Luis Vuitton có thể mua Burberry và Tiffany
Hãng sản xuất hàng xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH (Mot Hennessy Louis Vuitton) đang cân nhắc thâu tóm một số thương hiệu khác, khi tăng trưởng doanh thu xuống chậm nhất 4 năm.
Theo Berenberg Bank (Đức), công ty trị giá 87 tỷ USD này có thể nhắm đến Burberry – hãng sản xuất hàng xa xỉ lớn nhất tại Anh để tăng doanh thu trong khi chờ tái định vị thương hiệu Louis Vuitton. Mục tiêu hấp dẫn khác của LVMH có thể là chuỗi trang sức Mỹ Tiffany với giá trị vốn hóa 8,1 tỷ USD, Cantor Fitzgerald dự đoán.
CEO Bernard Arnault đã đưa LVMH trở thành hãng sản xuất hàng xa xỉ lớn nhất thế giới nhờ các vụ thâu tóm mạnh tay. Năm 2011, LVMH cũng từng mua lại hãng trang sức Italy Bulgari. Theo John Guy, nhà phân tích tại Berenberg Bank London, Arnault “cần phải mua tăng trưởng từ các hãng khác để vực dậy Vuitton”.
Một cửa hàng của Louis Vuitton ở Thượng Hải. Ảnh: Bloomberg
Video đang HOT
Thâu tóm một nhãn hàng tên tuổi sẽ cho phép LVMH giảm phụ thuộc vào các nhãn hàng nhỏ hơn như Fendi và Celine. Trong lúc đó, hãng sẽ tập trung đánh bóng tên tuổi Louis Vuitton và phát triển các thương hiệu thời trang khác. Doanh thu của LVMH được dự đoán chỉ tăng 7,3% năm nay, thấp nhất kể từ 2009, khi hãng này giảm mở rộng các thương hiệu chủ chốt để nâng cao hình ảnh Louis Vuitton.
Người phát ngôn của LVMH không tiết lộ hãng này sẽ thâu tóm hay thỏa thuận với công ty được chọn. Năm 2012, doanh thu toàn cầu của LVMH vào khoảng 28 tỷ euro (37 tỷ USD). Trong đó, phân khúc thời trang và đồ da đóng góp lớn nhất, dù tốc độ tăng trưởng đang chậm lại.
Loại bỏ yếu tố biến động tỷ giá, doanh thu từ mảng kinh doanh này chỉ tăng 7% năm ngoái, chậm nhất kể từ 2009. Thương hiệu Louis Vuitton chiếm hơn 75% doanh thu. Tuy nhiên, tăng trưởng của thương hiệu này chỉ là 6%, bằng một nửa cùng kỳ và là thấp nhất kể từ năm 2001, theo nghiên cứu của Exane BNP Paribas.
Andrea Gerst – Giám đốc quản lý danh mục đầu tư của quỹ Julius Baer Luxury Brands cho biết LVMH sẽ không thể mở thêm nhiều nhãn hiệu nữa vì phải duy trì tăng trưởng. Chuyên gia này nhận định: “LVMH sẽ tiếp tục thâu tóm, vì đó là chiến lược của họ. Dù rất tốn kém trong dài hạn, nhưng nếu thực hiện tốt, những thương vụ này chắc chắn sẽ mang lại thành công lớn”.
Theo VNE
Trung Quốc chấm dứt chuỗi tăng trưởng ì ạch
GDP quý cuối năm tăng cao hơn 3 tháng trước đó, đưa nước này thoát khỏi tình trạng tăng trưởng chậm chạp 7 quý liên tiếp.
Theo Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc, quý IV/2012, GDP nước này đã tăng 7,9% so với cùng kỳ. Tốc độ này mạnh hơn quý III với 7,4% và cao hơn dự đoán của các nhà phân tích tại Bloomberg là 7,8%. Sản lượng công nghiệp tháng 12 cũng tăng mạnh hơn dự đoán với 10,3% và đầu tư vào tài sản cố định lên thêm 20,6% trong cả năm.
Đà tăng được dự báo còn kéo dài trong nửa đầu năm nay khi các dự án cơ sở hạ tầng khởi công và thị trường nhà đất nóng lên. Đây là những tín hiệu rất lạc quan với ban lãnh đạo mới của Trung Quốc khi chính thức cầm quyền vào tháng 3 này.
Trung Quốc chính thức thoát tăng trưởng ì ạch sau hai năm. Ảnh: Bloomberg
Tuy nhiên, Thủ tướng tương lai Lý Khắc Cường có thể phải đối mặt với nửa cuối năm khá khó khăn, do tác dụng của các gói kích thích giảm sút. Lạm phát tăng tốc có thể khiến ông phải thắt chặt tiền tệ và nạn tín dụng đen cũng là rủi ro lớn.
Yao Wei, nhà kinh tế khu vực Trung Quốc tại Ngân hàng Societe Generale cho rằng: "Trung Quốc đang trong giai đoạn phục hồi và việc này sẽ còn kéo dài trong hai quý đầu. Tuy nhiên, tình hình sau đó lại rất khó đoán trước. Giá bất động sản có thể tăng cao, và rủi ro tín dụng đen sẽ khiến các nhà điều tiết thắt chặt tiền tệ".
Yao được Bloomberg đánh giá là người có dự đoán chính xác nhất về GDP hàng quý. Bà đã nâng dự đoán GDP quý đầu của Trung Quốc lên 8,2% từ 7,8%. Tuy nhiên, đã phục hồi sẽ lại giảm tốc xuống chỉ còn 7,4% quý IV.
Trung Quốc đã tăng trưởng ì ạch 7 quý liên tiếp và kết thúc năm 2012 với mức tăng GDP 7,8%, thấp nhất trong 13 năm. Tuy nhiên, tốc độ này vẫn còn cao hơn dự đoán của Bloomberg là 7,7%. Các nhà phân tích trong khảo sát của Bloomberg cho rằng nước này sẽ tăng trưởng 8,1% cả năm 2013.
Thủ tướng sắp mãn nhiệm Ôn Gia Bảo đã đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm 2012, mức thấp nhất kể từ năm 2004. Theo tiết lộ của một giám đốc ngân hàng và nhân viên chính phủ Trung Quốc, nước này vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5% năm nay.
Theo VNE
Lạm phát là rủi ro lớn nhất với châu Á Theo nhiều chuyên gia, việc nới lỏng tiền tệ quá mức của nhiều ngân hàng trung ương có thể khiến lạm phát quay trở lại các nước châu Á trong năm 2013. Châu Á đang dần phục hồi và lạm phát không còn là ưu tiên hàng đầu của một số ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của HSBC...