Lúc nào thì nên thay ắc-quy ô tô? các dấu hiệu ắc quy bị yếu có nguy cơ hỏng?
Lúc nào thì nên thay ắc-quy ô tô? các dấu hiệu ắc quy bị yếu có nguy cơ hỏng? Nhiệm vụ chính của ắc quy là cấp điện cho starter và hệ thống phun nhiên liệu để khởi động.
Sau khi máy nổ, máy phát điện sẽ được vận hành để cung cấp điện nạp ắc quy và các thiết bị điện khác. Ta có thể sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để biết khi nào đã đến thời điểm cần thay ắc quy bằng cách đo điện áp mạch hở và điện áp khởi động của ắc quy.
Lúc nào thì nên thay ắc-quy ô tô? các dấu hiệu ắc quy bị yếu có nguy cơ hỏng?
Ắc quy là nguồn cung cấp điện chính cho xe ô tô để có thể khởi động, chiếu sáng, phát âm thanh trên suốt hành trình. Do vậy, việc bảo dưỡng kiểm tra thường xuyên hay thay thế là điều hết sức cần thiết. Khi nào nên kiểm tra hoặc thay thế? Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết ắc quy có nguy cơ hỏng
1. Động cơ khởi động chậm: Khi bạn cố gắng khởi động xe, động cơ có dấu hiệu quay chậm và kéo dài thời gian nổ máy hơn bình thường.
2. Khởi động nguội khó: Khởi động nguội là lần khởi động đầu tiên trong ngày, nếu như hiện tượng này xảy ra thường xuyên, hãy nên kiểm tra bình ắc quy và sạc đầy.
3. Ánh sáng đèn, còi yếu hơn bình thường: Kiểm tra đèn pha trước, đèn xy – nhan, đèn sương mù, … thêm vào đó là còi xe, nếu có dấu hiệu khác thường, hãy kiểm tra ắc quy ngay lập tức.
4.Mức chất lỏng của acquy thấp: Ắc quy xe thường có cấu tạo trong suốt nên có thể luôn theo dõi mức chất lỏng của ắc quy. Nếu mức chất lỏng dưới mức quy định, hãy kiểm tra ắc quy và hệ thống máy phát điện.
5.Ắc quy bị phù, sưng nở: Do nhiệt độ quá cao trong khoang động cơ gây ra khiến vỏ ắc quy có hiện tượng mau bị phù, sưng nở, làm giảm tuổi thọ của ắc quy, hãy nên thay thế ắc quy ngap lập tức.
6.Ắc quy bị rò rỉ: Hiện tượng này xảy ra khi các cọc (nơi kết nối cáp và cáp -) bị lỏng, ăn mòn, và bị oxy hóa, điện áp trong bình có thể dễ dàng bị rò rĩ ra bên ngoài thông qua các lớp oxy hóa trên.
7. Đèn cảnh báo taplo: Đèn cảnh báo trên đồng hồ taplo sẽ hiển thị cảnh báo khi ắc quy đang gặp vấn đề.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ ắc quy
Video đang HOT
Tuổi thọ ắc quy có thể kéo dài đến 3 năm nhưng hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động hay các tác nhân bên ngoài có bị ảnh hưởng. Tuổi thọ của ắc quy phụ thuộc rất lớn vào thói quen lái xe, cộng với khí hậu khu vực sinh sống, các tác nhân bên ngoài, tình trạng quá nhiệt độ sẽ dễ dàng gây ra khả năng mau làm giảm tuổi thọ của ắc quy:
1.Chuyến đi ngắn: Tuổi thọ của ắc quy sẽ giảm nếu như trong cùng một ngày có quá nhiều chuyến đi ngắn (dưới 20 phút), điều này khiến ắc quy phải hoạt động liên tục mà không có đủ thời gian được nạp đầy.
2.Nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao trong khoang động cơ là điều thường xuyên xảy ra, cộng với nhiệt độ bên ngoài vào những màu hè rất dễ ảnh hưởng đến tuổi thọ của ắc quy, thậm chí cả khi thời tiết lạnh, cũng có thể rút ngắn thời gian tuổi thọ ắc quy.
Những yếu tố dưới đây ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của bình ắc quy:
Điều kiện thời tiết: Cũng như ắc quy hay pin trên nhiều thiết bị điện tử hay dân dụng khác, ắc quy ô tô bị rút ngắn tuổi thọ rất nhanh nếu thường xuyên bị sấy dưới nắng nóng. Hầu hết ắc quy đều làm việc dựa trên nguyên lý phản ứng hóa học để giải phóng năng lượng nên nhiệt độ cao sẽ tác động tiêu cực đến quá trình này. Chính vì vậy, nếu phải đỗ xe dưới nắng nóng, bạn cần có bạt cách nhiệt che phủ, không chỉ bảo vệ ắc quy mà còn chống bạc màu ở nhiều chi tiết khác của xe.
Thói quen lái xe: Ắc quy ô tô sẽ có tuổi thọ lâu nhất nếu chúng ở trạng thái sạc đầy trước khi sử dụng. Để sạc đầy ắc quy, ô tô cần được vận hành bình thường và liên tục trong thời gian khoảng trên 20 phút (với điều kiện hệ thống sạc không có sự cố). Chính vì vậy, nếu bạn hay di chuyển trên những lộ trình ngắn, thường xuyên phải tắt máy rồi khởi động lại thì ắc quy cũng sẽ bị giảm tuổi thọ. Thật đáng tiếc, tiết kiệm chút xăng khi dừng đèn đỏ lại là thủ phạm rút ngắn cuộc đời của ắc quy.
Điều kiện bảo dưỡng: Bảo dưỡng định kỳ và đúng cách sẽ không chỉ giúp ắc quy hoạt động bình thường mà còn làm tăng tuổi thọ của nó. Đặc biệt với ắc quy cần bổ sung nước, nếu nước trong bình cạn thì các lá cực sẽ tan ra, làm cho ắc quy chết sau vài ngày, thậm chí cả khi được đổ nước trở lại cũng không thể phục hồi. Việc kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên còn giúp phát hiện nguy cơ dẫn điện kém do lỏng đầu tiếp xúc, hay sùi đầu cực của bình, khiến bình không được sạc thường xuyên và nguồn điện cung cấp cho các hệ thống trên xe cũng không đảm bảo. Sau khi kiểm tra và bảo dưỡng, bạn cần sử dụng mỡ để bảo vệ các đầu cực, tránh ăn mòn về sau.
Mỗi lái xe cần trang bị cho mình một bộ dây câu bình ắc quy để phòng trường hợp ắc quy yếu và không khởi động được xe (có thể do quên tắt đèn khi đỗ xe trong gara, mải mê giải trí nghe nhạc quá lâu…). Gặp trường hợp này, hãy nhờ một xe có hệ thống điện hoạt động tốt hoặc sử dụng bình ắc quy dự phòng (nếu có). Dùng dây câu đấu các đầu cực của 2 ắc quy trên 2 xe hoặc giữa xe bạn với ắc quy dự phòng (lưu ý là phải đấu âm âm và dương dương). Khởi động và khẩn trương mang xe đến gara gần nhất để kiểm tra và xử lý.
Theo Muasamxe
5 bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên ô tô
Dưới đây là 5 bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên ô tô, chủ xe cần lưu ý theo dõi và bảo dưỡng đúng cách để tránh tốn kém nhiều chi phí sửa chữa không đáng có.
Mỗi bộ phận trên ô tô đều có tuổi thọ khác nhau, có những bộ phận đã được nhà sản xuất công bố rất rõ về thời hạn sử dụng như bình ắc- quy (2-4 năm), bugi đánh lửa (3 - 5 năm),... Tuy nhiên, trên chiếc xe cũng còn nhiều bộ phận mà tuổi thọ của nó không cố định, thậm chí hay hỏng hóc 1 cách bất thường.
Vì vậy, các chủ xe cần lưu ý theo dõi và bảo dưỡng đúng cách để tránh tốn kém nhiều chi phí sửa chữa không đáng có. Dưới đây là 5 bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên ô tô:
1. Hệ thống đèn xe
Đèn xe là bộ phận có chức năng phát ra tín hiệu và cảnh báo giúp chúng ta tránh khỏi những va chạm đáng tiếc. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, hệ thống đèn thường sẽ nhanh hỏng, và thường là hỏng bất ngờ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đèn xe bỗng dưng hỏng hóc, không sáng nữa như nguồn điện không ổn định, bị va đập, xóc mạnh hoặc hiệu điện thế của ắc- quy vượt quá giới hạn hiệu điện thế của bóng.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Cách để kéo dài tuổi thọ cho hệ thống đèn xe là tránh đi xe vào những đoạn đường xấu gây dằn, xóc xe. Khi buộc phải đi vào những đoạn đường nhiều "ổ voi, ổ gà" thì phải giảm tốc độ xe, rà phanh để xe hạn chế bị dằn xóc. Ngoài ra, cần đặc biệt chú trọng việc kiểm tra hệ thống đèn xe trung bình 6 tháng/ lần để đảm bảo an toàn, tránh các sự cố bất ngờ ngoài ý muốn.
2. Phanh/ thắng xe ôtô
Có thể nói phanh xe (hay còn gọi là thắng xe) là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên xe giúp bảo đảm an toàn vì chỉ cần một sự cố nhỏ sẽ dẫn đến những tai nạn giao thông có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Nguyên nhân khiến phanh xe bị hỏng hóc là do má phanh bị mòn nhiều, bị trơ, thiếu dầu phanh, hệ thống đường ống dầu phanh bị rò rỉ,... Vì tính chất quan trọng của bộ phận này mà chúng ta phải bảo trì hệ thống phanh sau mỗi 20.000 km. Đặc biệt, trước các chuyến đi đường dài hay đường đèo dốc cần phải kiểm tra, bảo dưỡng kỹ lưỡng phanh xe.
3. Hệ thống cần gạt nước
Hệ thống này đảm bảo cho người lái nhìn được rõ bằng cách gạt nước trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị phun nước rửa kính. Thông thường lưỡi gạt mưa là bộ phận hay hư hỏng ở hệ thống cần gạt nước nhất do cấu tạo từ cao su, chịu ma sát và tác động của môi trường thường xuyên nhất.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên thay cần gạt sau 12 - 18 tháng. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết nóng ẩm mưa nhiều như tại Việt Nam, hiện tượng lão hóa lưỡi cao su sẽ diễn ra nhanh hơn, nên cần kiểm tra thường xuyên và chú ý thay thế đúng lúc.
4. Lọc gió động cơ
Vai trò của lọc gió động cơ là lọc bỏ hoàn toàn bụi bẩn trong không khí đi vào động cơ. Do đó, bộ phận này dễ bị bụi bẩn bám vào và làm giảm hiệu quả lọc, làm cho luồng khộng khí đi vào động cơ không đủ, gây hao xăng, tăng mức ô nhiễm và động cơ hoạt động không ổn định.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Bạn nên kiểm tra hệ thống lọc gió trung bình 1 năm/ lần hoặc sau khi xe đã lăn bánh 20.000 km. Tuy nhiên, nếu xe chạy ở những khu vực bụi bẩn nhiều, các chủ xe nên kiểm tra bộ phận này thường xuyên hơn để động cơ luôn có đủ không khí để đốt cháy nhiên liệu tốt nhất.
5. Lốp xe
Trong các sự cố xảy ra do bộ phận của xe bị hư hỏng thì nổ lốp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông. Và lý do vì sao xảy ra tình trạng nổ lốp này hầu hết được lý giải do lốp xe quá mòn và cũ dẫn đến việc lốp chịu "giới hạn tải trọng cực đại" phải hoạt động hết công suất, bị mài mòn nhiều, ma sát với mặt đường nhiều nên dẫn đến hiện tượng quá nhiệt và phát nổ.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Để phòng tránh các sự cố do lốp xe bị mòn gây ra, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta rằng, bên cạnh việc sử dụng lốp xe có chất lượng tốt và sau 1 năm sử dụng phải kiểm tra lốp định kỳ 1 năm/ lần thì việc bảo dưỡng và phục hồi lốp cao su là rất quan trọng.
Theo Thể Thao 247
Những điểm cần lưu ý trong quá trình chăm sóc xe sang Chủ xe cần chọn garage chuyên nghiệp, thay phụ tùng chính hãng, bảo dưỡng định kỳ, vệ sinh đúng cách... Không chỉ là phương tiện, ôtô còn là một tài sản giá trị, khẳng định vị thế của chủ nhân. Sử dụng, chăm sóc và bảo quản tài sản này như thế nào để luôn bảo toàn giá trị, luôn như mới, vận...