Lúc xe hoa lăn bánh, đứa trẻ ấy bỗng gào khóc chạy theo gọi tên vợ tôi khiến ai nấy trố mắt kinh ngạc, còn tôi sốc nặng không tin vào tai mình
Nhiều lần bé bảo với tôi: “Cháu không muốn chú lấy dì Hạnh” làm tôi thấy rất bất ngờ.
Dù đã kết hôn, thành vợ thành chồng nhưng tôi vẫn thấy rất khó nghĩ khi vợ có con riêng. Tôi lấy vợ xa quê, nhà em cách nhà tôi mấy trăm cây số. Khi quen nhau, tôi cũng về nhà vợ chơi vài lần. Nhưng lần nào cũng vội vàng về lại thành phố. Ở đó tôi lại chẳng quen ai nên không hỏi han được gì.
Vợ tôi năm nay 26 tuổi. Theo lời em nói thì em chưa từng kết hôn, còn yêu đương cũng trải qua vài người. Tính tôi khá thoải mái, chỉ cần vợ thành thật, tôi sẵn sàng thông cảm cho em. Bây giờ cũng là thế kỷ 21 rồi, tôi không quá xem trọng chuyện trinh trắng như trước.
Mấy lần về quê vợ, tôi vẫn có linh cảm cả gia đình ấy có điều gì đó giấu mình. Chị vợ tôi chưa chồng nhưng đã có một đứa con gái, bé năm nay 6 tuổi rồi. Không hiểu sao tôi muốn nói chuyện, làm quen nhưng bé cứ lảng tránh. Có hôm còn gắt lên: “Cháu không muốn chú lấy dì Hạnh” làm tôi và cả nhà bất ngờ.
Theo lời em nói thì em chưa từng kết hôn, còn yêu đương cũng trải qua vài người. (Ảnh minh họa)
Khi đó, vợ tôi bảo vì sống cùng nhau từ nhỏ nên bé thương dì, lại nghĩ tôi cướp mất dì nên mới tỏ ra ghét tôi. Tôi thấy trẻ con non nớt, nghĩ vậy cũng không có gì là lạ. Còn bé không thích nhưng nhưng tôi cũng rất quý bé. Tuổi còn nhỏ, lại không có tình thương của bố nên thiệt thòi vô cùng.
Chuyện xảy ra như ngày hôm nay, tôi chỉ trách một người đó là vợ mình. Em luôn nói mình không giấu tôi bất cứ điều gì. Vậy mà đúng vào ngày rước dâu, tôi lại biết một sự thật động trời của vợ.
Lúc đó xe hoa đã lăn bánh, vợ chồng tôi cũng yên vị trong xe. Chúng tôi đi được một đoạn thì tôi thấy con gái của chị vợ cứ chạy theo xe. Tôi nói tài xế dừng xe nhưng vợ thì tỏ ra không muốn. Đến khi tôi quay đầu lại, thấy bé gọi “mẹ ơi” mới bảo tài xế phanh gấp.
Mọi chuyện xảy ra quá bất ngờ làm tôi ngỡ ngàng. (Ảnh minh họa)
Tôi xuống xe, đỡ bé đứng lên nhưng bé lại chạy đến ôm chân vợ tôi khóc nấc. Mọi chuyện xảy ra quá bất ngờ làm tôi ngỡ ngàng. Để giữ thể diện cho mọi người, tôi vẫn lên xe hoa về nhà nhưng đi được một đoạn, tôi chủ động nói tài xế dừng xe và bắt vợ phải giải thích cho mình nghe tất cả mọi chuyện.
Thấy tôi quá quyết liệt, vợ đành cúi đầu thừa nhận đó là con riêng của em. Sợ tôi không chấp nhận nên vợ mới cùng gia đình dựng nên một màn kịch hoàn hảo để lừa dối tôi. Không hiểu sao lúc đó tôi lại đủ bình tĩnh để về nhà và tiếp tục làm đám cưới với vợ.
Video đang HOT
Nhưng đó cũng chỉ là một vỏ bọc. Từ hôm đó đến nay, tôi không nói chuyện với vợ. Điều làm tôi bất ngờ là tại sao em lại chối bỏ con gái và quá khứ như vậy? Em không tin tôi là một người tốt hay sao? Mọi người hãy cho tôi lời khuyên, tôi nên làm gì với người vợ dối trá này đây?
Theo toquoc.vn
Du học - đối mặt nguy cơ trầm cảm
Từ nhiều năm nay, du học là tiêu chí của không ít phụ huynh Việt có điều kiện. Họ cho rằng, chỉ có du học mới nên người, mới thể hiện đẳng cấp gia đình...
Nhiều sinh viên chỉ muốn duy nhất một điều là "sống sót" đến khi tốt nghiệp Harvard.
Tuy nhiên, rất ít phụ huynh biết được, những cô cậu tuổi 15-18, thậm chí ít tuổi hơn đã sống tự lập ở những phương trời văn minh là muôn vàn khó khăn: sốc văn hoá, sốc phương pháp học, sự cô đơn, hụt hẫng, cảm thấy mình thiếu kiến thức xã hội... Và ngay như đại học Havard, mỗi năm có sinh viên bị trầm cảm...
Không có dấu hiệu báo trước
Nguyễn Huy Trường Nam từng là một học sinh xuất sắc, được các trường Đại học danh giá như Havard, Princeton của Mỹ chấp nhận hồ sơ nhập học với một mức hỗ trợ tài chính, học bổng toàn phần, trong suốt 4 năm học không phải xin bố mẹ đồng nào. Thế nhưng, thực tế, du học không phải màu hồng.
Trường Nam tâm sự: "Sau năm đầu hạnh phúc vì lâng lâng được học đại học tại Mỹ. Không ai ngờ, sang năm thứ hai, khá nhiều sinh viên tự dưng đối mặt với trầm cảm, stress. Một phần do các trường đại học thường tập trung "vỗ về" cho các "lính mới năm nhất" và đương nhiên, bỏ mặc các sinh viên năm thứ hai trở đi tự hội nhập trong môi trường học tập ở đây.
Và một lần, nghe tin một cậu bạn người Mỹ, học ngành triết học ở Havard, một người khá toàn diện, tài năng bỗng dung tự tử, Trường Nam cảm thấy bất ngờ, hụt hẫng và bị ám ảnh, căng thẳng rồi trầm cảm. Biểu hiện rõ rệt nhất là có cảm giác cô đơn, chán nản, thích ngồi trong phòng, trong bóng đêm một mình và nghĩ về người bạn vừa ra đi.
Và năm đó, kết quả học tập của Nam cũng bị thấp đi trông thấy. Phải đối diện với chính mình, phải chấp nhận mình bị trầm cảm là một điều cực kỳ khó khăn với Nam cũng như khá nhiều sinh viên quốc tế tại Havard.
Và cuối cùng, Nam đã phải quyết định, dũng cảm đi gặp bác sĩ tâm lý. Sau những buổi trò chuyện, tâm sự với bác sĩ, Nam dần dần thoát khỏi căn bệnh trầm cảm đáng sợ này. Tuy nhiên, hàng năm, cứ đến tháng 11, Nam lại nhớ về người bạn Mỹ đã tự tử năm nào và có lẽ vì thế, Nam đã chia sẻ, tâm sự với các phụ huynh cũng như các em học sinh trong buổi giao lưu mới đây, để mọi người hiểu rằng, kẻ thù lớn nhất của du học sinh tại Mỹ chính là stress, trầm cảm, chứ không phải là tiền bạc, chương trình học tập hay bất cứ thứ gì.
Điều quan trọng, gia đình ở Việt Nam, bố mẹ, người thân, bạn bè phải hiểu và làm thế nào đó chia sẻ được, giúp con đang du học cảm thấy sẵn sàng nói ra những điều khó khăn và từ đó được thấu hiểu và thoát ra được trình trạng đó.
Với Hà Linh thì khác, mặc dù gia đình khá giả nhưng cô đã tự tìm được học bổng và cô được cha mẹ cho đi du học từ khi học xong lớp 12. Những tháng ngày sang Mỹ, Hà Linh còn bỡ ngỡ rất nhiều nhưng được gia đình động viên và bản thân Linh cũng cho rằng mình là đứa con duy nhất trong dòng họ có thành tích học tập cao như vậy.
Hai năm đầu, Linh nhớ nhà, buồn bã vì phải xa gia đình. Mỗi dịp Tết cô lại nhớ nhà, muốn về nhà. Cảm giác thèm về quê ăn Tết. Bố mẹ Linh tìm mọi cách gửi những món quà sang cho con gái và không quên động viên cô là niềm tự hào của cả gia đình.
Sang bên Mỹ, phương pháp học hành khác, bạn khác, môi trường khác. Ở Hà Nội, Hà Linh quen với cảm giác ồn ào, sôi nổi thì bên Mỹ là môi trường yên tĩnh, rời trường về cô chẳng biết làm gì. Muốn cười to cũng sợ bị ảnh hưởng tới người khác.
Linh yêu chàng trai ngoại quốc. Linh nghĩ sẽ vun đắp cho tình yêu của mình và cô hi sinh tất cả cho tình yêu. Sau một năm yêu nhau, bạn trai của Linh cho rằng hai người không hợp vậy là đường ai nấy đi.
Cú sốc tan vỡ tình yêu và những buồn tẻ, cuộc sống nhạt nhẽo, không có người chia sẻ, Hà Linh rơi vào trạng thái trầm cảm. Ban đầu, cô mất ngủ liên miên, ăn uống chán. Kỳ nghỉ hè năm đó về Hà Nội, thấy con khác khác, bố mẹ gặng hỏi Linh chỉ nói do học hành áp lực. Từ cô gái nhanh nhẹn, Linh trở thành người lầm lì, ít nói.
Và 3 tháng sau gia đình lại nhận được tin con gái dùng dao rọc giấy tự tử vào mạch tay. Bố mẹ Linh lại tức tốc sang Mỹ chăm sóc cho con. Vết thương cả tháng mới lành nhưng tổn thương về tinh thần của Linh không bao giờ hết. Sau khi điều trị tạm ổn, Linh ở lại Mỹ đi học tiếp và 6 tháng, cô khiến bạn bè tá hỏa khi tự tử bằng thuốc cảm.
Thời điểm cấp cứu, bác sĩ phỏng đoán cô đã uống số lượng lớn thuốc. Lúc này, bố cô sang Mỹ một lần nữa, cho con nhập viện điều trị suốt 3 tháng, viện phí lên tới cả trăm nghìn đô la nhưng tình hình không khả quan. Linh luôn muốn tìm đến cái chết. Trở về Hà Nội, bố của Linh hi vọng Linh có thể trở thành cô gái bình thường.
Ông không cần con học giỏi, không cần con phải đi du học. Bởi nếu ở Việt Nam, cô bị thất tình chắc chắn cũng không đến mức hóa điên vì vẫn còn gia đình, bạn bè, còn sang xứ người cô trở nên cô đơn, lạc lõng rồi trầm cảm không lối thoát.
Một trường hợp khác, Hà An và chồng cùng sang Mỹ làm thạc sỹ. Họ đã từng là hai người bạn thân thiết, tri kỉ. Bỗng một ngày họ nhận ra, họ dường như đã bước ra khỏi cuộc sống của nhau. Bởi mỗi ngày đều đều lặp đi lặp lại, lên thư viện, gặp Giáo sư, lặng lẽ đi trên những khuôn viên, những con đường băng giá, tuyết trắng...
Phụ huynh khó lường hết, con mình đã vật vã ra sao ở xứ người. Dù trên mạng xã hội con luôn giữ trạng thái hài hước...
Tới mức, chồng cô đã đi tìm một công việc để làm, còn Hà An, tiếp tục học tập nghiên cứu. Và khi cô nhận tấm bằng thạc sỹ, cũng là thời điểm cô và chồng quyết định ly hôn. Cô stress tới mức, chẳng thể lý giải, điều gì đang xảy ra? Tại sao giữa hai người bỗng xa nhau muôn trùng tới vậy, dù tối về vẫn ăn tối cùng nhau, nhưng những chia sẻ trở nên gượng gạo...
Và sau đó, cô đi tìm một căn nhà trọ mới, ở một thành phố khác. Người chồng ấy vẫn đưa cô đến tận nơi ở mới, và chào nhau, như những người bạn... Cuộc chia tay ấy, không có dấu hiệu gì báo trước, khi họ vui vẻ trong những ngày đầu đặt chân tới miền đất hứa... Nhưng thực tế, những áp lực quá sức, sự đơn độc, đã đẩy họ xa nhau...
"Sống sót" đến khi tốt nghiệp?
TS Tô Thanh Phương, PGĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết, ông đã từng chứng kiến nhiều phụ huynh "chết điếng" khi đưa con vào bệnh điều trị vì hóa điên sau khi đi du học sớm. Và trong một cuộc giao lưu chia sẻ với Trường Nam, cựu sinh viên Havard, Nam khẳng định rằng, ở Mỹ bác sĩ tâm lý luôn thiếu và Havard cũng không phải là ngoại lệ.
Không phải du học sinh nào cũng có thể đối diện với trầm cảm, stress và đại học Havard trung bình hàng năm có tới 25% sinh viên phải gặp bác sĩ tâm lý điều trị bệnh trầm cảm. Theo Nam, ở Havard, bạn có thể gặp những sinh viên rất nghèo và cũng có những bạn: "Giàu đến mức chưa bao giờ tưởng tượng ra". Có bạn mà gia đình có hai du thuyền và riêng tiền bảo dưỡng du thuyền của gia đình trung bình 1 triệu đô la 1 năm.
Giảng đường đại học ở Mỹ cũng như ở nhiều nước luôn là một xã hội thu nhỏ với đủ cung bậc thăng trầm. Phân biệt giàu nghèo, sốc văn hóa, áp lực học hành khiến nhiều sinh viên lúc đầu không hề biết mình bị bệnh rối loạn tâm lý sau tổn thương với những triệu chứng như trầm cảm, muốn tự tử, cách biệt với xung quanh và hoảng loạn vô cớ.
Nhiều sinh viên như Nam, thừa nhận, từ năm nhất lên năm hai, tôi từ một sinh viên được học bổng toàn phần trở thành người không thể tập trung trong lớp, không thể giải quyết bài tập hay viết luận. Nhiều sinh viên chỉ muốn duy nhất một điều là "sống sót" đến khi tốt nghiệp Harvard.
Và như thế, theo chị Nguyễn Thị Thanh Hải, tác giả cuốn Cùng con bước qua các kì thi thì việc chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng cho con du học không chỉ là chuẩn bị các chứng chỉ IELTS, SAT, GPA hay tiền bạc, mà điều quan trọng nhất là chuẩn bị cho con đối diện với 2 mảng màu sáng - tối của việc đi du học, là rất có thể, con phải đối diện với kẻ thù trầm cảm, stress bất cứ lúc nào.
Còn anh Chương Đặng, một nhà thiết kế, văn hóa thì cho rằng: "Giống như vấn đề của người di cư, chỉ những người cùng tha hương mới hiểu được. Rất nhiều cha mẹ có suy nghĩ lo cho con đến Úc, Mỹ, Anh ... là cập cảng danh vọng rồi, chỉ lo bơm tiền nữa là xong. Chưa kể, phần lớn phụ huynh khi có ý định cho con du học thì sẽ nghĩ ngay đến gia đình, họ hàng đang định cư ở nước ngoài và muốn cậy nhờ họ hỗ trợ.
Trong khi, chúng ta tự nuôi dạy con cái của mình còn gặp bất đồng và đau khổ. Niềm tin nào khiến chúng ta đặt đứa con vàng ngọc vào gia đình anh chị, bạn bè, dù mình có qúy mến và ngưỡng mộ đến đâu thì cũng là một môi trường khác biệt. Trong cái giai đoạn mà đứa bé nhà mình còn vật lộn với một ngôi trường mới, bạn bè đủ sắc tộc...
Dù có hay ho, hiện đại, nhân văn đến đâu, con của bạn cũng phải cố gắng hết sức trong một thời gian dài để có thể thích nghi. Bạn nhớ trong tim mình rằng, khi con hụt hơi con vẫn phải tắt đèn toilet, đóng cửa khi rời khỏi, đèn hành lang thì bước qua phải tắt xuống...
Đó là khi con hụt hơi, con không thể dựa vào thân thể của bất kì ai; người duy nhất con có thể dựa vào đang ở cách xa nửa vòng trái đất, ngày là đêm, đêm là ngày... Nếu bạn chưa nghĩ đến những việc xa xôi, tủn mủn như vậy thì đừng cho con đi du học, tội con"!
Đừng gặt lúa non bằng việc gửi con mình cho thân nhân ở nước ngoài nuôi dạy, buồn nhiều hơn vui, là khuyến cáo của anh Chương Đặng...
Miên Thảo
Theo baophapluat.vn
Kinh dị giun dài 10 cm sống trong não người đàn ông 30 năm Suốt 30 năm qua, người đàn ông cứ tưởng mình bị chứng động kinh và chịu đựng những cơn đau dai dẳng. Một người đàn ông, 59 tuổi, sống ở Trung Quốc thường xuyên bị đau đầu và thậm chí co giật trong suốt 30 năm qua. Sau khi đi khám, các bác sĩ đã phát hiện ra một con giun dài 10cm...