Lugansk và Donetsk tuyên bố sẽ sử dụng đồng rúp và giành độc lập đến cùng
Ngày 16-9, lãnh đạo nước Cộng hòa nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng Igor Plotnitsky tuyên bố, nước cộng hòa này muốn chuyển từ đồng hryvna sang sử dụng đồng rúp của Nga làm đồng tiền địa phương trong tương lai gần.
“Tất nhiên, chúng tôi muốn sử dụng đồng rúp, nhưng nhiều vấn đề vẫn còn tồn tại, trong đó có cả các vấn đề chính trị. Cho đến nay, chúng tôi vẫn đang sử dụng đồng hryvna của Ukraine. Nhưng tôi không nghĩ rằng việc này sẽ kéo dài lâu”, ông Plotnitsky nói và cho biết thêm rằng nước này vẫn chưa giải quyết được một số vấn đề về kinh tế và tài chính, bao gồm cả việc thành lập một hệ thống ngân hàng.
Hôm 10-9, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết ông đã giới thiệu “một dự luật về quyền tự trị tạm thời tại các huyện tách biệt thuộc các khu vực Donetsk và Lugansk”, nhằm “đảm bảo sự trở lại hòa bình của những khu vực này dưới chủ quyền của Ukraine”.
Trong dự luật này, Tổng thống Poroshenko đã bác bỏ “bất kỳ loại liên bang hóa hoặc ly khai nào” cho 2 khu vực ở miền đông Ukraine này.
Lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine treo cờ Nga tại một điểm kiểm soát giữa Lugansk và Donetsk
Trong khi đó, Thủ tướng nước Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) Alexander Zakharchenko tuyên bố rằng, dù thế nào đi nữa các nước cộng hòa tự xưng này sẽ tìm kiếm độc lập đến cùng. Ông còn cho biết thêm rằng nội dung trong thỏa thuận Minsk về quy chế đặc biệt cho hai khu vực này không phải là mục tiêu cuối cùng.
Phát ngôn viên LPR thì cho rằng các nước cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk không quan tâm đến dự luật của tổng thống Ukraine về tình trạng của họ trong khuôn khổ Ukraine.
DPR và LPR đã bố độc lập vào tháng 5 vừa qua, từ chối thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ mới của Ukraine đã lên nắm quyền sau cuộc đảo chính ngày 22-2, lật đổ chính phủ hợp pháp của Tổng thống Viktor Yanukovich.
Ngày 5-9, Nhóm liên lạc Ukraine, bao gồm các đại diện của cả hai bên xung đột ở Ukraine, Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu ( OSCE), đã tổ chức một cuộc họp ở thủ đô Minsk của Belarus. Kết quả là, các bên đã ký một thỏa thuận 12 điểm, trong đó có việc yêu cầu Ukraine thông qua một dự luật về quy chế đặc biệt cho các khu vực Donetsk và Lugansk và tổ chức bầu cử sớm tại các khu vực này.
Theo ANTD
NATO điều vạn quân, Ukraine liên tục thỏa hiệp
EU đã ra tối hậu thư yêu cầu Nga dừng can thiệp vào Ukraine ít nhất 1 tuần, trong khi đó Ukraine tiếp tục xuống nước với các yêu cầu của Nga.
Video đang HOT
EU ra tối hậu thư, NATO điều quân một vạn
Tại cuộc họp của 28 nhà lãnh đạo trong Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ), Chủ tịchEU Herman Van Rompuy đã tuyên bố châu Âu sẵn sàng các biện pháp trừng phạt mới nếu Moscow không thôi các hành động chống đối với Ukraine.
Chậm nhất trong vòng một tuần tới, nước Nga sẽ phải cho châu Âu thấy những động thái tích cực nếu không muốn hứng chịu thêm trừng phạt.
Còn Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel cho biết các biện pháp trừng phạt mới sẽ có hiệu quả cao hơn, tiếp tục nhằm vào các ngành tài chính, năng lượng và công nghiệp quốc phòng của Nga.
Đây là động thái mới nhất của châu Âu kể từ khi Tổng thống Ukraine, ông Petro Poroshenko đưa ra lời kêu gọi hỗ trợ quân sự vào hôm 28/8 và cùng ngày, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk cũng phát đi lời kêu gọi phương Tây gia tăng trừng phạt với nước Nga.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso
Theo giới phân tích, EU đã quyết liệt hơn với Nga ngay sau khi hàng loạt thông tin từ các nhà báo chiến trường, từ NATO hay Mỹ đưa ra chứng minh việc Nga đang hỗ trợ quân sự cho phe ly khai bằng cách hỗ trợ vũ khí và quân sĩ.
Ngoài ra, Mỹ cũng đã sẵn sàng các biện pháp trừng phạt tăng cường với Nga.
Trong một động thái khác, ngày 30/8/2014, Thời báo tài chính Anh đưa tin, 7 quốc gia thành viên của NATO bao gồm Anh, Đan Mạch, Latvia, Estonia, Litva, Na Uy, Hà Lan đã lên kế hoạch nhằm thành lâp một lực lượng viễn chinh khoảng 10 nghìn quân gồm cả hải, lục, không quân. Nước Anh sẽ đứng đầu chỉ huy lực lượng này.
Canada cũng đang xem xét sẽ góp quân vào lực lượng viễn chinh sắp được thành lập của khối NATO. Thời báo tài chính Anh dẫn một nguồn tin quốc phòng cho biết lực lượng này được thành lập nhằm đáp ứng các yêu cầu phản ứng nhanh trước những thách thức, đặc biệt đến từ Nga và trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine ngày càng leo thang.
Ukraine đang chờ tin vui hay xuống nước?
Trong bối cảnh EU ra tối hậu thư cho Nga phải chấm dứt các hoạt động can thiệp vào Ukraine chậm nhất một tuần tới, thì phía chính quyền Kiev tiếp tục có những động thái khác đáng chú ý.
Phát biểu trong buổi họp báo ngày 30/8 sau cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC)Jose Manuel Barroso tại Brussels, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko bày tỏ hy vọng cuộc đối đầu quân sự tại miền Đông nước này có thể chấm dứt vào đầu tháng 9.
Một xe quân sự của Ukraine gần Donetsk
Ông Poroshenko nói: "Chúng tôi trông đợi tuần tới sẽ chứng kiến tiến triển thực sự trong các cuộc đàm phán hòa bình. Quả thực chúng ta đang tiến rất gần tới điểm không thể quay lại. Mỗi bên trong cuộc xung đột cần có trách nhiệm và hãy không châm ngòi cho cuộc chiến mới ở châu Âu".
Ông nói thêm trong bối cảnh này ông cảm nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của Liên minh châu Âu (EU) để nhanh chóng giải quyết hòa bình tình hình Donbass. Ông nói:
"Chúng tôi hiểu rõ không chỉ tồn tại mỗi giải pháp quân sự cho việc giải quyết cuộc xung đột. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng việc thực thi kế hoạch hòa bình, vốn đã được đề xuất và nay, sau khi thảo luận với OSCE và các đối tác của chúng tôi về một số thay đổi, sẽ là cơ sở, để có thể rất nhanh chóng chấm dứt chiến tranh tại Ukraine vào đầu tháng 9. Những khả năng này hiện tồn tại, song chúng ta sẽ xem liệu chúng có được các bên thực thi hay không".
Đầu tháng 9 tới cũng là thời hạn cho một tuần tối hậu thư của EU được thi hành, và theo những gì ông Poroshenko nói, Ukraine đang thực sự ấp ủ hy vọng Nga sẽ làm theo những gì mà EU đã yêu cầu.
Tuy nhiên, mới cách đó vài ngày, hôm 27/8/2014, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã phát biểu rằng mọi yêu cầu gửi tới Nga dưới dạng ngôn ngữ của tối hậu thư sẽ chẳng mang lại kết quả gì.
Trong khi đó, Kiev bắt đầu có những biểu hiện đấu dịu với Nga khi lập tức cho phép đoàn xe cứu trợ thứ hai của Nga được hoạt động tự do tới Donetsk, khác hẳn với chuyến xe cứu trợ nhân đạo trước, khi bị Kiev làm khó dễ và cầm chân nhiều ngay ở vùng biên giới.
Các binh sỹ của Nga bị bắt trên lãnh thổ Ukraine sắp được trả tự do
Một hành động khác được cho là xuống nước của Ukraine khi 10 lính dù của Nga bị bắt giữ ở miền Đông Ukraine hôm 26/8 đã được quyết định trao trả lại. Thông tin này đã được Thiếu tướng Aleksey Ragozin của Nga xác nhận.
Ông Ragozin cho rằng: "Tôi thấy không thể chấp nhận việc người của chúng tôi bị phía Ukraina giam giữ trong nhiều ngày và hơn nữa còn bị chuyển tới Kiev. Trong khi đó, hàng trăm binh sĩ Ukraina chạy sang lãnh thổ Nga, sau khi được chăm sóc toàn diện, đã ngay lập tức được trả về Ukraina".
Tuy nhiên để đạt được thỏa thuận này, Nga đã phải thuyết phục quân ly khai mở một hành lang nhân đạo để giải phóng cho các binh sỹ Ukraine đang bị bao vây và chịu đói khát nhiều ngày nay.
Nga kiên quyết phủ nhận can dự
Trong khi NATO, EU và Mỹ liên tiếp gây sức ép cho mình thì về phía Nga, họ luôn khẳng định không bao giờ trang bị vũ khí cho phe ly khai ở Ukraine.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Anatoly Antonov vừa cho biết rằng lực lượng li khai ở miền đông Ukraine đang sử dụng các loại vũ khí từ thời Liên Xô còn sót lại ở Ukraine chứ không hề nhận được bất cứ thứ gì từ Nga.
"Khi liên bang Xô-viết sụp đổ, lãnh thổ Ukraine vẫn còn chứa đầy các loại súng, mìn, hệ thống phóng tên lửa và các loại vũ khí khác. Có rất nhiều nhà kho chứa vũ khí ở vùng chiến đã bị chiếm bởi lực lượng ly khai nên không có gì lạ khi họ sẽ sử dụng vũ khí của Liên-xô", thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Anatoly Antonov nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Slovak vào hôm 30/8.
Quân ly khai tại Ukraine chỉ sử dụng vũ khí từ thời Liên Xô hoặc cướp được của quân đội quốc gia
Ông Antonov nhấn mạnh rằng không có chuyện Nga cung cấp vũ khí cho lực lượng li khai và giải thích rằng: "Ngay cả quân đội Ukraine hiện cũng đang sử dụng rất nhiều vũ khí của Nga hay liên bang Xô-viết. Tuy nhiên điều này đâu có nghĩa rằng Nga cung cấp vũ khí cho lực lượng phòng vệ Ukraine".
Đặc phái viên Nga tại Liên minh châu Âu (EU), ông Vladimir Chizhov nhận định, việc Ukraine tố Nga thực hiện "một cuộc xâm lược" vào nước này là những nỗ lực nhằm biện minh cho những thất bại quân sự trên chiến trường miền đông, cũng như giảm nhẹ những kết quả đạt được trong cuộc đàm phán gần đây ở Minsk.
Đặc phái viên Nga cũng cho rằng cáo buộc của Ukraine giống như "một chiến dịch thông tin có chủ ý dù không được hỗ trợ bằng các chứng cớ".
Theo Datviet
Nga bác bỏ cung cấp vũ khí cho quân ly khai ở miền đông Ukraine gay 17-8, phat ngôn viên Điên Kremlin Dmitry Peskov tuyên bô, Nga không cung câp bât ky loai trang thiêt bi quân sư nao cho lưc lương ly khai ơ miên đông Ukraine. Phat biêu trong môt cuôc phong vân vơi đai phat thanh Govorit Moskva, ông Peskov noi: "Chung tôi đa nhiêu lân noi răng, không co bât ky loai trang thiêt...