Lùi thời gian công bố sách giáo khoa lớp 1 mới
Ngày 29.10, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ GD-ĐT đã quyết định lùi thời gian phê duyệt và công bố sách giáo khoa (SGK) lớp 1 sang khoảng trung tuần tháng 11 thay vì trong tháng 10 như dự kiến trước đó.
Giới thiệu sách giáo khoa lớp 1 chương trình mới – Bá Hải
Nguyên nhân là Bộ GD-ĐT cần rà soát lại các căn cứ pháp lý liên quan đến nội dung SGK như luật Giáo dục, luật Xuất bản; luật Sở hữu trí tuệ và các vấn đề liên quan đến hội nhập quốc tế… để SGK khi được phê duyệt sẽ chính xác và hợp pháp nhất.
Theo ông Tài, Bộ GD-ĐT tiếp nhận SGK từ 3 đơn vị đề nghị thẩm định: Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục VN, NXB Trường ĐH Sư phạm và NXB Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Qua rà soát, Bộ đã tiếp nhận các bộ sách được đề nghị thẩm định đối với 9 môn học ở lớp 1 với 49 bản thảo, cụ thể như sau: tiếng Việt, toán, đạo đức mỗi môn 6 bản thảo; tự nhiên – xã hội (5 ); giáo dục thể chất (4); nghệ thuật (âm nhạc) (5); nghệ thuật (mỹ thuật) (5); hoạt động trải nghiệm (6); tiếng Anh (6). Các hội đồng đã qua 2 vòng và kết quả sơ bộ như sau: có 38/49 bản thảo ở tất cả 9 môn học được các hội đồng thẩm định đánh giá là “đạt” và đề nghị Bộ trưởng xem xét phê duyệt. Có 11/49 bản thảo ở 6 môn học bị đánh giá “không đạt”.
Theo Thanh niên
Coi thường ý kiến của Sở, giáo viên trường Văn Điển vẫn dạy thêm trái phép
Mặc dù đã có chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội nhưng một số giáo viên tại trường cấp 2 thị trấn Văn Điển vẫn thuê nhà dân dạy học trái phép.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của một số phụ huynh tại trường Trung học cơ sở Văn Điển (Thanh Trì, Hà Nội) bức xúc trước việc một số giáo viên trong trường tổ chức dạy học trái phép học sinh chính khóa.
Một phụ huynh (xin được giấu tên) cho biết: "Nhà trường cho làm mẫu đơn xin học thêm đưa học sinh mang về cho phụ huynh ký.
Tôi xin làm rõ việc cấp phép dạy thêm của Phòng giáo dục cho Trường đã đúng chưa?
Video đang HOT
Vì sau khi có phản ánh của phụ huynh với lãnh đạo Sở, trường đã rút học thêm buổi chiều xuống còn ba tiết và sắp xếp lại thời khóa biểu từ thứ hai ngày 7/10/2019.
Nội dung học thêm các môn văn hóa, nhưng trên thực tế hiện nay nhà trường đã trộn; sáng 5 tiết; chiều học thêm 4 tiết.
Một số giáo viên thuê cơ sở vật chất bên ngoài để dạy thêm trái phép.
Giáo viên trên lớp dạy hời hợt, minh chứng là cái gì cũng cho ghi đọc sách giáo khoa. Nếu đọc sách giáo khoa đâu cần giáo viên dạy.
Học sinh cần giáo viên dạy truyền lửa, không nên giáo điều,tôn trọng cách viết và sự sáng tạo của học sinh, nên gợi ý cho học sinh viết theo cách này hay cách khác".
Giáo viên N.T.T dạy học trái phép (Ảnh:N.D)
Phụ huynh phản ánh thêm tình trạng một số giáo viên trường cấp 2 thị trấn Văn Điển tổ chức dạy thêm trái phép:
"Giáo viên Trường trung học cơ sở thị Trấn Văn Điển chỉ chăm làm thêm, biến tướng dưới hình thức là dạy thêm vào chiều thứ bảy và ngày chủ nhật ở nhà giáo viên hoặc giáo viên nào không có điều kiện dạy thêm ở nhà được thì giáo viên chung chi thuê ở một nơi nào rồi tập trung dạy.
Học sinh khi đi học thêm thì phát phiếu bài tập cho làm hết giờ xong cuối buổi cho thu lại.
Tôi xin đưa ra minh chứng là giáo viên Nguyễn Thị Xuân môn vật Lý nhà ở xã Tam Hiệp hay giáo viên Nguyễn Thị Tuyết môn Ngữ văn và các giáo viên tự nhiên và xã hội thuê địa điểm dạy tại thôn Cương Ngô xã Tứ Hiệp.
Vì áp lực học thêm và lịch học quá dày gần như không có ngày nghỉ cho nên phụ huynh đã phản ánh về sở giáo dục và giáo viên đã chuyển địa điểm đến nơi mới xa khu dân cư, gần Trường Chu Văn An, Thanh Trì bắt đầu từ chủ nhật ngày 13/10/2019".
Học sinh đi học thêm, nhiều trường hợp phản ánh bị ép buộc (Ảnh:N.D)
Theo phản ánh của phụ huynh, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đến địa chỉ được cho là nơi dạy học trái phép của một số giáo viên trường cấp 2 thị trấn Văn Điển.
Tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa Hoàng Gia có địa chỉ lô 47, khu đấu giá thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội có ghi ngoài biển - giấy chứng nhận: số 82/GCN-SGDĐT.
Đây là nơi từng được một số giáo viên trường cấp 2 Văn Điển thuê để dạy học trái phép.
Theo danh sách các trung tâm bồi dưỡng văn hóa thì không có trung tâm nào tên là trung tâm bồi dưỡng văn hóa Hoàng Gia. Đây là cái sai thứ nhất của nhóm giáo viên này.
Sau khi có chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trung tâm này đã không còn hoạt động.
Tuy nhiên một số giáo viên tiếp tục thuê nhà người dân tại thôn Cương Ngô, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì để dạy học trái phép.
Tại những lớp học này, giáo viên dạy thêm vào ngày Chủ Nhật. Theo ghi nhận sau khi đón học sinh, giáo viên đóng kín cửa "nội bất xuất, ngoại bất nhập".
Mặc dù đã có chỉ đạo từ Sở những nhóm giáo viên này vẫn bất chấp dạy học trái phép (Ảnh:N.D)
Dường như cũng ý thức được sự sai trái của hành vi dạy học trái phép cho nên những giáo viên này rất cảnh giác khi có người lạ.
Lớp học được đóng kín mít, bên trong cơ sở vật chất không đảm bảo theo đúng quy định và quan trọng nhất đây là những lớp dạy thêm không được cấp phép hay còn được gọi là dạy chui.
Phụ huynh phản ánh: Lớp của cô giáo Nguyễn Thị Xuân dạy môn Vật Lý nhà tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lớp của cô Nguyễn Thị Tuyết giáo viên dạy môn Ngữ Văn.
Trao đổi với bà Trương Thị Quý Hoa - hiệu trưởng trường Trung học cơ sở thị trấn Văn Điển, bà Hoa nói:
"Chúng tôi ghi nhận phản ánh của Báo, đồng thời nếu phóng viên muốn làm việc với nhà trường cần phải có sự giới thiệu của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Trì".
Đề nghị các cơ quan chức năng và đặc biệt là Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, trường Trung học cơ sở thị trấn Văn Điển xác minh và xử lý những giáo viên dạy học trái phép ngoài nhà trường hoặc có hành vi ép buộc, lợi dụng quyền lực mềm để ép học sinh đi học thêm.
Điều đáng nói mặc dù đã có chỉ đạo từ Sở Giáo dục và Đào tạo thế nhưng nhóm giáo viên này vẫn "bỏ ngoài tai" tiếp tục dạy học trái phép vi phạm các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nam Dương
Theo giaoduc.net
NXB Giáo dục Việt Nam phát hiện hơn 500.000 bản sách bị in lậu Từ năm 2010 đến nay, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam phát hiện hơn 500.000 bản sách, hơn 100.000 đĩa CD và gần 8 tấn bán thành phẩm sách giáo dục bị in lậu, tàng trữ để tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành. NXB Giáo dục Việt Nam phát hiện nhiều đầu sách giáo dục bị in lậu. Ảnh ĐH Những...