Lực lượng trung thành với Gaddafi lại trỗi dậy?
Lực lượng nổi dậy và những người ủng hộ Đại tá Gaddafi ở ngoại ô thủ đô Tripoli (Libya) lại có một cuộc đụng độ khiến nhiều người bị thiệt mạng.
Tiếng súng giao tranh bắt đầu vang lên ngắt quãng từ cuối ngày 11 và biến thành một cuộc đụng độ bằng các vũ khí hạng nặng kéo dài nhiều giờ trong chiều ngày 12/12 xung quanh căn cứ quân sự Zawiyah ở Imaya, nơi sinh sống của những người dân thuộc bộ lạc Wershifanna – một bộ lạc lớn ở Tripoli, khiến ít nhất 17 người thiệt mạng.
Khu vực diễn ra giao tranh nằm giữa đường cao tốc chính nối thủ đô Tripoli với biên giới Tunisia và các cơ sở khai thác dầu mỏ, khí đốt lớn gần Zawiyah. Tuy nhiên, đã có những báo cáo khác nhau về kẻ tấn công.
Video đang HOT
Lực lượng trung thành với Đại tá Gaddafi tại Tripoli hôm 19/10/2011
Hãng thông tấn Reuters dẫn lời chỉ huy Lữ đoàn Zawiyah là Walid bin Kora cho biết, bin Kora khẳng định ông đã nhìn thấy những kẻ tấn công căn cứ quân sự này là những tay súng thuộc “Lữ đoàn tử vì đạo của Muammar Gaddafi” gao gồm cả những người đến từ bộ lạc Wershifanna.
Theo lời bin Kora, các tay súng của Zawiyah cũng đã nhìn thấy các xe tăng và những lá cờ màu xanh lá cây – biểu tượng của những người ủng hộ Đại tá Gaddafi trong cuộc tấn công căn cứ và bắt được một số “lính đánh thuê” ủng hộ Đại tá Gaddafi đến từ vùng cận Sahara của châu Phi.
“Đó là một đội quân thực sự” – bin Kora kể về những kẻ đã giao tranh với Lữ đoàn của ông dưới một cây cầu trên đường cao tốc.
Trong khi đó, Mohammed Sayeh, một thành viên của bộ lạc Wershifanna, cho biết: cuộc giao tranh này là một sự nhầm lẫn. Các tay súng ủng hộ chính quyền chuyển tiếp Libya tại Zawiyah và các tay súng của bộ lạc Wershifanna, những người đang muốn kiểm soát khu vực Imaya, đã bắn giết lẫn nhau vì xuất hiện tin đồn cho rằng bộ lạc Wershifanna là những kẻ ủng hộ Đại tá Gaddafi.
Ông Sayeh cũng phủ nhận mọi cáo buộc cho rằng bộ lạc của ông ủng hộ Đại tá Gaddafi.
Cuộc đụng độ đã khiến ít nhất 12 tay súng Wershifanna và 7 tay súng Zawiyah thiệt mạng, hơn 10 người khác bị thương.
Cuộc tấn công cũng đã buộc chủ tịch Mustafa Abdul Jalil – Chủ tịch NTC phải tiến hành một cuộc đàm phán giải quyết mâu thuẫn trong nhiều giờ trong ngay đêm thứ 11, rạng ngày 12/11 và một lần nữa làm dấy lên mối lo ngại về khả năng kiểm soát an ninh tại Libya của chính phủ lâm thời sau khi chính quyền Gaddafi bị lật đổ.
Theo Giáo Dục VN
Lệnh hạ sát ông Gaddafi xuất phát từ nước ngoài?
Hãng tin MENA ngày 10/11 dẫn lời chính trị gia Mahmoud Jibril, người từng là Trưởng ban điều hành Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC) cho biết lệnh trừ khử cố lãnh đạo Muammar Gaddafi có thể đã được gửi đến từ nước ngoài ngay sau khi vị đại tá này bị bắt giữ.
Theo ông Jibril, cá nhân ông muốn Gaddafi bị bắt vì nhà lãnh đạo này có thể khơi mở rất nhiều bí mật.
Chính trị gia này cũng thừa nhận không có bằng chứng về ai là người ra lệnh trừ khử Gaddafi, đồng thời lưu ý rằng vị đại tá này đã bị bắt sống và cầm giữ trong một thời gian, sau đó đột nhiên bị bắn chết.
Ông Jibril khẳng định: "Điều đó chứng tỏ các binh sĩ đã nhận lệnh giết ông ta. Người ra lệnh giết là người muốn Gaddafi chết để không tiết lộ những thông tin mật bất lợi".
Đại tá Gaddafi bị bắn chết hôm 20/10 vừa qua ở khu vực gần thành phố Sirte (Libya). Đoàn xe chở vị đại tá này đã cố tháo chạy khỏi vòng vây, song đã bị sa vào trận oanh kích của không quân NATO.
Các chiến binh NTC từ Misrata bắt giữ Gaddafi lúc ông đã bị thương. Suốt gần ba tiếng đồng hồ, vị đại tá này bị lăng nhục và bị tra tấn, sau đó bị bắn chết.
Thi thể ông Gaddafi bị báng bổ và phơi bày tại Misrata, sau đó người ta chôn xác cựu lãnh đạo Libya tại một địa điểm bí mật trong sa mạc./.
Theo TTXVN
Đại tá Gaddafi phải ăn thức ăn thừa những ngày cuối đời Trong những ngày cuối đời, Đại tá Gaddafi đã phải ăn thức ăn thừa và trốn chạy giữa những căn nhà bỏ hoang tại thành phố Sirte. Những bí mật về những ngày cuối cùng còn sống của cựu nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vừa mới được tiết lộ với đài CNN trong một cuộc phỏng vấn độc quyền tại nhà tù...