Lực lượng Tham mưu Công an Hà Tĩnh góp phần bảo vệ an ninh quốc gia
Trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành (1946 – 2021), lực lượng Tham mưu Công an Hà Tĩnh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển KT-XH của địa phương.
Phòng Tham mưu Công an Hà Tĩnh triển khai kế hoạch công tác tháng 4/2021.
Trải qua từng giai đoạn lịch sử, với nhiều tên gọi khác nhau như: Ban Văn phòng, Phòng Nghiên cứu tổng hợp, Văn phòng tổng hợp, Phòng Tham mưu tổng hợp, Văn phòng Công an tỉnh, Phòng Tham mưu Công an tỉnh…; hay qua từng giai đoạn sáp nhập, chia tách giữa Công an tỉnh Hà Tĩnh với Công an tỉnh Nghệ An, lực lượng Tham mưu Công an Hà Tĩnh vẫn luôn từng bước trưởng thành và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Trong những ngày đầu mới thành lập, lực lượng Công an Hà Tĩnh nói chung và lực lượng tham mưu nói riêng là công cụ sắc bén của Đảng, chính quyền cách mạng. Nổi bật là trong công tác đấu tranh, xử lý đối với những phần tử Việt gian ngoan cố, tạo tiền đề vững chắc để bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược, lực lượng Tham mưu Công an Hà Tĩnh luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, gan dạ, dũng cảm trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu, vừa chủ động, tích cực tham mưu phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ huy của công an các cấp. Qua đó, góp phần cùng với các lực lượng lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của địch, đưa đất nước đi đến độc lập, tự do và phát triển.
CBCS Phòng Tham mưu Công an tỉnh thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về nghiệp vụ…
Từ khi tái lập tỉnh (năm 1991) đến nay, lực lượng Tham mưu Công an Hà Tĩnh đã khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và đã giành được nhiều phần thưởng cao quý của Chính phủ, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Lực lượng Tham mưu Công an Hà Tĩnh luôn chủ động tham mưu, đề xuất lãnh đạo công an các cấp đề ra các chủ trương, đường lối, các quyết định, mệnh lệnh, chương trình, kế hoạch công tác; tham mưu chỉ đạo triển khai có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của ngành về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; cụ thể hóa thành các nghị quyết, chương trình công tác của từng đơn vị, địa phương. Tổ chức tổng hợp, báo cáo, thống kê số liệu đảm bảo kịp thời, chính xác.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, tham mưu làm tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi tiến độ thực hiện các chủ trương, mệnh lệnh công tác của lãnh đạo, chỉ huy công an các cấp, qua đó đánh giá đúng những kết quả đạt được, phát hiện những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, những vấn đề mới phát sinh để kịp thời báo cáo lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục, góp phần phục vụ phát triển KT-XH của địa phương.
… để nắm chắc tình hình, làm tốt công tác tham mưu.
Hiện nay, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực, trong nước và trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến mới, đặt ra nhiều khó khăn, thử thách đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lực lượng Tham mưu Công an Hà Tĩnh tiếp tục có sự đổi mới trên các lĩnh vực công tác.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị của ngành nhằm phát huy tốt vai trò tham mưu cho công an các cấp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả mọi lĩnh vực công tác; tăng cường nghiên cứu khoa học, trau dồi phẩm chất, chuyên môn, nghiệp vụ; chủ động phối hợp với các phòng nghiệp vụ, công an các huyện, thành phố, thị xã, các sở, ban, ngành, đoàn thể để trao đổi thông tin, dự báo tình hình, đề xuất các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh trật tự phục vụ phát triển KT-XH địa phương.
Năm 2020, Phòng tham mưu Công an tỉnh là một trong 3 đơn vị của Công an Hà Tĩnh được Bộ Công an tặng Cờ thi đua Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua cấp cơ sở.
Nâng cao giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, tăng cường học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; triển khai thực hiện sâu rộng cuộc vận động và các phong trào thi đua trong Công an Hà Tĩnh, nhất là phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, “Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”.
Với truyền thống lịch sử vẻ vang 75 năm xây dựng và phát triển, lực lượng Tham mưu Công an Hà Tĩnh sẽ tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy trước 30-6-2022
Nghị định 42/2021/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 31-3 quy định về việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy trong đó nêu rõ, công an xã chính quy là Công an cấp cơ sở, bố trí ở các đơn vị hành chính xã, thị trấn, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân.
Nghị định còn quy định, công an xã chính quy làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn xã, thị trấn.
Về thầm quyền quyết định tổ chức Công an xã chính quy và lộ trình xây dựng Công an xã chính quy, theo Nghị định 42, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy. Hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy ở các xã, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự trước 30-6-2021; các xã, thị trấn còn lại trong toàn quốc hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy trước 30-6-2022.
Ngoài ra, theo Điều 4 Nghị định này, nguyên tắc xây dựng Công an xã chính quy đảm bảo không tăng biên chế của Bộ Công an đến năm 2021, có lộ trình và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy.
Hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy trước 30-6-2022
Việc tổ chức Công an xã chính quy phải bảo đảm ở mỗi xã, thị trấn có các chức danh: Trưởng Công an, Phó trưởng Công an, Công an viên.
Cũng theo Nghị định 42, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm lập phương án bố trí sắp xếp công tác hợp lý cho Công an xã bán chuyên trách để bổ nhiệm, điều động Công an chính quy thay thế. Đồng thời, giải quyết chế độ, chính sách thôi việc với Công an xã bán chuyên trách khi bố trí Công an chính quy thay thế.
UBND các cấp có trách nhiệm bảo đảm trụ sở hoặc nơi làm việc; hỗ trợ ngân sách để đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở hoặc nơi làm việc, sinh hoạt và trang thiết bị, phương tiện, các điều kiện bảo đảm khác phục vụ cho hoạt động của lực lượng Công an xã.
Về việc tiếp tục sử dụng lực lượng Công an xã bán chuyên trách, Điều 12 Nghị định quy định, với xã, thị trấn đã tổ chức Công an chính quy, UBND các cấp đồng ý tiếp tục sử dụng Công an xã bán chuyên trách bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Pháp lệnh Công an xã cho đến khi có văn bản khác.
Số lượng, mức phụ cấp với các đối tượng này do UBND trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định từ ngân sách Nhà nước.
Với Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ mà không bố trí sắp xếp được công tác khác hoặc không tiếp tục tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở thì quyết định chi hỗ trợ thôi việc.
Thời gian tới, Bộ Nội vụ phải chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về Công an xã bán chuyên trách khi tổ chức Công an xã chính quy.
Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ 16-5.
Công an tỉnh Yên Bái gặp mặt đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức có uy tín tiêu biểu Chiều 15/1, Công an tỉnh Yên Bái đã tổ chức gặp mặt văn nghệ sỹ, trí thức có uy tín tiêu biểu phục vụ sự nghiệp bảo vệ An ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đại tá Đặng Hồng Đức, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi gặp mặt; cùng các đồng chí trong...