“Lúc nào trước mặt cô, tôi cũng thấy mình vô dụng”
Chị đứng ngoài chết lặng nhìn anh đang mặc quần đùi bò ra lau nhà, nhặt rau rồi rán cá. Còn cô gái kia thì nằm ườn trên giường và tấm tắc khen lấy khen để. Thỉnh thoảng cô ta còn di di ngón chân lên đầu chồng đầy nịnh nọt.
ảnh minh họa
Vợ chồng chị lấy nhau đã 8 năm. Anh làm ở một cơ quan cấp Bộ, còn chị làm quản lý ở một công ty chuyên về đồ điện tử. Nói chung về kinh tế chị không phụ thuộc vào anh, về nhan sắc cũng chẳng kém cạnh mấy người ở cơ quan anh. Chị lại đảm đang nữa, mọi việc trong nhà có tay chị nhúng vào là xong hết.Ngoai ra, chi còn biết khéo chiều mẹ chồng.
Thậm chí mỗi lần bà giận ông là lại bắt xe khách lên ở với con dâu 1 tháng rồi mới chịu về. Bà bảo phúc nhà bà hiếm lắm mới được con dâu hiền thảo như chi.Rồi gia đình nội ngoại, cứ có việc gì là hiển nhiên chị sẽ là người được xướng tên đầu tiên. Mọi người coi đó là một vinh dự mà chị được nhận. Còn chị, nhiều lúc mệt bơ phờ vì những lý do nhờ vả hết sức không đâu nhưng cứ phải gồng mình lên cố gắng cho tròn phận “dâu thảo”.
Co trách nhiệm như thế vơi gia đinh mà chồng chị biết ơn chị thì chị cũng thấy vơi đi đôi phần bức xúc và mệt mỏi. Đằng này anh cứ như khúc gỗ trong nhà. Sáng sớm mở mắt dậy, chi đã dọn đồ ăn sáng tinh tươm. Ăn xong thì anh vác cặp đi làm, còn chị vội vàng dọn rửa đống bát đĩa, chở con đi học và cuống quýt vào công sở cho kịp giờ. 8 giờ ơ công sở qua nhanh, chị lại sấp ngửa chạy xe về đón con rồi đi chợ nấu nướng, anh thì nhàn tênh 4 giơ chiều tan sở và đi uống bia với bạn bè…
Video đang HOT
8 năm hôn nhân trôi qua, trong lúc chị cứ quẩn quanh với con cái, công việc và bếp núc khiến nhan sắc có phần giảm đi thì anh lại đẫy đà béo tốt ra. Chừng ấy sự tín nhiệm yêu thương của gia đình hai bên là chừng ấy gánh nặng đổ xuống đầu chị. Tính chị khéo léo mềm mại bao nhiêu thì anh lại thô kệch bấy nhiêu. Mang tiếng anh em đằng nội nhưng mọi người lại hay nhớ đến chị hơn nhớ đến anh.
Chị cũng chẳng muốn mang gánh nặng vào người cho mệt nhưng tính anh đoảng, dặn đâu quên đấy. Ai đời chi bảo đi đón con thì để con đứng đợi khóc sưng mắt ngoài đường, còn bố đi đá bóng quên mất. Bảo anh cắm cơm thì anh đổ gạo quên không đổ nước, đến khi mở nồi ra cháy khét lẹt thì anh gãi đầu bảo quên.
Lúc chi ốm bảo nấu cho nồi cháo thì anh mải lướt facebook đến khi nồi cháo trào ra bếp ga quá nửa, ga tắt ngúm lúc nào chẳng biết. Rồi điện nước trong nhà hỏng hóc, cứ trông vào anh sửa có khi cả tháng chẳng có cai mà dùng…
Những trận cãi vã thường xuyên diễn ra và dần dần chị chán, chị quên luôn anh với vai trò người đàn ông trong gia đình. Tất cả mọi việc từ lớn đến bé, chị cứ thế làm mà chẳng cần hỏi đến anh. Con ốm chị tự mang con đến bệnh viện rồi gửi bên ngoại chăm sóc, đồ hỏng chị tự gọi người đến sửa. Lâu rồi chị quên mất rằng mình có một người đàn ông trong nhà, bỗng dưng anh trở thành khách trọ. Cuộc sống của hai vợ chồng cứ nhạt nhẽo dần, trừ lúc cùng nói chuyện với con, còn lại ai có thế giới của người nấy. Chị coi thường anh, anh thấy mình càng ngày càng trở nên vô dụng trong mắt chi.
Rồi anh vắng nhà thường xuyên hơn, kể cả buổi tối anh cũng lấy lý do về muộn. Ban đầu chị còn hay thắc mắc, anh nói kể cả anh có về sớm thì anh cũng chỉ ngồi đọc báo xem phim rồi đi ngủ, nên anh tìm công việc khác lam thêm cho đỡ nhàm chán.
Và chị tin.Nhưng làm thêm gì mà giờ giấc thất thường? Chưa kê từ ngày anh đi làm thêm, chị thấy anh vui vẻ hơn, không còn cau có khó chịu nữa. Bán tín bán nghi, chị bám theo anh. Khi tan sở chị thấy anh vội vàng phóng xe vào chợ mua mớ rau con cá, rồi lại phóng xe đi mất.
Chị âm thầm đi theo anh vào một căn hẻm nhỏ, thấy anh huýt sáo gọi tên một người phụ nữ và mang rau cá vào. Chị đứng ngoài chết lặng nhìn anh đang mặc quần đùi bò ra lau nhà, nhặt rau rồi rán cá. Còn cô gái kia thì nằm ườn trên giường và tấm tắc khen lấy khen để. Thỉnh thoảng cô ta còn di di ngón chân lên đầu chồng đầy nịnh nọt. Chưa bao giờ chị thấy anh lại sung sướng vì làm việc nhà đến thế.
Đêm hôm ấy hai vợ chồng chi đã cãi nhau nảy lửa. Chị hỏi anh, chị không hoàn hảo ở điểm nào mà anh lại đi yêu người khác. Anh chỉ trả lời: “Vì cô quá hoàn hảo, nên tôi thấy sợ. Tôi thà làm ô sin cho cô ấy còn hơn làm khách trọ trong nhà. Lúc nào trước mặt cô tôi cũng thấy mình vô dụng”.
Chị bỗng thấy chơi vơi như đang đứng ở vực thẳm. Hóa ra bao nhiêu sự cố gắng của chị cuối cùng chỉ để nhận được một câu như thế này đây. Chị hay anh có lỗi? Chị không biết được. Chị chỉ nghi vê tờ đơn li dị đang chập chờn trước mắt!
Theo VNE
Thiếu tự tin vì thấy mình vô dụng
Tôi đang bay lơ lửng trong một mớ hỗn độn của cảm xúc, không biết tương lai mình sẽ ra sao và đi về đâu. Cảm giác sợ hãi, cô đơn về một tương lai mờ mịt phía trước thật khủng khiếp.
Ảnh minh họa
Tôi mới ngoài 20 thôi nhưng luôn có cảm giác mình thật nhỏ bé, không là gì trong cuộc sống rộng lớn và đầy bon chen này. Tôi luôn cảm thấy sợ hãi khi phải bước ra ngoài cuộc sống thực sự ngoài kia, ở nơi đó sẽ không có ai che chở và bảo vệ tôi, không ai thấy tôi khó khăn mà giúp đỡ, không ai thương hại khi tôi gặp chuyện không may. Tôi đã quen với cách sống có gia đình bên cạnh che chở rồi nên một khi nghĩ đến phải bước ra khỏi căn nhà thật là khủng khiếp.
Tôi chưa từng đi làm, đã đi xin việc nhưng không lần nào thành công cả, điều đó ám ảnh rằng tôi không có năng lực, cũng không đủ ngoại hình ưa nhìn để được nhà tuyển dụng chọn lựa. Tôi biết họ nghĩ ngoại hình mình không đủ để có thể làm một nhân viên bán hàng bình thường, họ từ chối khéo. Tôi cảm thấy cuộc đời này dường như những điều may mắn không đến với mình.
Thật ra gia đình tôi cũng không hạnh phúc nhưng đó là chỗ dựa duy nhất của tôi. Tôi đang bay lơ lửng trong một mớ hỗn độn của cảm xúc, không biết tương lai mình sẽ ra sao và đi về đâu. Cảm giác sợ hãi, cô đơn về một tương lai mờ mịt phía trước thật sự khủng khiếp. Nhiều lúc tôi cứ nghĩ mình bệnh gì đấy vì nhìn thấy nhiều người tự tin, tự chủ cuộc sống, còn mình lại không. Tôi thật sự vô dụng vì không có gì trong tay cả. Xin hãy chia sẻ cùng tôi.
Theo VNE
Giải tỏa stress, sang chấn tâm lý mùa thi Học sinh lơp 12 sắp bươc vao ky thi tôt nghiêp THPT, và kỳ thi tuyển sinh ĐH cũng đang gần kề, khiến thí sinh thấp thỏm lo âu,... stress nặng nề. Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất - Giám đốc Công ty Tâm lý An Việt Sơn "Không ít bậc phụ huynh kỳ vọng và đặt quá nhiều niềm tin...