Lùi luật Hộ tịch, chờ làm đề án cấp mã số công dân
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị đưa luật Hộ tịch khỏi chương trình làm luật năm nay để chờ Chính phủ hoàn thành đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý dân cư. Luật Biểu tình, trưng cầu ý dân cũng hoãn thêm 1 năm so với đề nghị.
Phó Chủ tịch Quôc hôi Uông Chu Lưu thay mặt UB Thường vụ Quôc hôi ký trình Quốc hội xem xét dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và 2014.
So với chương trình dự kiến của năm 2013 được Quốc hội quyết định trong kỳ họp trước, đến thời điểm này, UB Thường vụ đề xuất lùi thời hạn trình các dự án Luật hải quan (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm xã hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), Luật hộ tịch.
Thử nghiệm cấp mã số định danh công dân trùng với 12 số trên chứng minh thư mới của Bộ Công an vừa phải bỏ nội dung ghi họ tên cha mẹ.
Đây không phải lần đầu tiên luật Hộ tịch bị đình lại. Trước đây, tại phiên họp thứ 11 của UB Thường vụ Quốc hội (tháng 9/2012), luật Hộ tịch đã được trình xin ý kiến để đưa ra Quốc hội thảo luận trong kỳ họp cuối năm 2012. Tuy nhiên, sau đó, UB Thường vụ đã yêu cầu cơ quan soạn thảo (Bộ Tư pháp) làm lại luật này vì nhiều vướng mắc chưa được giải quyết thấu đáo.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng đây là dự án luật liên quan nhiều đến việc quản lý dân cư. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020. Nội dung của Đề án này (trong đó có vấn đề quan trọng là cấp mã số định danh công dân) là cơ sở quan trọng để cải cách công tác quản lý hộ tịch.
Video đang HOT
Với lý do đó, UB Thường vụ Quốc hội đề nghị chưa đưa dự án Luật hộ tịch vào chương trình làm luật cho đến khi nào thông qua xong Đề án mới xem xét, bổ sung thêm.
Ngược lại, chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm nay sẽ được bổ sung một số luật như: Luật Việc làm; luật Đầu tư công, mua sắm công; luật Công an nhân dân sửa đổi, Nghị quyết của Quốc hội ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi Điều 170 của Luật doanh nghiệp; Nghị quyết của UB Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 928 năm 2010 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên…
Về chương trình của năm 2014, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cho biết, Chính phủ đề nghị đưa vào Luật căn cước của công dân, Bộ luật hình sự (sửa đổi), Luật tiền lương tối thiểu, Luật trưng cầu ý dân, Luật biểu tình… Tuy nhiên, sau khi cân nhắc về các dự án do các cơ quan, tổ chức, đại biểu đề nghị, xét thứ tự ưu tiên, ông Lưu đề nghị chưa đưa các dự án này vào Chương trình năm 2014. Các cơ quan, tổ chức hữu quan vẫn tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và chuẩn bị để khi có điều kiện sẽ bổ sung vào chương trình của từng năm cụ thể.
UB Thường vụ Quốc hội lập luận, cần ưu tiên cho việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các dự án phục vụ cho việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. UB Thường vụ đề nghị đưa các dự án Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi) vào Chương trình năm 2014 và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8.
Luật xây dựng (sửa đổi), Luật phá sản (sửa đổi), Luật đầu tư (sửa đổi), Luật doanh nghiệp (sủa đổi), Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi)… cũng được đề xuất ưu tiên đưa vào chương trình năm 2014 để phúc đáp yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Theo Dantri
Tạm trú 2 năm thì được nhập hộ khẩu nội đô
Cả cơ quan soạn thảo lẫn cơ quan thẩm tra dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú đều thống nhất, sẽ quy định cần tạm trú liên tục trong 2 năm tại thành phố thì mới được nhập hộ khẩu vào nội đô (quận).
Lượng người dồn về nội đô các thành phố trực thuộc TƯ quá lớn, gây ra nhiều vấn đề xã hội như thiếu việc làm hay tắc đường, kẹt xe... (Ảnh minh họa)
Sáng nay (23-5), Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ công an thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú; sau đó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật này.
Nổi lên trong đó là quy định về một số hành vi bị nghiêm cấm: giả tạo điều kiện để được đăng ký thường trú; cho đăng ký cư trú nhưng thực tế người được cấp đăng ký không sinh sống tại chỗ ở đó; đồng ý cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để trục lợi.
Ủy ban Pháp luật tán thành với việc bổ sung nghiêm cấm hai hành vi như trên, vì cho rằng đây là những hành vi phổ biến mà một số người dân hay lợi dụng để đăng ký thường trú; việc bổ sung nghiêm cấm các hành vi này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý những người có hành vi trái pháp luật về cư trú. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra này cũng yêu cầu cơ quan soạn thảo cần quy định cụ thể hơn về các hành vi bị nghiêm cấm.
Người dân làm thủ tục đăng ký hộ khẩu
Về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương được dự thảo luật quy định như sau.
Công dân có một trong các điều kiện: có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú liên tục tại thành phố đó từ 1 năm trở lên. Trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú liên tục tại thành phố đó từ 2 năm trở lên.
Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu là người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố, có xác nhận của chính quyền địa phương về điều kiện diện tích bình quân, được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Công dân đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thì thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô.
Về điều kiện này, Ủy ban Pháp luật nhận thấy sự quá tải về dân cư tập trung chủ yếu ở các quận nội thành. Để hạn chế bớt số lượng người thường trú tại các quận nội thành thì nâng điều kiện về thời hạn tạm trú từ 1 năm lên 2 năm và phải bảo đảm về diện tích ở tối thiểu như quy định của dự thảo Luật là hợp lý.
Ngoài ra cũng có ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật đề nghị, về lâu dài cần có giải pháp tổng thể về kinh tế - xã hội khắc phục vấn đề tập trung dân cư vào nội thành của các thành phố lớn trực thuộc trung ương.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Luật Cư trú (từ 1-7-2007), Công an các địa phương đã giải quyết đăng ký thường trú cho 3.742.574 hộ, 17.784.100 nhân khẩu; tách sổ hộ khẩu cho 2.220.664 trường hợp; cấp mới 1.992.923 sổ hộ khẩu; đổi 2.874.518 sổ hộ khẩu; cấp lại 600.872 sổ hộ khẩu; điều chỉnh 137.193 trường hợp có thay đổi trong sổ hộ khẩu; xóa đăng ký thường trú 3.508.125 nhân khẩu; đăng ký tạm trú cho 1.861.260 hộ, 10.247.020 nhân khẩu; cấp 2.266.862 sổ tạm trú; tiếp nhận thông báo lưu trú 97.557.028 lượt trường hợp.
Theo ANTD
Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 5 với nhiều nhiệm vụ quan trọng Sáng nay (20/5), Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 5. Kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ bàn tới nhiều vấn đề quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. như cân nhắc sửa đổi Hiến pháp và tìm giải pháp vực dậy nền kinh tế đang khó khăn. Đặc biệt, đây là lần đầu...