Lukla – một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới
Để bắt đầu trekking ở Everest Base Camp nổi tiếng của Nepal, bạn phải tới được Lukla, nơi được mệnh danh là một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới.
Sân bay Lukla là một sân bay nhỏ tại thị trấn Lukla, ở Khumbu, huyện Solukhumbu, vùng Sagarmatha, miền đông Nepal. Vào tháng 1/2008, sân bay được đổi tên để vinh danh Sir Edmund Hillary và Sherpa Tenzing Norgay, những người đầu tiên leo lên đến đỉnh Everest và cũng để đánh dấu những nỗ lực của họ trong việc xây dựng sân bay.
Khi máy bay hạ cánh, ai cũng thở phào.
Nằm ở vị trí có độ cao 2.800 m một mặt là núi cao còn mặt kia là vực thẳm 1.000 m, lọt thỏm giữa những ngọn núi cao, đường bay chỉ dài khoảng 800 m và rất dốc, chỉ cần đi chệch đường băng một chút hoặc thời tiết mây mù là máy bay có thể đâm vào vách núi ngay lập tức.
Một thực tế là bầu trời nơi này thường xuyên có nhiều mây. Việc điều khiển máy bay chỉ bằng tầm nhìn nên phi công cần phải tính toán số lớp mây có thể đang phủ trên đỉnh đồi hoặc đang trôi lên từ vực sâu. Đa số các chuyến bay đều được thực hiện vào sáng sớm hoặc thỉnh thoảng là tối, lúc đó trời quang mây tạnh nhất. Có những hôm thủ đô Kathmandu thời tiết rất đẹp nhưng ở Lukla mù mịt thì 5-6 ngày không có chuyến bay nào tới Lukla là chuyện bình thường.
Nếu bạn bay tới Lukla hãy nhanh chân để chọn chỗ ngồi bên tay trái, bạn sẽ sẽ nhìn được toàn bộ dãy Himalaya hùng vĩ. Từ Kathmandu chỉ bay 27 phút là tới Lukla, trên máy bay bạn có thể nhìn thấy xa là núi tuyết, bên dưới là một màu trắng, đỏ, tím của các loại hoa, màu xanh mướt của đồng ruộng, cây cối.
Video đang HOT
Đường băng ngắn, máy bay có thể đâm vào núi bất kỳ lúc nào.
Thời gian máy bay hạ cánh khá nhanh, thường chỉ 10 giây. Chuyến bay nào cũng thế, tất cả các hành khách trên chuyến bay đều vỗ tay thật lớn để cám ơn phi công đã hạ cánh an toàn xuống sân bay. Việc hành khách xuống, lấy hành lý ra khỏi máy bay, xếp hành lý của chuyến tiếp theo, hành khách mới lên máy bay chỉ diễn ra trong vòng chưa tới 10 phút, máy bay đó lại tiếp tục bay về Kathmandu.
Trải nghiệm tại một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới sẽ là một điều thú vị và khó quên mà các bạn nên thử một lần trong đời.
Theo ngôi sao
15 đường băng đáng sợ nhất thế giới
Đường toàn băng giá, đường băng bên mép vực hay đầy gió lộng, băng trôi là những thách thức chết người đối với các phi công khi hạ cánh và cất cánh.
Đường băng băng giá: Đường bay Sea Ice ở Nam Cực không hề được trải nhựa. Băng có thể bị nứt bất cứ lúc nào dưới sức nặng của máy bay. Khi nhiệt độ tăng, băng tan, đường băng hoàn toàn biến mất và máy bay không thể hạ cánh.
Đường băng trên bãi biển: Đường băng của sân bay Barra, Scotland nằm ngay trên bãi biển. Khi thủy triều dâng, đường băng cũng biến mất dưới làn nước. Vì vậy các máy bay phải hạ cánh dựa theo thủy triều.
Đường băng đầy gió và băng trôi: Sân bay Narsaruaq, Greenland được bao quanh bởi những con vịnh hẹp. Bởi vậy, lúc nào gió cũng thổi mạnh khiến việc cất cánh và hạ cánh trở nên rất khó khăn, chỉ có thể thực hiện được vào ban ngày. Phi công phải thực hiện những khúc ngoặt 90 độ cực kỳ khó nhằn khi có gió to, chưa kể phải tránh những tảng băng trôi.
Đường băng siêu ngắn: Sân bay Madeira, Bồ Đào Nha nổi tiếng là một trong những đường băng nguy hiểm nhất châu Âu. Các phi công ở phải tuyệt đối chính xác khi điều khiển máy bay giữa một bên là biển, một bên là núi đá. Đường băng ở đây rất ngắn và có gió rất mạnh. Khi cất cánh, phi công phải cho máy bay quặt qua bên phải ở phút cuối để tránh lao xuống Đại Tây Dương.
Đường băng siêu cao: Đường băng ở sân bay Qamdo Bamda, Tây Tạng có độ cao 4.334 m so với mực nước biển. Không khí loãng khiến việc hạ cánh trở nên vô cùng khó khăn. Đường băng này còn dài nhất thế giới với chiều dài lên tới 5,5 km.
Bên bờ vực: Đường băng ở Matekane Air Strip, Lesotho, châu Phi chỉ dài 396 m, với một đầu nằm sát bên mép vực. Nhiều máy bay không kịp cất cánh khỏi đường băng nhưng vẫn bay lên được sau khi lao xuống mép vực.
Đường băng mưa gió: Đường băng siêu ngắn ở sân bay quốc tế Ketchikan, Alaska (Mỹ) hứng chịu lượng mưa từ 127-482 cm mỗi năm, cùng thời tiết giá lạnh do gần những dãy núi và biển cùng những đợt gió cực mạnh.
Siêu dốc: Đường băng ở sân bay Tenzing-Hillary, Lukla, Nepal, có độ cao 2.860 m so với mực nước biển. Đây cũng là đường băng dốc nhất thế giới. Các chuyến bay chỉ được cất cánh và hạ cánh trong ngày khi thời tiết cho phép.
Đường băng gập ghềnh: Nằm ở thị trấn Courchevel, Pháp, sân bay này có đường băng dốc lên đồi, dài chỉ 525 m, một đầu nằm sát bên mép vực. Ở phía kia đường băng gần như dựng đứng theo sườn núi của dãy Alps.
Đường băng nhiều tai nạn: Để hạ cánh xuống đường băng cao 2.850 m so với mực nước biển ở sân bay Quito, Ecuador, phi công phải bay trên những ngọn núi lửa đang hoạt động. Đây là một trong những đường băng thách thức nhất thế giới do phi công còn phải lựa qua khu dân cư đông đúc. Đã có hàng chục tai nạn hàng không xảy ra ở sân bay này.
Theo Zing News
Những hành trình thám hiểm nên thử một lần trong đời Dã ngoại trên những cánh đồng dung nham hay đu mình qua hồ cá sấu là những trải nghiệm cực hay ho để thử thách chính mình. 1. Chinh phục Everest Base Camp Có lý do để tuyến trek Everest Base Camp là tuyến phổ biến nhất tại Himalaya. Bạn sẽ đi đúng cung đường mà những nhà chinh phục Everest huyền thoại...