Lùi thời gian quyết toán thuế thu nhập cá nhân thêm 1 tháng
Đại diện Tổng cục thuế cho biết, đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế, thời hạn quyết toán được kéo dài thêm 1 tháng.
Theo Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân Tổng cục Thuế, cho biết kỳ quyết toán thuế năm 2020 sẽ có thay đổi so với trước đó. Theo luật Quản lý thuế sửa đổi, hạn Quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) do tổ chức, doanh nghiệp, người nộp thuế chi trả thu nhập được ủy quyền là ngày 31/3. Còn đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế, thời hạn quyết toán được kéo dài thêm 1 tháng, đến 30/4.
Lùi thời gian quyết toán thuế thu nhập cá nhân thêm 1 tháng
Theo Nghị định 126 hướng dẫn luật Quản lý thuế mới, tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán TNCN. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thực hiện ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập… Tổng cục Thuế sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết những quy định liên quan được đề cập tại Nghị định 126.
Riêng về mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế, bà Nguyễn Thị Lan Anh cho hay sẽ áp dụng theo mức mà Nghị quyết 954 của Quốc hội ban hành là 11 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế (tương ứng 132 triệu đồng/năm) và người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng (tức 52,8 triệu đồng/năm). Mức giảm trừ này được thực hiện từ ngày 1/7/2020 và thực hiện trong kỳ quyết toán thuế TNCN năm 2020.
Video đang HOT
Dự kiến có hơn 1 triệu người nộp thuế không phải nộp thuế khi áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mới. Với những người có thu nhập cao hơn, phải nộp thuế trong khoảng bậc 2 trở đi thì số thuế TNCN phải nộp cũng sẽ giảm đáng kể do được nâng mức giảm trừ gia cảnh lên. Từ khi áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mới, số thuế TNCN nộp vào ngân sách nhà nước giảm hơn so với cùng kỳ.
Trong năm 2020, Cục Thuế TP.HCM đã thực hiện giải quyết 22.125 hồ sơ hoàn thuế TNCN, tăng 23% so với cùng kỳ, với số thuế hoàn là 149 tỉ đồng (tính bình quân mỗi hồ sơ có số thuế hoàn 6,7 triệu đồng – PV), tăng 18% so với cùng kỳ. Trong năm 2020, số thu thuế TNCN trên địa bàn thành phố đạt 40.602 tỉ đồng, bằng 88,07% dự toán và tăng hơn 1.862 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng cục Thuế: Grab phải có trách nhiệm điều chỉnh lại cơ cấu giá tính thuế
Tổng cục Thuế nhấn mạnh, Grab phải có trách nhiệm điều chỉnh lại cơ cấu giá tính thuế để đảm bảo không ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như thu nhập của tài xế.
Một tài xế chạy GraBike cho biết: "Hiện nay Grab trừ 20% của mỗi cuốc xe. Sau đó lại trừ tiếp 10% số tiền chúng tôi được hưởng". Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Tại buổi làm việc với Grab vào chiều ngày 9/12, Tổng cục Thuế cho biết đã giải thích cho Grab về Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 5/12/2020 không có thay đổi về chính sách thuế giá trị gia tăng.
Theo đó, Nghị định 126 quy định nghĩa vụ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động hợp tác kinh doanh là do doanh nghiệp thực hiện. Doanh nghiệp phải khai thuế giá trị gia tăng đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh.
Tổng cục Thuế nhấn mạnh, đối với Grab là hoạt động kinh doanh vận tải nên doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% và doanh nghiệp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định.
Cũng tại cuộc họp, đại diện của Grab cũng chưa thông tin rõ ràng cho cơ quan thuế về việc công ty này tăng giá và tăng mức chiết khấu đối với tài xế là do ảnh hưởng của Nghị định 126.
Trước đó, Grab Việt Nam cho biết sẽ tăng thuế giá trị gia tăng từ 3% lên 10% với môi cuôc xe công nghê và việc tăng thuế này là thực hiện theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Do đó, Grab đã cân nhắc cẩn trọng để đề xuất giá cước mới phù hợp và tiến hành khấu trừ nghĩa vụ thuế VAT 10% từ cước phí chuyến xe mà người dùng đang chi trả. Phí sử dụng ứng dụng (chiết khấu) áp dụng cho đối tác tài xế vẫn được giữ nguyên không thay đổi.
Việc tăng thuế này đã khiến hàng trăm tài xế chạy xe ôm công nghệ Grab diễu hành bằng xe máy tại một số thành phố như: Hà Nội, Đà Nẵng... để phản đối mức khấu trừ mới này.
Tổng cục Thuế cũng cho biết, thông tin của Công ty TNHH Grab cho rằng do tác động của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 dẫn đến Grab tăng giá cước từ 8% đến 18% đối với từng loại hình dịch vụ và ở từng khu vực khác nhau, đồng thời giảm tỷ lệ chia cho tài xế 7% là hoàn toàn không đúng.
Theo quy định tại Nghị định 126, hình thức tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân (bao gồm cả lĩnh vực taxi công nghệ) thì tổ chức phải có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng và xuất hóa đơn trên toàn bộ doanh thu theo quy định về thuế suất và khai thuế của tổ chức. Tổ chức chỉ khấu trừ và khai thay, nộp thay cho cá nhân đối với thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân không phân biệt hình thức phân chia khoản tiền thu được giữa tổ chức và cá nhân.
Tổng cục Thuế cho biết, trong thời gian qua do chưa có hướng dẫn cụ thể về chính sách thuế đối với mô hình hợp tác kinh doanh với cá nhân nên dẫn đến việc thực hiện khai thuế đối với mô hình Grab không thống nhất, không đúng quy định. Nghị định 126 của Chính phủ là văn bản hướng dẫn về quản lý thuế nên chỉ quy định rõ hơn về việc khai thuế đối với mô hình hợp tác kinh doanh với cá nhân, không phải quy định mới về chính sách thuế giá trị gia tăng - chính sách thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động vận tải công cộng không thay đổi, vẫn áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% từ trước đến nay.
Tổng cục Thuế khẳng định, quy định mới tại nghị định 126 không làm tăng nghĩa vụ của cá nhân tài xế (tài xế chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân 1,5% nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng), không làm tăng giá cước vận tải do chính sách thuế giá trị gia tăng 10% đối với vân tải không thay đổi mà vẫn áp dụng từ trước đến nay.
Tổng cục Thuế nhấn mạnh, Grab phải có trách nhiệm điều chỉnh lại cơ cấu giá tính thuế để đảm bảo không ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như thu nhập của tài xế.
Theo Tổng cục Thuế, trách nhiệm của Grab trong việc thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật là Grab được xác định là hoạt động kinh doanh vận tải, không phải là hoạt động kinh doanh công nghệ. Vì thực tế Grab giữ vai trò quyết định về giá vận tải, các chính sách với khách hàng, chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng.
Do đó, Grab có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về pháp lý trong mọi lĩnh vực (bao gồm nghĩa vụ thuế) với cơ quan nhà nước, nghĩa vụ với khách hàng và các vấn đề liên quan đến tư pháp (nếu có) là đúng với bản chất hoạt động kinh tế phát sinh./.
Những khoản tiền bị trừ hàng tháng trong lương Bên cạnh với việc nhận lương, người lao động phải thực hiện một số nghĩa vụ để được hưởng quyền và lợi ích chính đáng của mình, trong đó có 3 khoản tiền trong lương được trừ hàng tháng theo quy định hiện hành Hàng tháng, người lao động được người sử dụng lao động trả tiền lương tương xứng với công việc...