng góp không chỉ một lần mà nhiều lần, cụ thể là những chức vô địch SEA Games hay Đông Nam Á. Ban huấn luyện và các cầu thủ cũng phải đánh giá được công sức của tôi”.
Lãnh đội Phan Anh Tú chỉ có mặt ít ngày ở Myanmar khi cùng đội nữ dự SEA Games 27. Ông không theo đội trong những đợt tập huấn xa nhà dài ngày. Thậm chí trong nhiều buổi tập, trận đấu hay những giờ phút căng thẳng nhất ở giải đấu, vị trưởng đoàn cũng “mất hút” trên băng ghế chỉ đạo.
Ông Phan Anh Tú hai tay hai con linh vật dẫn đầu đoàn lên nhận HC bạc SEA Games 27. Ảnh: VTC.
“Việc đó không đáng để tôi quan tâm, bởi lương tâm mình thế nào, trách nhiệm và trình độ thế nào mới quan trọng. Còn thành tích chung của cả đội tuyển, chứ đâu mình của tôi. Nếu tôi không có đóng góp thì ai cử mình đi”, ông Tú chốt lại.
Theo VNE
Nhiều "tai mắt" theo sát U23
Với các sự cố trước thềm SEA Games 27 và cả những nghi vấn chưa có lời giải từ kỳ SEA Games 2 năm trước, VFF bố trí lực lượng dày đặc theo chân đội tuyển U23 đến Myanmar
Lãnh đạo VFF đều có mặt trong "ban chỉ đạo" để trực tiếp xử lý các vấn đề nóng liên quan đến U23 tại SEA Games 2013 Ảnh:HẢI ANH
Với LĐBĐ Việt Nam (VFF), SEA Games luôn là giải đấu "nhạy cảm", nơi dễ phát sinh các vấn đề, nổi cộm là SEA Games 2005 ở Philippines. Vì thế, tuyển U23 Việt Nam, sang Myanmar từ ngày 4-12, cần được "chăm sóc" cẩn thận. Chưa kỳ SEA Games nào mà VFF huy động một lực lượng an ninh, cán bộ giám sát dày như lần này để theo sát tuyển U23.
Tiếp sau việc phục chức cho HLV trưởng Hoàng Văn Phúc, VFF khẳng định sẽ lập một "ban chỉ đạo" trực tiếp xử lý các vấn đề nóng khi U23 Việt Nam thi đấu ở SEA Games 27. Ngày 11-11, Thường trực VFF khẳng định đích thân Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ sẽ đứng đầu ban chỉ đạo này. Các phó chủ tịch VFF: Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Lân Trung, Lê Hùng Dũng cũng tham gia ban chỉ đạo. "Thường trực VFF sẽ duy trì công tác "trực ban" chỉ đạo đội U23 tại Myanmar" - ông Nguyễn Lân Trung cho biết.
Về chuyên môn, VFF cử Chủ tịch Hội đồng HLV Quốc gia Nguyễn Sỹ Hiển đứng đầu ban cố vấn. Bên cạnh ông Hiển, các "giám sát" thường xuyên hỗ trợ sẽ là 2 ủy viên ban chấp hành VFF Nguyễn Hồng Thanh và Lê Ngọc Chức. Tổng Thư ký VFF Ngô Lê Bằng trực tiếp đi theo đội U23, còn Trưởng Ban Bóng đá nữ VFF Phan Anh Tú tiếp tục được phân công chăm lo cho tuyển nữ.
Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cho biết: "Ngoài người của VFF, Tổng cục TDTT quyết định cử riêng Vụ trưởng Trần Quốc Tuấn bao quát toàn bộ hoạt động của các đội U23, bóng đá nữ, futsal nam, nữ ở SEA Games để nắm bắt, báo cáo tổng cục".
Bênh cạnh đó là sự xuất hiện của 2 nhân viên an ninh từng nhiều lần được VFF nhờ cậy đi theo U23 và đội tuyển Việt Nam. Ông Trung cho biết: "Hai cán bộ của Cục An ninh chính trị nội bộ (A83) là ông Đào Mạnh Cường và ông Trần Thanh Tùng hoạt động độc lập với nghiệp vụ an ninh sẽ giúp VFF yên tâm hơn trong việc giám sát, phòng ngừa tiêu cực".
Ông Nguyễn Lân Trung cho rằng VFF bố trí "tai mắt" nhiều không phải để theo dõi hay khiến các cầu thủ mất tự do. Ông Trung khẳng định: "Về phía ban chỉ đạo, chúng tôi sẽ thường xuyên động viên tinh thần, quan tâm và xử lý những vấn đề nóng phát sinh. Lực lượng chuyên môn cũng có thể góp ý và điều chỉnh kịp thời nếu U23 có những chệch choạc. Như thường lệ, VFF luôn xác định phòng hơn chống, tốt nhất là phải lường trước khi tiêu cực chưa xảy ra hơn là sửa sai khi mọi việc đã rồi".
Theo VNE
Tuyển nữ Việt Nam miệt mài rèn thể lực cho SEA Games HLV và cầu thủ tuyển bóng đá nữ Việt Nam đang nỗ lực tập luyện ở Trung tâm đào tạo trẻ VFF (Hà Nội) trước giải đấu lớn. Hiện các cô gái của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đang tập luyện hai buổi mỗi ngày tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF (Hà Nội). Theo kế hoạch, ngày 18/11,...