Lục quân Nga được trang bị tên lửa “vô đối”
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm qua (5/8) cho biết, các lữ đoàn tên lửa của Lực lượng Lục quân Nga sẽ được trang bị các loại vũ khí và thiết bị quân sự hiện đại, trong đó có hệ thống tên lửa đạn đạo chiến trường 9K720 Iskander (SS-26 Stone), một phần trong chương trình tái vũ trang nhà nước đến năm 2020.
Bộ trưởng Sergei Shoigu thêm rằng: “Để đưa tên lửa đạn đạo Iskander vào hoạt động, lục quân Nga cần có cơ sở hạ tầng đầy đủ”.
Năm 2008, Nga đã triển khai một chương trình tái tổ chức các lực lượng vũ trang với quy mô lớn nhất trong lịch sử. Hệ thống chỉ huy lục quân đã trải qua một sự thay đổi lớn, với quy mô tổng thể của lục quân đã giảm đáng kể, và gia tăng tỷ lệ của quân nhân chuyên nghiệp so với lính nghĩa vụ. Lương của sỹ quan quân đội cũng đã được gia tăng đáng kể, các vấn đề về nhà ở cho quân nhân cũng được giải quyết.
Tuy nhiên, kết quả chính của quá trình cải cách này là chương trình tái trang bị chưa từng có cho lục quân. Tỷ lệ các loại vũ khí hiện đại trong lục quân đã đạt 16% và dự kiến sẽ đạt 70% trước năm 2020.
Trong một cuộc họp về tái vũ trang và hiện đại hóa các tổ hợp công nghiệp quốc phòng, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết: “Chính phủ đã dành những khoản ngân sách khổng lồ cho việc tái trang bị cho lục quân. Tôi xin nhấn mạnh rằng trong năm 2003, tổng ngân sách của bộ quốc phòng chỉ là 600 tỷ rúp (16,7 tỷ USD). Năm nay, chi phí cho bộ quốc phòng sẽ tăng lên 2,3 nghìn tỷ rúp (64 tỷ USD)”.
Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch sẽ gia tăng các loại vũ khí hiện đại trong lục quân lên 30% vào năm 2014.
Ngoài ra, các trung đoàn thuộc Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Nga cũng sẽ được trang bị các hệ thống tên lửa đạn đạo di động RS-24 Yars (SS-27 Mod 2). Ngoài ra, bộ quốc phòng còn có kế hoạch tái trang bị cho đơn vị tên lửa Kozelsk các hệ thống tên lửa RS-24 Yars cố định.
Trước đó, hồi tháng 6 vừa qua, một lữ đoàn tên lửa ở khu vực Astrakhan, phía nam nước Nga đã nhận được một tổ hợp tên lửa tối tân Iskander-M – tên lửa “không có đối thủ trên thế giới xét về các đặc điểm chiến thuật”.
Tổ hợp tên lửa Iskander đã được chuyển đến lữ đoàn tên lửa nói trên theo bộ hoàn chỉnh chứ không phải là “từng phần” như được làm trước đây. Vị quan chức quân sự này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo đảm các tiêu chuẩn cao về đào tạo nhân lực cũng như xây dựng cơ sở hạt tầng mới để tên lửa Iskander có thể hoạt động hiệu quả.
Sức mạnh tên lửa Iskander
Video đang HOT
Iskander-M (còn được NATO gọi dưới cái tên SS-26 Stone) là hệ thống tên lửa đạn đạo di động tầm ngắn tân tiến của Nga, sử dụng nhiên liệu rắn, được bắt đầu trang bị trong quân đội Nga từ năm 2006.
Iskander hiện có 2 phiên bản chính là Iskander-M (phiên bản cho quân đội Nga) và Iskander-E (phiên bản để xuất khẩu), ngoài ra còn có phiên bản mới nhất Iskander-K vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.
Iskander-M được trang bị 2 tên lửa hành trình một giai đoạn 9M723K1, có tầm bắn tới 400 km và có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa Iskander-M có chiều dài 7,3 m, đường kính thân 0,92 m, khối lượng phóng 3.800-4.020 kg tùy thuộc loại đầu đạn. Tốc độ bay cao của tên lửa cho phép nó đột phá các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương. Tên lửa Iskander có thể bay theo một quỹ đạo thấp dưới 50 km.
Tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander được thiết kế để phá hủy các loại vũ khí, khí tài, trung tâm thông tin – chỉ huy, máy bay chiến đấu đỗ tại sân bay, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các mục tiêu trọng yếu khác của đối phương ở mọi thời điểm và trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết.
Tên lửa Iskander có khả năng tự hành tàng hình. Kỹ thuật tàng hình áp dụng ở Iskander là kỹ thuật plasma. Nó tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh đạn khiến cho các sóng radar của đối phương bị mất khả năng phát hiện và đáp trả.
Tên lửa Iskander còn được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt nên có thể hoạt động rất cơ động và linh hoạt. Vì thế, hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, thậm chí theo nhiều chuyên gia thì đây là hệ thống tên lửa “vô đối”, không thể đánh chặn.
Loại tên lửa đạn đạo ưu việt nói trên có thể phóng với tốc độ siêu âm hơn 2km trên giây (Mach 6-7 – tức là 6 hoặc 7 lần so với tốc độ âm thanh). Iskander có khả năng bắn trúng và phá hủy chính xác các mục tiêu có đầu đạn lên tới gần 700kg. Với những tính năng trên, tên lửa Iskander của Nga được ví là ác mộng đối với bất kỳ hệ thống lá chắn tên lửa nào.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, chỉ cần vài tổ hợp tên lửa Iskander cũng có khả năng thay đổi cán cân lực lượng trong bất kỳ cuộc xung đột khu vực nào. Hiện nay, tổ hợp tên lửa Iskander đã được xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó có các nước Trung Đông. Mỹ đang lo sợ các nước được coi là “kẻ thù bất trị” của họ sẽ có trong tay loại tên lửa tàng hình “vô đối” này.
Theo VnMedia
NATO sợ nhất vũ khí nào của Lục quân Nga?
Lục quân Nga sở hữu những loại vũ khí tối tân và uy lực hơn bất kỳ loại nào mà phương Tây đang phải đối phó ở Iraq và Afghanistan.
Hệ thống rocket phóng loạt Tornado; rocket chống tăng RPG-30; xe tăng T-90 v.v.. là những vũ khí của Lục quân Nga khiến Ukraine và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương phải ngán ngại trong trường hợp xung đột xảy ra.
Lục quân Nga sở hữu những loại vũ khí tối tân và uy lực hơn bất kỳ loại nào mà phương Tây đang phải đối phó ở Iraq và Afghanistan. Trong đó phải kể tới 5 loại vũ khí-khí tài đáng gờm sau:
1. Xe tăng T-90
Xe tăng T-90 là loại tăng mới nhất cùng dòng tăng T-72/T-80. Thiết kế nhỏ và nhẹ hơn so với tăng M-1 của Mỹ, nhưng T-90 được trang bị vũ khí hạng nặng với các thiết bị kiểm soát bắn hiện đại và nòng pháo 125 mm. Loại pháo này có khả năng bắn đầu đạn Uranium giảm xạ và phóng tên lửa chống tăng laze dẫn đường AT-11 với khả năng tiêu diệt mục tiêu cách 2,5 dặm.
T-90 được trang bị lớp bọc thép dày, và là lớp chống nổ Kontakt-5 khi bị rocket chống tăng tấn công. Hệ thống phòng vệ Shtora-1 của xe gồm các thiết bị cảnh báo laze... giúp gây nhiễu tần số dẫn đường tên lửa, cùng bom khói gây mù các cảm biếm hồng ngoại của địch.
T-90 có thể sánh với tăng Abrams của Mỹ, Challenger của Anh hay Leopard của Đức, và vượt trội so với những chiếc T-80, T-72 hay T-64 cũ kỹ của Lục quân Ukrane.
2. Xe chiến đấu bộ binh BMP-3
BMP-3 cùng đối thủ của nó là M-2 Bradley (Mỹ) tuy không phải là những chiếc tăng, nhưng là những phương tiện hết sức uy lực. BMP-3 là hậu dệu của BMP-1 nổi tiếng thời những năm 1960, đã gây sốc cho phương Tây với ý tưởng xe bộ binh mang vũ khí và chuyển quân.
BMP-3 nămg 19 tấn, có thể chở 7 lính bộ binh, có lớp bọc thép dày 1,5 inch. Vũ khí gồm nòng pháo tốc độ thấp 100 mm có thể phóng tên lửa chống tăng AT-10 Stabber. Nó được trang bị lớp bọc thép chống nổ và hệ thống phòng vệ Shtora.
Có thể được sử dụng như một chiếc tăng hạng nhẹ, BMP-3 có thể không chịu nổi trước các vũ khí chống tăng Ukraine, nhưng với vai trò chở quân và hỏa lặc mạnh, BMP-3 là nhân tố khó lường trong chiến đấu.
3. Hệ thống rocket phóng loạt Tornado
Để có được hỗ trợ hỏa lực mạnh, lính Nga có thể dựa vào những hệ thống 9A52-4 Tornado. Là hệ thống thiết kế nhẹ và hiện đại hơn so với BM-30 Smerch, Tornađo có 6 ống phóng rocket hạng nặng 300 mm với mục tiêu cách xa 60 dặm. Tornado có đối trọng là Hệ thống pháo rocket cơ động cao của Lục quân Mỹ.
4. Rocket chống tăng RPG-30
Lục quân Nga hiện đại sẽ không thể hoàn thiện nếu thiếu những lựu đạn rocket. Lựu đạn RPG của Nga/Liên Xô từng giúp bộ binh phá tăng và các phương tiện khác của đối phương trong chiến đấu, gồm cả boong-ke, đồn bốt...
Tuy nhiên, RPG-30 được thiết kế nhằm đánh bại loại mục tiêu đặc biệt, gồm tăng được bảo vệ tích cực, như hệ thống Trophy của Israel (có thể phóng đạn đánh chặn rocket).
PRG-30 phóng 2 rocket, ống phóng chính bắn đạn chống tăng, còn ống phóng bên cạnh bắn đạn đánh lạc hướng hệ thống phòng thủ tích cực.
5. Áo giáp chống đạn 6B43
Áo giáp nằm trong danh sách khí chiến đấu của Nga nhằm bảo vệ người lính, bởi trong những cuộc xung đột hạn chế hiện nay, những thương vong dù nhỏ đã là vấn đề.
Áo giáp 6B43 gồm các đĩa titan và sứ cácbua-bo, có thể chống đạn 5,56mm của NATO hay đạn 5,45 mm của súng AK-74 Lục quân Ukraine.
Theo_Kiến Thức
Cận cảnh những phương tiện chiến đấu đầy uy lực của Lục quân Nga Một số phương tiện quân sự đang có trong biên chế lục quân Nga đã được trưng bày bên lề cuộc thi "Race of Heroes". Cuộc thi "Race of Heroes" là cuộc thi về thể lực của các quân nhân trong quân đội Nga, diễn ra tại trung tâm huấn luyện của Sư đoàn Bộ binh cơ giới số 2. Dưới đây là...