Lúc này Apple, Microsoft và Amazon có lẽ đang ngồi cười khẩy trước màn trình diễn của Google
Một sự kiện, 3 dòng sản phẩm phần cứng mới. Cả 3 đều thể hiện Google không biết làm gì để chống lại các đối thủ đang đè bẹp mình về thị phần.
Như thế, sự kiện phần cứng quan trọng nhất của Google trong năm 2018 đã chính thức khép lại. Tại sự kiện này, ông chủ Android đã hé lộ tham vọng trên một loạt các lĩnh vực khác nhau. Với nhà thông minh/IoT, Google hy vọng Home Hub sẽ trở thành trái tim của các thiết bị kết nối. Với tablet/laptop, Google hy vọng Pixel Slate sẽ trở thành đối trọng của Surface và iPad Pro. Với Pixel 3… dĩ nhiên là Google muốn đánh bật vị trí “vua cao cấp” của iPhone.
Google là một trong những thế lực công nghệ hàng đầu thế giới. Google là kẻ đi đầu về AI. Những gì Google công bố ngày hôm nay lẽ ra phải khiến các đối thủ phải hoảng sợ. Nhưng sự thật là không.
Điện thoại: Tai thỏ…
Tai thỏ thô kệch chưa từng có.
Hãy cùng điểm lại từng món hàng “đỉnh” được Google công bố. Đầu tiên và đáng chú ý nhất, Pixel 3 và Pixel 3 XL. Sau khi Apple “học” Google ra mắt khả năng giả lập bokeh bằng AI ngay trên camera đơn, Pixel 3 năm nay đã không còn điểm mạnh gây sốc nào cả. Trong buổi lễ ra mắt, Google đã liên tục nhắc đến AI, nhưng sự thật là các tính năng như Top Shot/Photobooth (tự chọn “khoảnh khắc” tốt nhất để lưu ảnh) hay Subject Tracking AF (tự động lấy nét theo chủ thể xác định) không thể gây ấn tượng như những bức ảnh bokeh năm ngoái.
Trái lại, chiếc smartphone cỡ lớn từ Google năm nay chắc chắn sẽ gây bàn tán xôn xao vì thiết kế “tai thỏ” học từ Apple. Giữa 2 chiếc “tai thỏ” ấy, Google không hề mang tới bất kỳ một công nghệ nào ngang tầm với Face ID của Apple. Tức là, trong lúc để Apple thu hẹp khoảng cách về AI ảnh chụp, Google vẫn để Apple bỏ xa về AI bảo mật.
Không có công nghệ ngang tầm Face ID, và cũng không có điểm nổi trội nào cả.
Và, khi copy tai thỏ một cách vô nghĩa, Google cũng đã tự xếp mình vào chung một hàng với Huawei, Xiaomi, OPPO, Vivo: chỉ học cái xấu của Táo mà không copy được lý do vì sao iPhone phải chấp nhận cái “xấu” ấy – Face ID. 800 đô cho một chiếc smartphone tai thỏ, liệu có sai khi nói rằng Google không hề muốn nghiêm túc chinh phục cuộc đua cao cấp?
Tablet: Đắt và què cụt…
Video đang HOT
Tiếp đến, Pixel Slate. Là một chiếc tablet chạy Chrome OS với khả năng hỗ trợ ứng dụng Android, Pixel Slate nghe giống như một giấc mơ trở thành hiện thực – với các fan của Google.
Nhưng Slate có giá lên tới 600 USD. Ở mức giá này, người dùng đã có thể mua Surface Go hoặc gần 2 chiếc iPad 2018. Mỗi sản phẩm đối nghịch đều có thế mạnh riêng, trong đó Surface Go với vai trò là một thiết bị Windows đầy đủ dĩ nhiên sẽ “đập chết ăn thịt” Slate chạy Chrome OS – hệ điều hành bị coi là dành cho những người… không đủ tiền mua Windows.
Từng này tiền, vì sao lại mua Pixel Slate chứ không phải là Surface Go hay iPad Pro?
Ngay cả iPad cũng có thể “đập chết ăn thịt” Pixel Slate. Cần nhớ rằng Chrome OS là một hệ điều hành dựa trên nền trình duyệt và gần như chẳng có ứng dụng nào thực sự mạnh mẽ cả. Chìa khóa giúp Chrome OS là kho ứng dụng từ Android, nhưng tablet Android từ lâu đã thua cuộc rõ ràng trước iPad: gần như không có nhà phát triển ứng dụng nào tối ưu cho máy tính bảng Android cả!
Bởi thế, Pixel Slate sẽ chỉ là một ý tưởng hay trên giấy tờ. Trong thực tiễn, ai sẽ bỏ ra 600 USD mua một thiết bị Chrome OS cơ chứ?
Hub: Đi sai hướng…
Cuối cùng là Home Hub. Với bản chất là một chiếc loa thông minh gắn liền với tablet cỡ lớn Home Hub giống như Echo Show được Amazon ra mắt từ năm ngoái.
Nhiều năm trước, rất nhiều các hãng khác đã tìm cách chinh phục smarthome bằng các thiết bị tương tự Home Hub.
Nhưng Echo Show không phải là sản phẩm chủ đạo của Amazon. Echo Show chỉ là một trong số “một tá” sản phẩm (đúng nghĩa đen) được Amazon vén màn/nâng cấp vào cuối tháng 9 vừa qua. Điểm chung của cả “tá” sản phẩm này không phải là màn hình, mà là giọng nói. Amazon hiểu rằng chìa khóa để làm chủ thị trường nhà thông minh không phải là màn hình (buộc người dùng phải đến gần) mà là giọng nói có thể kích hoạt từ bất cứ nơi đâu.
Trong khi Amazon tìm cách phủ sóng cả không gian sống của người dùng, Google chọn một chiếc loa thông minh có màn hình để làm đại diện cho tầm nhìn nhà thông minh. Không hiểu gã khổng lồ tìm kiếm có nhận ra hay không, nhưng trước Home và trước cả Echo, đã có hàng tá smarthome hub sử dụng màn hình ra mắt và chìm vào quên lãng.
Đi đầu về AI, tụt hậu về phần cứng
Sự hờ hững của khán giả trong hội trường nói lên một điều: Google đã tụt về phía sau.
Khó có thể diễn tả hết sự thất vọng dành cho Google sau sự kiện ngày hôm qua. Google vẫn là một trong những thế lực phần cứng đáng gờm nhất, vẫn đứng đầu cuộc đua AI. Ấy thế mà không một sản phẩm nào của ngày 9/10 có thể thể hiện được sức mạnh áp đảo ấy. Không một sản phẩm nào có thể thuyết phục người dùng rằng sức mạnh của AI sẽ mang lại cho họ những tính năng tân tiến họ chưa từng nghĩ tới, những tính năng mà cả Apple, Amazon hay Microsoft đều không có.
Đổi lại, Google ra mắt 3 dòng sản phẩm chẳng khác gì 3 lời tuyên bố thua cuộc. 3 dòng sản phẩm chạy theo sau các sản phẩm của Apple, Amazon và Microsoft thay vì vượt mặt lên phía trên, dẫn đầu trong cuộc đua điện toán mới.
Theo Genk
Được định giá 60 tỷ USD, Samsung củng cố vị trí thương hiệu TV hàng đầu thế giới trong danh sách Interbrands
Minh chứng rõ rệt nhất cho vị trí này là chiếc TV MicroLED siêu lớn với thiết kế module và việc Samsung đang là thương hiệu TV có thị phần lớn nhất tại thị trường Mỹ - thị trường khó tính bậc nhất thế giới.
Trong danh sách các thương hiệu hàng đầu toàn cầu Best Global Brands 2018 do tổ chức tư vấn thương hiệu uy tín Interbrand xếp hạng, Samsung Electronics tiếp tục củng cố vị trí hàng đầu về thương hiệu TV với giá trị thương hiệu đạt mức 59,9 tỷ USD - tăng 6,5% giá trị thương hiệu so với năm ngoái.
Trong bảng xếp hạng tổng 100 thương hiệu hàng đầu thế giới của Interbrand, Samsung đứng thứ sáu, sau các thương hiệu Apple, Google, Amazon, Microsoft và Coca Cola.
Theo đánh giá của Interbrand, có ba yếu tố nổi bật làm nên vị trí như vậy của thương hiệu Samsung trong bảng xếp hạng này: tính phù hợp (relevance), tính xác thực (authenticity), và khả năng đáp ứng tốt (responsiveness):
Khả năng phù hợp (relevance): khả năng đáp ứng với nhu cầu, mong muốn và tiêu chuẩn ra quyết định của người dùng/khách hàng, phù hợp với các yếu tố về địa lý và nhân khẩu học. Đây chính là một trong những thế mạnh nổi bật của Samsung, khi các sản phẩm của hãng phủ trên nhiều phân khúc khách hàng, và được tùy biến cho phù hơp với văn hóa của mỗi quốc gia.
Độ tin cậy (Authenticity): mỗi thương hiệu đều được xây dựng dựa trên năng lực và sự chính xác trong nội tại thương hiệu. Samsung mang đến cho mỗi sản phẩm của mình một câu chuyện có tính cách rõ ràng và một bộ giá trị đáng tin cậy. Các TV QLED đã trở thành biểu tượng cho loại màn hình mang tới hình ảnh tươi tắn và độ chân thực cao, nhưng vẫn duy trì được khả năng hoạt động bền bỉ so với màn hình OLED.
Khả năng đáp ứng (Responsiveness): khả năng của tổ chức nhằm phát triển thương hiệu và hoạt động kinh doanh đáp ứng kịp với những thay đổi, thách thức và cơ hội của thị trường. Khi nhận thấy màn hình LCD đã không còn là sản phẩm thời thượng, Samsung đã nhanh chóng chuyển sang công nghệ mới. Nhưng thay vì lựa chọn OLED vì cho rằng "không phù hợp với màn hình TV và có thể gặp lỗi burn-in", Samsung lựa chọn QLED, công nghệ mang lại chất lượng hình ảnh tốt hơn LCD và tránh được lỗi burn-in có thể xảy ra.
Chính vì vậy, khi chứng kiến thành công ấn tượng của TV QLED, Ross Young, nhà sáng lập và CEO của hãng tư vấn Display Supply Chain Consultants đã cho rằng, " QLED mới là tương lai của công nghệ TV."
Không chỉ tránh được lỗi burn-in thường thấy trên các công nghệ hiển thị cũ, hay thậm chí cả OLED, các TV QLED còn được Samsung thiết kế lại hoàn toàn tấm nền LCD để ngăn tình trạng hở sáng nhằm mang lại màu đen cực sâu, cũng như " độ tương phản vô cực" - đủ khả năng thách thức tấm nền OLED. Hơn nữa, TV QLED của Samsung còn có thể đạt tới độ sáng "không tưởng" 2.000 nits, qua mặt hầu hết các TV khác, giúp màn hình hiển thị rõ các chi tiết ngay cả trong điều kiện ánh sáng mạnh.
Công nghệ chấm lượng tử của Samsung còn là nền tảng giúp công ty đưa ra công nghệ màn hình mới: MicroLED dành cho chiếc TV màn hình siêu lớn 146 inch The Wall. Có kích thước ngoại cỡ như vậy, nhưng với thiết kế module, chiếc TV này cho phép bạn tùy chỉnh kích cỡ của nó để phù hợp với không gian thưởng thức của bạn.
Nhờ khả năng kết hợp giữa các chấm lượng tử (Quantum Dots) gắn với một đèn diode vô cơ tự phát sáng, công nghệ MicroLED của Samsung còn mang lại những tấm nền với độ sáng cao đến mức đáng kinh ngạc mà không phải lo ngại về vấn đề thoái hóa màu.
Chính bởi các yếu tố này, TV The Wall của Samsung đã được CE Pro, tổ chức truyền thông hàng đầu về thiết bị điện tử, công nhận là sản phẩm âm thanh hình ảnh mới tốt nhất trong lĩnh vực rạp hát tại gia ở hội chợ CEDIA Expo 2018.
Mới đây nhất, các dữ liệu báo cáo thị trường cũng cho thấy, Samsung hiện là thương hiệu TV dẫn đầu thị trường Mỹ với 34% thị phần. Không những vậy, đối với phân khúc TV cao cấp có giá trên 2.500 USD, Samsung cũng đang thống trị thị trường này với 44% thị phần.
Theo Genk
Google ra mắt tablet lai Pixel Slate: chạy Chrome OS, bàn phím và bút bán riêng, bản cao cấp nhất giá 1.599 USD Phiên ban cao câp vơi Core i7 vơi 16GB RAM va 256GB SSD co thê lên tơi 1.599 USD - môt mưc gia kha khung khiêp danh cho môt chiêc Chromebook. Google lai tiêp tuc muôn chen chân vao thi trương may tinh bang đê canh tranh vơi nhưng "ông lơn" khac như iPad Pro cua Apple hay Surface Pro nha Microsoft. Pixel...