Lục Tiểu Linh Đồng: Vinh quang và ám ảnh
Lục Tiểu Linh Đồng tên thật là Chương Kim Lai, Chương gia có truyền thống bốn đời diễn Hầu hí, được mệnh danh là ‘Hầu vương thế gia’. Nhưng, Lục Tiểu Linh Đồng (đời thứ tư) là thành viên đầu tiên trong gia tộc bước chân lên màn ảnh, và vang danh rực rỡ với vai Tôn Ngộ Không.
Ngày 4/4/1982, khi Lục Tiểu Linh Đồng chuẩn bị “lên đường đi thỉnh kinh” cùng đoàn làm phim Tây du ký, cha anh đã nắm tay con dặn dò kỹ lưỡng: “Con không được nhớ nhà, phải biết gắn bó đoàn kết với các bạn đồng nghiệp, và đặc biệt là không được nảy sinh tình cảm với bất cứ nữ diễn viên nào để ảnh hưởng đến công việc”, Lục Tiểu Linh Đồng gật đầu hứa với cha, mà không quên nhắn cha giữ gìn sức khỏe. Có điều, cha anh không ngờ rằng thời gian đóng phim này lại kéo dài đến thế, chỉ 25 tập phim mà đã “dây dưa” đến 6 năm.
Hình tượng Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng
Trong suốt quá trình đóng phim, Lục Tiểu Linh Đồng luôn ghi nhớ lời và làm theo những lời cha dặn, duy chỉ một điều mà anh không “vâng lời” cha là, anh đã yêu và kết hôn với Vu Hồng, cô ký giả phim trường luôn theo chân đoàn làm phim trong suốt 6 năm ròng.
Thời điểm sau khi bộ phim Tây du ký được phát sóng, rất nhiều khán giả thắc mắc làm cách nào mà Lục Tiểu Linh Đồng tạo ra được Hỏa nhãn kim tinh mà không cần đến kỹ xảo vi tính? Lục Tiểu Linh Đồng tiết lộ, để luyện được đôi mắt “thần” đó, hầu như ngày nào anh cũng ngắm mặt trời mọc, mặt trời lặn. Ngoài ra, ban ngày anh còn tập trung nhìn bóng bàn tung nhảy, ban đêm nhìn nhang lửa, lò than. Trước khi quay, Lục Tiểu Linh Đồng tập trung nhìn vào nơi có ánh sáng để tuyến nước mắt hoạt động, như thế lúc ghi hình tự nhiên sẽ tạo được đôi mắt long lanh, nhấp nháy.
Lục Tiểu Linh Đồng
Sau này, Lục Tiểu Linh Đồng còn nắm bắt được phương pháp vận dụng mắt thể hiện những cảm xúc phẫn nộ, hiếu kỳ, oan ức, tuyệt vọng, bị lừa dối… của Tôn Ngộ Không. Do vậy, vai diễn Tôn Ngộ Không của anh được xem là ấn tượng và “có hồn” trong số các phiên bản Tây du ký. Đó là lý do tên tuổi của Lục Tiểu Linh Đồng luôn đi liền với cái tên Tôn Ngộ Không trong suốt bao nhiêu năm qua.
Tôn Ngộ Không đã mang đến cho Lục Tiểu Linh Đồng cả đời vinh quang, nhưng đằng sau những vinh quang là nỗi ám ảnh, bởi sau khi đóng xong Tây du ký, anh đã rơi vào trạng thái mơ hồ, điển hình là từ năm 1988 đến 1991 đã không nhận được kịch bản nào. Lúc đó, Lục Tiểu Linh Đồng mới ý thức được rằng muốn tìm được vai diễn hay hơn Tôn Ngộ Không là điều vô cùng khó khăn, khiến anh hình dung 81 kiếp nạn cũng từ đó bắt đầu và anh đã trở về “ Hoa quả sơn” chờ đợi suốt 3 năm.
Nhờ vai Tôn Ngộ Không mà Lục Tiểu Linh Đồng đã được bao thế hệ khán giả yêu thích
Cho đến khi Lục Tiểu Linh Đồng nhận đóng bộ phim điện ảnh Qua Tết, anh mới từ Tôn Ngộ Không trở thành người phàm: “Khoảng thời gian đó tôi đã trải qua những thăng trầm, vì tôi hiểu rằng có một số vai diễn tôi không thể nào đóng được, chẳng hạn giao tôi đóng vai đặc vụ, phạm tội… thì liệu khán giả có đón nhận hay không?”.
Trong bộ phim Hối hận của thanh xuân, Lục Tiểu Linh Đồng đóng vai bác sĩ, để hoàn thành tốt vai diễn này anh đã chuẩn bị rất kỹ, nhưng trong quá trình quay phim mỗi khi ghi hình xong một phân cảnh, các bạn diễn đều không nhịn được cười, cuối cùng có một diễn viên trẻ đã nói nhỏ với Lục Tiểu Linh Đồng rằng: “Xin lỗi thầy, em cứ cảm thấy bác sĩ là Tôn Ngộ Không biến thành”. Từ đó, Lục Tiểu Linh Đồng mới hiểu ra rằng tự dày vò mấy mươi năm cũng không thể nào thoát khỏi vòng Kim Cô của Tôn Ngộ Không và điều duy nhất mà anh có thể làm là đón nhận và đem cuộc đời mình giao cho Tôn Ngộ Không.
Trong các hoạt động, Lục Tiểu Linh Đồng thường xuyên mô phỏng động tác Tôn Ngộ Không
Phản hồi việc bị gọi là “Tây Bá”
Nhắc đến Lục Tiểu Linh Đồng, khán giả thế hệ 8X, 9X quen gọi là “Tôn Ngộ Không”, quả thật Tây du ký phiên bản năm 1986 đã khắc sâu vào lòng người, cho đến tận bây giờ, đối với rất nhiều người, Tôn Ngộ Không kinh điển nhất vẫn là Lục Tiểu Linh Đồng.
Tuy nhiên, gần đây trên mạng xã hội có không ít lời ong tiếng ve bày tỏ thái độ nghi ngờ đối với Lục Tiểu Linh Đồng, điển hình là nhà cũ của nhà văn Ngô Thừa Ân treo đầy hình ảnh Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng, xuất bản sách Tây du, tọa đàm văn hóa Tây du, quay phim đề tài Tây du… khiến Lục Tiểu Linh Đồng bị cư dân mạng gọi là “Tây Bá”, và anh đã đưa ra phản hồi: “”Hầu hý” không mang họ Chương, hy vọng nghệ thuật “Hầu hý” trăm hoa đua nở”.
Tư gia của nhà văn Ngô Thừa Ân treo đầy ảnh của Lục Tiểu Linh Đồng
Có dân mạng cho biết, trước cửa nhà của Ngô Thừa Ân ở Hoài An, Giang Tô đặt nhiều bức tượng điêu khắc và ảnh chân dung của Lục Tiểu Linh Đồng, bên trong cũng có rất nhiều vật phẩm trưng bày về Lục Tiểu Linh Đồng và “Hầu vương thế gia”, mà tư liệu về Ngô Thừa Ân lại khá ít ỏi, khiến du khách bày tỏ, đây không thể nói là nhà trưng bày kỷ niệm của Ngô Thừa Ân, có cảm giác như là “nhà cũ của Lục Tiểu Linh Đồng”.
Về sự việc này, Lục Tiểu Linh Đồng giải thích: “nhà trưng bày của Ngô Thừa Ân có diện tích rất lớn, ngoài cửa treo một bức ảnh đời thường của tôi, khi đó tôi không biết, việc này là do giám đốc của nhà tưởng niệm quản lý. Thời điểm đó tôi là giám đốc danh dự của nhà tưởng niệm, là làm công ích, không nhận một đồng thù lao nào, tôi cũng là công dân danh dự của Hoài An – quê hương thầy Ngô Thừa Ân, nơi đó còn có trường trung học Ngô Thừa Ân, tôi cũng là hiệu trưởng danh dự… đều là làm công ích”.
Một số hình ảnh tư liệu trong quá trình quay phim Tây du ký
Theo Lục Tiểu Linh Đồng giới thiệu, trong khu nhà cũ của Ngô Thừa Ân, có một nơi chiếm 1/10 diện tích ngôi nhà, được gọi là Khu nghệ thuật Mỹ hầu vương thế gia.
Lục Tiểu Linh Đồng cho biết: “Khu nghệ thuật được thành lập vào năm 2004, năm Giáp Thân theo lịch Trung Quốc, năm đó cha tôi còn sống, chúng tôi đã đem hình ảnh, đạo cụ của bốn thế hệ Hầu vương trong gia tộc, bao gồm một số thư họa, tác phẩm thư pháp và hàng thủ công mỹ nghệ, quyên tặng cho Khu nghệ thuật Mỹ hầu vương thế gia. Lục Tiểu Linh Đồng nói, nơi đây trưng bày rất nhiều hình ảnh, đạo cụ quay bộ phim Tây du ký , còn có một số ảnh trong phim. Toàn bộ nội dung này đều do ban quản lý khu tưởng niệm Ngô Thừa Ân thiết kế, bày trí.
Nơi đây trưng bày rất nhiều hình ảnh, đạo cụ quay bộ phim Tây du ký , còn có một số ảnh trong phim.
Năm 2007, Lục Tiểu Linh Đồng đóng phim Ngô Thừa Ân và Tây du ký, trong phim ông diễn vai Ngô Thừa Ân, kể về cuộc đời truyền kỳ của Ngô Thừa Ân từ năm 28 tuổi đến 82 tuổi, trong đó bao gồm quá trình sáng tác Tây du ký. Vì thế, trong khu tưởng niệm của Ngô Thừa Ân, có một số ảnh chụp Lục Tiểu Linh Đồng trong vai Ngô Thừa Ân.
Từng có dân mạng nói, từ lâu Lục Tiểu Linh Đồng đã nghĩ Tôn Ngộ Không chính là ông, ông chính là Tôn Ngộ Không thật, những người khác đều là Hầu vương giả, thậm chí có dân mạng gọi ông là “Tây Bá”. Trên mạng còn lan truyền một tập ảnh do một nhóm dân mạng thực hiện, nói Tôn Ngộ Không do Châu Tinh Trì đóng có một động tác kinh điển là hai tay vác Kim Cô Bổng, Lục Tiểu Linh Đồng cho rằng động tác này không chính thống, nhiều lần mô phỏng, chê cười động tác này ở nơi công cộng.
Trong khu tưởng niệm của Ngô Thừa Ân, có một số ảnh chụp Lục Tiểu Linh Đồng trong vai Ngô Thừa Ân.
Trước ý kiến này, Lục Tiểu Linh Đồng cũng đưa ra phản hồi: “Khán giả Trung Quốc sẽ không khen bạn diễn hay, khen tất cả phim bạn đóng chỉ vì bạn là diễn viên nổi tiếng. Trước đây có nhiều diễn viên nổi tiếng, đã đóng rất nhiều phim hay, thỉnh thoảng có một bộ phim không thích hợp, chỉ có thể nói không thích hợp, diễn viên không phân biệt hay hoặc dở.
Nhưng, vì không thích hợp, cảm thấy diễn không hay lắm, sẽ lập tức bị phê bình, điều này rất tích cực. Có lẽ, trước đây khán giả đối với tôi quá tốt, cơ bản không nhìn thấy thông tin tiêu cực nào đối với Mỹ hầu vương do tôi thể hiện, thậm chí ý kiến phê bình cũng không có, vì thế tôi luôn cảm thấy, có thể ở các phương diện tôi không có vấn đề gì lớn, nhưng tôi vẫn kiểm điểm bản thân, chau chuốt công việc, sự nghiệp, cách nói chuyện… của mình, cũng phải làm một số điều chỉnh, vì có khi sẽ gây ra một số hiểu lầm. Ví dụ, khi truyền bá văn hóa Tây du, tôi chưa bao giờ nói Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng là chính thống.
Khu nghệ thuật Mỹ hầu vương thế gia
Cha tôi từng nói, cũng là quan điểm của tôi, “Hầu hý” (phim về khỉ) không mang họ Chương (họ Chương là họ gốc của Lục Tiểu Linh Đồng), “Hầu hý” thuộc về Trung Quốc, thuộc về thế giới, hy vọng nghệ thuật “Hầu hý” trăm hoa đua nở.
Nếu đều giống Lục Tiểu Linh Đồng, thì Tôn Ngộ Không sẽ không có ý nghĩa. Cá nhân tôi chỉ là một diễn viên già từng đóng vai Tôn Ngộ Không, mong rằng có thể dùng nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau truyền bá tinh túy và năng lượng tích cực của văn hóa Tây du. Trong giới nghệ thuật tất cả diễn viên từng đóng phim Tây du ký và Tôn Ngộ Không đều là bạn tốt, rất tôn kính”.
Tôn Ngộ Không đã mang đến cho Lục Tiểu Linh Đồng cả đời vinh quang
Phản hồi nghi vấn “sống trong quá khứ”
Còn có dân mạng nói, Lục Tiểu Linh Đồng không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào thể hiện sự tồn tại của bản thân, mỗi dịp lễ Tết, hay là ngày tưởng niệm người nổi tiếng, ngày trọng đại của đất nước, ông hoặc đăng tải ảnh chụp chung với người đó, hoặc nhắc đến bản thân từng đóng vai diễn có liên quan, nói cho dân mạng cả nước biết: “Lão Tôn tôi ở đây!”. 30 năm qua, ông luôn nhắc đi nhắc lại Tây du ký, điều này khiến một số dân mạng cảm khái: “Ông luôn sống trong quá khứ”.
Về việc này, Lục Tiểu Linh Đồng giải thích nói, đăng tải một số ảnh chụp chung với nghệ thuật gia gạo cội trên weibo, là thể hiện sự kính trọng và tưởng nhớ: “Đối với một số nghệ thuật gia gạo cội bị người đời lãng quên, rất cảm khái…”.
Suốt 30 năm qua, Lục Tiểu Linh Đồng vẫn nhắc đi nhắc lại Tây du ký
Riêng việc tại sao luôn nhắc đến Tây du ký, Lục Tiểu Linh Đồng bày tỏ, có một số thứ phải nhắc đi nhắc lại, trong văn hóa truyền thống, văn hóa Tây du, có một số nội dung liên quan mật thiết đến người dân, hy vọng có thể thông qua sự biểu đạt của bản thân, tuyên truyền cho văn hóa Tây du: “Cuộc đời của một người, sẽ có sở trường và đặc điểm của người đó, hy vọng đem cách diễn xuất của tôi đối với Tôn Ngộ Không, cách lý giải của tôi đối với văn hóa Tây du tổng kết lại, giao lưu với mọi người và quảng bá văn hóa Tây du ra bên ngoài”.
Lục Tiểu Linh Đồng nói, cuộc đời của cha ông, chủ yếu là diễn xuất, nhưng đối với ông mà nói, ngoài diễn xuất, còn phải tổng kết, thông qua tổng kết, đem loại hình văn hóa nghệ thuật này truyền lại cho đời sau, và cứ thế một đời truyền một đời.
Theo Thegioidienanh.vn
Sự thật không ngờ về trái đào tiên ăn vào 'trường sinh bất lão' trong Tây Du Kí
Những trái đào tiên khổng lồ được Tôn Ngộ Không ăn ngon lành trong Tây Du Kí th ực chất là thứ mà không phải ai cũng nghĩ đến.
Trái đào tiên 'trường sinh bất lão' trong Tây Du Kí
Tây Du Ký là một bộ phim đòi hỏi kỹ xảo rất nhiều vì trong phim có quá nhiều khung cảnh về thiên cung, hội bàn đào, cung Quảng... mà trong điều kiện hơn 30 năm trước thì thật tình, cả đoàn làm phim do Dương Khiết làm đạo diễn lại không có nhiều kinh phí, vì vậy, cái gì tự làm được thì cả đoàn sẽ cùng nhau làm, dù chỉ là làm thủ công. Trong đó, sản phẩm thủ công được xuất hiện trong phim làm họ tự hào hơn cả, chính là vườn đào tiên và quả đào tiên khổng lồ.
Theo nguyên tác của tác giả Ngô Thừa Ân, quả đào tiên cũng không kém phần vi diệu như củ nhân sâm trên khi mà quả đào ra hoa kết quả cũng mấy ngàn năm, và quả chín thôi cũng mất 9000 năm, tất nhiên, ăn vào thì cũng sẽ trường sinh bất lão. Vì thế, để làm ra quả đào tiên phù hợp với tính chất "thần thánh" trên, đạo diễn Dương Khiết cũng nghĩ quả đào trong phim phải to thật to và vườn đào cũng phải nặng trĩu quả. Chưa kể bà còn yêu cầu phải có cảnh Tôn Ngộ Không cắn quả ăn cho khán giả thích thú.
Cây thật, vườn và lá giả
Nhưng đó chỉ là lý thuyết, chứ việc tìm một vườn đào thật có quả khổng lồ ăn được để quay phim vào thời điểm đó là bất khả thi, chưa kể nếu có thì đoàn cũng không đủ kinh phí để thuê vài ngày quay phim.
Theo đó các chuyên gia thiết kế mỹ thuật của đoàn với người đứng đầu là Mã Vận Hồng đã cử nhân viên khảo sát một vườn đào ở ngoại ô Bắc Kinh, mua hàng chục gốc đào về cung thể thao. Sau khi tổ đạo cụ "trồng" những gốc đào thật trong cung khiến cả ê-kíp ngỡ như đang chứng kiến một vườn đào thật.
Sau khi bàn bạc tính toán, đạo diễn Dương Khiết quyết định thuê địa điểm tại cung thể dục thể thao của trường Dục Anh (nay là Trường THCS số 25 thuộc quận Hải Định, Bắc Kinh).
Tại đây, các chuyên gia bối cảnh, đạo cụ, ánh sáng đã sắp xếp và cải tạo đơn giản toàn bộ diện tích cung thể thao của trường để có thể bố trí đạo cụ, máy móc cho việc ghi hình, bao gồm hệ thống chiếu sáng, máy ghi âm, phông nền dạng tròn, bao quanh tứ phía treo trên trần tạo cảnh bầu trời...
Theo đó các chuyên gia thiết kế mỹ thuật của đoàn với người đứng đầu là Mã Vận Hồng đã cử nhân viên khảo sát một vườn đào ở ngoại ô Bắc Kinh, mua hàng chục gốc đào về cung thể thao. Sau khi tổ đạo cụ "trồng" những gốc đào thật trong cung khiến cả ê-kíp ngỡ như đang chứng kiến một vườn đào thật.
Đội thiết kế mỹ thuật nhanh chóng tạo ra những chiếc lá đào giả, tạo thành từng tán, từng chùm lá gắn lên thân cây, khiến ngay cả nhân viên trong đoàn khi đứng gần cũng khó phân biệt được đâu là thật giả.
Quả đào trường sinh bất lão thực chất là khung tre và bột giấy
Hình ảnh trên phim về vườn đào tiên xuất hiện những cây đào sai trĩu quả, quả nào quả nấy đều to ngoại cỡ. Những quả đào tiên "hàng vạn năm tuổi mới kết trái" với kích thước khổng lồ thời kỳ đó ở Trung Quốc không thể tìm đâu ra, mặc dù hiện nay đã có loại đào lai có thể to hơn những quả đào tiên dựng trong phim.
Vì vậy, đoàn phim đã phải sử dụng đạo cụ để tạo ra những quả đào tiên. Được biết những quả đào tiên được tạo ra bằng cách sử dụng tre đan thành hình tròn và được cố định bằng dây thép. Tiếp đến phủ bột giấy tạo hình trái đào và sơn màu để cho ra màu sắc giống y như một quả đào thật với kích cỡ đúng như những quả đào tiên thường thấy trong những bức họa dân gian.
Kết quả tổ chuyên gia đạo cụ đã tạo ra hàng trăm quả đào với nhiều kích cỡ khác nhau, không quả nào giống quả nào. Quá trình này mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi cả sự khéo léo, tỉ mỉ, nhờ vậy khi lên phim khán giả có cảm giác như thấy những quả đào tiên thực sự.
Nhiều người thắc mắc đạo cụ tạo nên đào tiên là khung tre và bột giấy có phải quá nhẹ và không tạo dược cảm giác của một quả đào khổng lồ hay không, trong khi nếu sử dụng chất liệu sáp nến sẽ tạo ra những quả đào giống y như thật. Thực tế nếu sử dụng chất liệu sáp rất dễ bị hư hỏng và xây xát. Hơn nữa, bề mặt quá nhẵn và bóng của chất liệu sáp rất dễ phản chiếu ánh sáng từ hệ thống chiếu sáng, không có lợi cho việc ghi hình.
Trong cảnh quay ở vườn đào tiên, nhân vật Ngộ Không (Lục Tiểu Linh Đồng) hái trộm và cắn đào tiên mọng nước, tạo ra âm thanh xồn xột khi nhai. Ấy vậy nhưng những trái đào này lại làm bằng khung tre và bột giấy làm sao ăn được như trên phim.
Bí quyết ở chỗ các chuyên gia đạo cụ tài năng và nhanh trí đã khoét sẵn một lỗ trên những quả đào nhất định được đánh dấu sẵn, sau đó nhét quả đào thật vào bên trong.
Khi ghi hình, Lục Tiểu Linh Đồng buộc phải hướng phần quả đào thật về phía miệng và ăn một cách ngon lành, trong khi phía quả đào giả sẽ quay hướng ra phía ống kính máy quay. Lúc này khán giả cảm thấy Ngộ Không đang ăn đào tiên là thật. Những người xem tinh mắt còn thấy khi Lục Tiểu Linh Đồng cắn vào quả đào và có nước chảy ra, bám vào lông mặt, lông tay hết sức sống động và chân thực.
Xem thêm: Vườn đào tiên Tây Du Ký
Theo doisongvietnam.vn
Hé lộ cuộc sống hiện tại của diễn viên đóng Phật tổ Như Lai trong Tây du ký 1986 Chu Long Quảng- người vào vai Phật tổ Như Lai trong phim Tây du ký hiện có cuộc sống đời tư bình yên không thị phi... Dấu ấn "Phật tổ Như Lai" của Chu Long Quảng Tây du ký 1986 là bộ phim thành công nhất trong tất cả các phiên bản chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Ngô Thừa Ân....