Lục quân Mỹ ở Hàn Quốc phô diễn sức mạnh
Xe tăng chủ lực M1A2 SEP Abrams, xe chiến đấu bộ binh M2A3 Bradley của Mỹ đóng tại Hàn Quốc đã tiến hành tập trận phô diễn sức mạnh.
Hàng năm, lực lượng quân sự Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc đều tiến hành các cuộc tập trận nhằm đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu. Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 SEP Abrams nấp sau lùm cỏ như con mãnh thú đang rình mồi.
Cận cảnh mặt sau xe chiến đấu bộ binh M2A3 Bradley. Đây là loại chiến xa chủ lực của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc cũng như trên toàn thế giới.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 cơ động sục sạo tìm mục tiêu.
M2A3 Bradley quay tháp pháo về phía sau làm nhiệm vụ cảnh giới trong khi hành quân. Đây là một chiến thuật khá phổ biến nhằm tránh bị tập kích từ phía sau.
Xe tăng M1A2 dũng mãnh lao về phía trước. Theo quan sát, xe tăng này thuộc biến thể nâng cấp M1A2 SEP.
M1A2 SEP là gói nâng cấp mới nhất của dòng xe tăng M1 Abrams. Điểm nhấn của gói nâng cấp này là bổ sung thêm trạm vũ khí điều khiển từ xa cỡ nòng 12,7 mm cùng 1 súng máy 7,62 mm trên tháp pháo.
Bên cạnh nâng cấp về vũ khí, M1A2 SEP còn được trang bị giáp uranium nghèo thế hệ mới cho phép tăng mức độ bảo vệ. Giới quân sự thế giới đánh giá, SEP là gói nâng cấp mạnh nhất từ trước đến nay của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams.
Video đang HOT
Theo Global Security, lực lượng thiết giáp Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc có 140 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams, 170 xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley.
Theo một số nguồn tin, đến cuối năm 2014, tổng quân số Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc vào khoảng 29.300 quân.
Theo Tri Thức
Vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh vùng Vịnh (3)
Theo thống kê, trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ và các nước đồng minh bắn hơn 10.000 đạn pháo, rocket các loại vào mục tiêu Quân đội Iraq.
Theo thống kê, trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ và các nước đồng minh bắn hơn 10.000 đạn pháo, rocket các loại vào mục tiêu Quân đội Iraq.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ và các nước đồng minh đã bắn hơn 10.000 quả đạn pháo, rocket đánh phá các công trình quân sự, dân sự, dọn đường cho bộ binh và thủy quân lục chiến tiếp cận, đột phá các mục tiêu trong nội địa, nơi quân Vệ binh Cộng hòa của Iraq chiếm giữ.
Ngoài các loại pháo hiện đại, tầm bắn xa, uy lực lớn, tốc độ bắn nhanh, khả năng công phá mạnh thì Mỹ còn sử dụng cả các loại pháo sản xuất từ những năm 1920 được hiện đại hóa một số tính năng hoặc lắp thêm hệ thống kính ngắm quan học và quan học điện tử.
Với sự trợ giúp đắc lực của các thiết bị trinh sát điện tử, thiết bị ngắm bắn quang học điện tử và việc chỉ thị mục tiêu bằng các phương tiện quân sự hiện đại, lực lượng pháo binh của Mỹ và các nước đồng minh tham chiến tại vùng Vịnh đã phối hợp chặt chẽ với không quân và hải quân, phát huy thế mạnh. Buộc quân đội Iraq phải cố thủ, trú ẩn trong công sự, trận địa, tạo cơ hội thuận lợi cho các lực lượng khác làm nhiệm vụ "giải quyết chiến trường".
Kỳ 3: "Vua chiến trường" Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh
Dưới đây là một số loại pháo được sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991:
Vua chiến trường M107
Pháo tự hành 175mm M107 do hãng PCF Defenece Industry của Mỹ sản xuất và được đưa vào trang bị cho lục quân từ những năm 1965. Loại pháo này đã xuất khẩu sang CHLB Đức, Hy Lạp, Iran, Israel, Italia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh.
Loại đại bác tự hành M107 từng được viện trợ cho quân đội Việt Nam Cộng hòa và được mệnh danh là "vua chiến trường".
Pháo tự hành 175mm M107 dài 11,256m, rộng 3,149m, cao 3,679m. Pháo trang bị nòng cỡ 175mm, sơ tốc đạn 914m/s, tầm bắn đạt tới 32,7km. Pháo thiết kế máy nâng, nạp đạn bằng thiết bị thuỷ lực và có trọng lượng chiến đấu tới 28.100kg.
Pháo sử dụng động cơ diesel công suất 405 mã lực có thể tháo rời. Pháo di chuyển trên đường đạt vận tốc độ tối đa là 56km/h; dự trữ nhiên liệu 1.137 lít; dự trữ hành trình 725km. Pháo cần một xe vận tải M548 đi kèm để phục vụ.
Loại pháo này có thể bắn được các loại đạn: M1-509m/s với tầm bắn 15.000m; M2-720m/s với tầm bắn 21.100m; M3-912m/s với tầm bắn 32.700m. Trong chiến tranh vùng Vịnh, loại pháo này phát huy tốt tác dụng trong chi viện hỏa lực cho bộ binh.
Pháo lựu tự hành 203mm M110
Pháo lựu tự hành 203mm M110 do hãng Pacific sản xuất và đưa vào trang bị cho Lục quân Mỹ từ năm 1977, được xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Xe tự hành sử dụng động cơ diesel, công suất 405CV. Xe dài 7,467m, rộng 3,194m, cao 2,93m, kíp xe gồm 5 người. Pháo có thể di chuyển trên đường với tốc độ tối đa từ 56 đến 54,7km/h, dự trữ hành trình 523-725km.
Trong chiến tranh vùng Vịnh, M110 được lục quân quân đội Mỹ sử dụng là chủ yếu.
Pháo 203mm bắn được nhiều loại đạn và có tầm bắn đạt 16.000m, nhịp bắn 1 phát/phút. Ngoài loại cơ bản còn có các loại M110, M110A2.
Pháo phản lực phóng loạt
Pháo phản lực phóng loạt M270 227mm do Công ty LTV (Mỹ) sản xuất để trang bị cho lực lượng lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ. Tháng 4/1982, loại pháo này chính thức được đưa vào trang bị và xuất khẩu tới nhiều quốc gia.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh, Quân đội Mỹ đã sử dụng rất hiệu quả loại pháo này để tiêu diệt các mục tiêu của Iraq, tạo điều kiện cho xe tăng - thiết giáp và bộ binh đột phá làm chủ chiến trường.
Dàn rốc - két phóng loạt nhiều nòng 227mm có nhịp bắn nhịp bắn 12 phát/phút
Pháo có cấu tạo gồm 12 ống phóng, đường kính ống khoảng 227mm. Chiều dài toàn bộ 6,972m, rộng toàn bộ 2,972m, cao toàn bộ 2,617m. Trọng lượng chiến đấu 25.191kg, trọng lượng rỗng 20.189kg, dự trữ hành trình 483km, tầm hoạt động xa 483km, tầm bắn của đạn rocket 30km, dự trữ nhiên liệu 617 lít.
Trong chiến tranh vùng Vịnh, loại pháo này đã được Lục quân Mỹ sử dụng khá hiệu quả để chế áp Lục quân Iraq trong thời gian ngắn.
Pháo lựu tự hành 155mm M109
Pháo lựu tự hành 155mm M109 do hãng Cadillac motor Car Division (Mỹ) sản xuất, đưa vào trang bi cho Lục quân Mỹ từ năm 1982, được xuất khẩu sang Anh, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
Tại Chiến vùng Vịnh, loại pháo này được trang bị cho Lục quân Mỹ, Anh, Ai Cập và nó được coi là hệ thống hỏa lực pháo binh linh hoạt nhất của liên quân.
Pháo có chiều dài toàn bộ là 6,19m, rộng toàn bộ là 3,15m, cao toàn bộ là 2,8m. Trọng lượng chiến đấu của pháo là 24.948kg, trọng lượng rỗng 21.110kg, tốc độ tối đa trên đường 56,3km/h, dự trữ nhiên liệu 511 lít, dự trữ hành trình 349km.
Trên xe bố trí pháo lựu 155mm, cỡ số đạn 150 viên (28 viên kèm theo pháo), 1 súng phòng không 12,7mm.
Pháo lựu tự hành M109 được dùng làm vũ khí chi viện hỏa lực trực tiếp cho Lục quân Mỹ. Pháo có nhịp bắn cực đại 3 phát/phút, nhịp bắn duy trì một phát/phút. Pháo có thể bắn được nhiều loại đạn, kể cả đạn tăng tầm bằng rocket và đạn thông minh điều khiển bằng laser Corperhead.
Pháo lựu M114A1
Pháp lựu M114 155mm do hãng Rock Island Arsenal sản xuất từ trong cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2. Tổng cộng có khoảng 10.300 khẩu pháo được trang bị cho quân Mỹ và các lực lượng đồng minh.
Loại pháo này còn bắn được các loai đạn: Hóa học, hạt nhân, chiếu sáng và đạn khói...
Pháo lựu M114A1 dài 7,315m, rộng 2,438m, cao 1,803m, kíp pháo thủ 11 người. Pháo được trang bị nòng cỡ 155mm đạt tầm bắn 14.600m, tốc độ bắn 2 phát/phút.
Đáng lưu ý, loại pháo từng được viện trợ cho VNCH trong Chiến tranh Việt Nam, sau 1975 được QĐND Việt Nam thu giữ lại và tiếp tục sử dụng trong nhiều năm sau đó.
Đại Dương
Theo_Kiến Thức
Anh đón tàu sân bay "khủng" của Mỹ Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt ngày 22/3 đến Anh trong hành trình nhằm biểu dương sức mạnh quân sự Mỹ và hiện không thể cập cảng nước bạn vì kích thước tàu quá lớn. Chuyến thăm được thực hiện giữa lúc đang có nhiều lo ngại về việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Anh. Tàu sân bay USS Theodore...