Lúc “thập tử nhất sinh” tôi chết sững khi nghe vợ tuyên bố một việc trong buổi họp gia đình
Yêu và quyết định lấy Phương tôi gặp sự phản đối dữ dội từ phía gia đình bởi lý do đơn giản em là mẹ đơn thân còn tôi là trai tân.
Tất cả mọi người khi biết quá khứ của em đều ra sức khuyên can, người nhẹ nhàng nhắc nhở “đẹp trai, có công việc ổn định thì lấy đâu chẳng được vợ, tội gì lấy đứa con gái đã qua một đời chồng”, người gay gắt chì chiết “không biết con bé đó cho ăn phải bùa mê thuốc lú gì”.
Bố tôi thở dài ngao ngán còn mẹ tôi khóc lên khóc xuống nhiều lần, nhưng bỏ ngoài tai mọi lời đàm tiếu tôi vẫn nhất định giữ vững quan điểm không chút lung lay.
Phương không đẹp, gương mặt nhỏ nhắn, gò má cao theo quan niệm dân gian xưa có tướng “sát chồng”, em lập gia đình từ năm hai mươi tuổi do sự sắp xếp của bố mẹ, hôn nhân không tình yêu cộng thêm hằng ngày phải chịu vô vàn những trận đòn roi từ người chồng nát rư ợu đã khiến em quyết định ôm con bỏ trốn khỏi nhà chồng xuống thành phố mưu sinh, sau đó mới đơn phương ly hôn kết thúc tất cả.
Ảnh minh họa
Tôi yêu em vì tính tình chăm chỉ, chịu thương chịu khó, em sống đơn giản, tình cảm, không khoa trương như những cô gái ham mê vật chất mà mình đã từng gặp. Ở cạnh em, tôi luôn cảm thấy ấm áp, bình yên đến kì lạ.
Cưới nhau về, gia đình tôi coi em như cái gai trong mắt, mẹ tôi không ít lần gây sự vô cớ hoặc cố tình hoạnh họe em đủ điều, em gái tôi thỏa sức sai bảo không khác gì bà chủ với osin, ấy vậy mà chưa một lần em than thở hay chê trách điều gì. Em luôn làm tròn bổn phận của một người vợ hiền dâu đảm, quán xuyến tất cả công việc một cách chu đáo nhất có thể.
Video đang HOT
Cưới nhau 3 năm nhưng chúng tôi vẫn chưa có tin vui, bố mẹ nóng ruột ra mặt bởi tôi là con một lại là cháu đích tôn của cả dòng họ. Ở quê tôi vẫn còn đặt nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, những gia đình nào có con trai, cháu trai sẽ có tiếng nói và vị thế nhất định, được mọi người kính trọng, ngược lại nếu không may chỉ sinh được con gái sẽ bị cho là “vô dụng, bất hiếu”.
Tôi hiểu rõ trách nhiệm mà mình phải gánh vác nên luôn cố gắng ăn uống, sinh hoạt điều độ không hiểu sao cả hai vợ chồng dù không dùng bất kì biện pháp tránh thai nào vẫn không thể có em bé như mong muốn.
Vừa rồi, tôi đột nhiên sụt cân không rõ lý do, ốm yếu người gầy đi trông thấy, thỉnh thoảng đau bụng dữ dội, vội vàng đi khám thì bàng hoàng đau xót khi được bác sĩ thông báo kết quả tôi bị ung thư dạ dày gia đoạn cuối. Thời gian không còn nhiều và tất cả các biện pháp y khoa hiện tại sẽ không có tác dụng, chỉ có thể sử dụng thuốc giảm đau cho đỡ đau đớn phần nào.
Tôi còn rất trẻ mới hơn ba mươi tuổi, thậm chí còn chưa có con và chưa báo hiếu được gì cho bố mẹ, biết là cuộc đời vô thường nhưng sao tôi vẫn đau đớn đến thế. Để trấn an người thân tôi luôn cố tỏ ra mình ổn nhưng thực tế tôi đang rất sợ hãi, chưa bao giờ tôi ao ước được sống thêm một ngày, chỉ một ngày thôi tôi đã m ãn nguyện rồi.
Sóng gió liên tiếp ập đến khiến gia đình tôi chao đảo, mẹ tôi ngất lịm liên tục than trời trách phật đã đối xử bất công, vợ tôi tha thẩn như người mất hồn không thiết tha làm gì chỉ ngồi ôm tôi gào khóc cả ngày.
Một tháng sau ngày biết tin dữ các cô chú, anh em tổ chức họp bàn về việc lập di chúc giúp tôi. Trong cuộc họp mọi người nêu rõ tôi và vợ không có con chung nên toàn bộ tài sản gồm nhà, đất hiện tại đang đứng tên tôi sẽ được chuyển quyền thừa kế cho bố mẹ và em gái.
Nghe đến đây vợ tôi đứng phắt dậy, tuyên bố một điều khiến ai cũng phải bàng hoàng: “Con không đồng ý, con được cưới hỏi đoàng hoàng về đây, con trai con (con riêng của vợ) cũng là con của chồng con, con và cháu phải có quyền được thừa kế”.
Tôi giận sôi máu, không ngờ người vợ hiền lành hết mực mình yêu thương lại tính toán, ích kỉ và hẹp hòi đến vậy. Tôi thẳng tay cho vợ hai bạt tai in năm đầu ngón tay sau đó đuổi ra khỏi nhà. Chồng đang thập tử nhất sinh mà vợ còn ở đó tính toán thiệt hơn có phải tôi đã nhầm khi cưới em không?
Hai ngày sau vợ gửi cho tôi một tờ giấy ghi nợ lên tới hàng tỉ đồng, tôi té ngửa không dám tin vào mắt mình. Hóa ra câu chuyện là em gái và em rể tôi làm ăn thua lỗ, chúng bàn nhau sau khi chính thức trở thành người thừa kế sẽ bán mảnh đất và căn nhà của tôi đi ngay, bố mẹ tôi vì thương con gái mà gật đầu đồng ý thuận theo.
Vợ tôi biết được điều đó nhưng không dám công khai sợ tôi sốc mà có mệnh hệ gì em sẽ ân hận cả đời nên em cố gắng đấu tranh nhằm giữ mảnh đất hương hỏa của tổ tiên và phụng dưỡng bố mẹ già sau này.
Tôi có nên tin tưởng vợ mà sang tên mảnh đất cho cô ấy và con trai không hay để lại cho bố mẹ và em gái mình?
Bạn trai không thể đưa ra thời gian cưới tôi
Chúng tôi có duyên quen nhau qua mục Hẹn hò của VnExpress. Anh và tôi năm nay đều 27 tuổi, sống tại Sài Gòn.
Ngày mới quen, anh ở Đà Lạt, tôi ở Sài Gòn và dĩ nhiên chúng tôi không hề biết mặt nhau. Tôi nói muốn mọi thứ diễn ra từ từ nên anh đồng ý chỉ nói chuyện qua email. Ngày qua ngày, những chiếc email trao nhau với hy vọng về một tình yêu sắp đến. Khi nhận được những tấm hình đầu tiên tôi gửi qua, anh đem khoe với mọi người rằng tôi là người yêu dù lúc đó chúng tôi chưa gặp nhau. Anh nói tôi đến và như một phép màu vực anh dậy khỏi những tăm tối của cuộc sống. Anh bắt đầu vui vẻ, cười nhiều hơn kể từ lúc nói chuyện với tôi.
Anh đã gửi tôi bức thư tay đầu tiên kể về cuộc đời mình. Tôi nhớ mình đã khóc rất nhiều khi đọc bức thư đó. Từ một gia đình hạnh phúc, có điều kiện, bố mẹ anh ly thân và anh phải tự bươn chải từ nhỏ. Tôi thấy thương anh và quyết định sẽ là người bù đắp những tổn thương đó của anh. Sau một thời gian nói chuyện qua email, chúng tôi gặp mặt và tình yêu đã đến.
Anh về Sài Gòn thăm tôi, tôi cũng lên Đà Lạt thăm anh. Chúng tôi có quá nhiều kỷ niệm đẹp, là những buổi chiều nắm tay nhau đi xe bus trên sông Sài Gòn, qua bến Thanh Đa ăn bánh tráng trộn, uống nước mía, ngắm người ta thả diều; là những ngày Đà Lạt rét buốt, có hai người tay nắm tay đi bộ hết vòng hồ Xuân Hương; là những lúc cùng nhau vào chùa lạy Phật; là những ngày về quê tôi, cùng nhau đi bộ, đi chợ, cùng nấu ăn; là những chuyến đi rời xa thành phố khói bụi...
Chúng tôi quyết định kết hôn. Theo kế hoạch mùa thu này sẽ có một đám cưới diễn ra và cả hai sẽ chuyển về thành phố biển (quê tôi) để sống. Đời mấy ai biết trước chữ ngờ. Anh bị cướp một số tiền rất lớn, đó là tiền đất của người ta cho nên toàn bộ số tiền dành dụm, kể cả sổ tiết kiệm cũng phải rút ra trả nợ vẫn không đủ. Tôi một mặt trấn an tinh thần anh, một mặt chạy vạy tìm cách để trả số nợ còn lại. Thời gian đó anh bị sốc, đòi sống đòi chết, anh khủng hoảng một thì tôi khủng hoảng mười. Nỗi lo về tiền bạc, tinh thần bất ổn của người yêu khiến tôi gần như kiệt sức.
Anh nói cả đời này sẽ không phụ bạc tôi. Khi hay tin anh gặp nạn, ai cũng rời đi, những người gọi là thân thiết nhất cũng phẩy tay không giúp đỡ, chỉ tôi ở lại và tìm cách giúp anh trả số nợ còn lại. Tôi biết anh rất sốc khi bỗng chốc không còn gì trong tay nhưng cái cách anh trải qua biến cố đó khiến tôi rất đau lòng. Tôi cố gắng lạc quan bao nhiêu thì anh bi quan bấy nhiêu. Anh nói tôi thay đổi rồi, không còn dịu dàng và yêu đời như trước. Đúng là tôi cũng thấy mình không còn như trước, từ một cô gái luôn vui vẻ, cái gì cũng suy nghĩ tích cực đã trở thành một người hay âu lo và bực dọc. Tôi muốn chia tay.
Chuyện anh bị cướp tôi luôn nói hãy xem như "của đi thay người", tiền mất rồi làm sẽ có lại, dường như anh bị áp lực về tiền quá lớn. Trong anh lúc nào cũng là chữ "tiền". Anh rời Đà Lạt sau 4 năm gắn bó để trở về Sài Gòn, nói vụ cướp đã khiến anh ám ảnh đến mức run lẩy bẩy không dám ra đường. Sau một thời gian anh cũng có một công việc tạm ổn định tại Sài Gòn. Anh bảo tôi về quê trước, sang năm anh sẽ về, sớm nhất là tháng 6 năm sau. Vậy mà sau đó vài ngày anh nói chúng tôi sẽ yêu xa trong mấy năm tới. Anh chuẩn bị nghỉ việc và học tiếp lên cao. Tôi như bị tạt một gáo nước lạnh vào mặt.
Tôi phản đối chuyện yêu xa này, nói không muốn làm cô dâu khi đã già, không còn xinh đẹp nữa. Anh tiếp tục đưa ra một ý kiến khác: "Chúng ta sẽ kết hôn và ở xa nhau vài năm". Đầu tôi liền hiện lên một câu hỏi: "Rốt cuộc kết hôn để làm gì". Anh bảo cảm thấy tôi chán ghét nơi này quá rồi nên muốn tôi về sống ở nơi khác và được gần gia đình. Điều anh nói là đúng, nhưng anh không hiểu sống mà không có anh thì chẳng còn ý nghĩa. Tại sao anh không thuyết phục tôi ở lại cùng cố gắng mà lại muốn tôi về quê? Đây là câu hỏi tôi đặt ra trong suốt tuần qua.
Tôi không đồng ý với chuyện yêu xa hoặc kết hôn mà không sống cùng nhau. Anh nói tôi quá ích kỷ, không chịu hy sinh. Giả sử tôi còn trẻ sẽ sẵn sàng đợi anh. Nếu không may có gì xảy ra tôi vẫn có thể bắt đầu lại. Giờ đây tôi đã quá cái tuổi để đợi chờ một người rồi. Tôi hỏi sẽ phải chờ anh bao lâu, 2 năm, 5 năm hay 10 năm? Anh không trả lời được, vậy có cái gì đảm bảo để tôi vững tin? Anh nói hy sinh cho hiện tại để lo cho tương lai, điều này tôi có thể hiểu nhưng anh có hiểu cho tôi không? Đời người con gái có mấy lần thanh xuân?
Tôi còn lo cho chuyện con cái nữa, phụ nữ qua 30 tuổi sinh con sẽ tăng nguy cơ bệnh tật cho em bé và khả năng mang thai giảm theo độ tuổi. Anh luôn nhấn mạnh rằng đời anh khổ nên không muốn con cái sau này khổ. Anh cần ở đây để tạo dựng sự nghiệp, kiếm tiền. Tôi cũng phân tích cho anh những điều đã nói ở trên, rằng mình lớn tuổi, khi anh trở về có lẽ tôi già rồi không sinh con được nữa. Anh nói không sinh con được thì xin con nuôi. Tôi như phát điên khi nghe anh nói câu đó. Anh bảo: "Mục đích cuối cùng cũng là vì những đứa con sau này, cho nên chúng ta phải hy sinh". Đi một vòng anh cho tôi câu trả lời là "xin con nuôi".
Giả dự tôi bị vô sinh thì sẵn sàng xin con nuôi, yêu thương đứa trẻ đó; còn đây như một câu nói đả kích, trù tôi vô sinh vậy. Tại sao anh không cho tôi cái quyền được làm mẹ mà nói như thế? Tôi rất giận và thất vọng về anh. Tôi ích kỷ hay anh ích kỷ, cũng chẳng biết nữa, chỉ biết tình cảm của anh dành cho tôi là thật, mong muốn xây dựng một tương lai tốt đẹp cũng là thật. Có điều dường như tôi và anh đã không còn nhìn về một hướng. Mong mọi người có thể góp ý để tôi xem xét lại bản thân mà đưa ra quyết định đúng đắn, không hối hận về sau. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe tâm sự của tôi.
Mỗi tháng vợ chồng tôi chỉ có 4 triệu chi tiêu Tôi sinh ra tại một miền quê nghèo của tỉnh Nghệ An, gia đình có 4 anh em, tôi con thứ, cha mẹ thuần nông. Vào Nam học đại học xong tôi không về quê làm do gia đình không có tiền chạy việc. Tôi ở lại và xin vào một cơ quan nhà nước, làm cán bộ huyện. Sau 10 năm làm...