Lực lượng tàng hình Mỹ đến châu Á
Lầu Năm Góc bắt đầu khởi động chương trình 5 năm, lần lượt triển khai 3 dòng máy bay chiến đấu tàng hình đến tây Thái Bình Dương.
Theo tạp chí Wired, những tuyên bố liên quan đến quyết định điều động mới các máy bay F-22, F-35 và B-2 đến Thái Bình Dương liên tục được đưa ra trong mấy tuần gần đây. Hồi đầu tháng, thiếu tướng Stephen Wilson, chỉ huy phi đội gồm 20 máy bay ném bom tàng hình B-2, cho hay một số chiếc sẽ bắt đầu được luân chuyển đến Thái Bình Dương từ năm tới. Các đợt luân chuyển kéo dài trong vài tuần và diễn ra nhiều lần trong năm, theo tướng Wilson trả lời tạp chí Air Force.
Từ đầu những năm 2000, B-2 thường xuyên được điều động đến căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam, đôi khi còn được F-22 tháp tùng. Tuy nhiên, quá trình luân chuyển đến Thái Bình Dương thật sự khó khăn đối với phi đội ít ỏi của B-2. Đến năm 2008, một trong những chiếc này đã rơi tại căn cứ Andersen 2 năm sau, thêm một chiếc B-2 khác bị cháy động cơ nghiêm trọng. Không quân Mỹ đã cố gắng khỏa lấp tin tức về sự cố này, âm thầm rút B-2 khỏi tiền tuyến Thái Bình Dương và thay chúng bằng dòng oanh tạc cơ đời cũ là B-52, theo tờ The Washington Post. Sau một thời gian sửa chữa và nâng cấp, phi đội máy bay ném bom tàng hình B-2 lại đến tây Thái Bình Dương.
F-22 và B-2 trên bầu trời đảo Guam – Ảnh: USAF
Trong khi đó, F-22, thường được đóng ở Florida, Virginia, Alaska và Hawaii, là “khách viếng thăm” thường xuyên tại căn cứ Andersen và căn cứ Kadena ở Okinawa (Nhật Bản). Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến sự cố thiếu ô xy trong buồng lái đã khiến phần lớn F-22 bị giới hạn bay trong suốt năm qua. Đến nay, không quân Mỹ tuyên bố đã tìm được cách giảm tối thiểu nguy cơ đột quỵ ở các phi công lái F-22. Và trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí quốc gia hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho hay sẽ sớm triển khai thêm F-22 đến Nhật Bản. Cũng nhân dịp này, ông Panetta tuyên bố kế hoạch lần đầu tiên điều động F-35 đến các căn cứ ở nước ngoài. Theo trang Defense.gov, Bộ Quốc phòng Mỹ đang đặt nền tảng cho việc triển khai F-35 đến Iwakuni, cũng thuộc Nhật Bản vào năm 2017.
Bên cạnh các dòng máy bay hiện tại ở Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc còn lên kế hoạch gửi thêm máy bay tuần tra mới của hải quân là P-8 đến khu vực, cũng như máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-46, theo tạp chí Air Force.
Video đang HOT
Việc thiết lập lực lượng tác chiến nói trên là phần mở rộng của chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Theo Wired, khi công tác triển khai được hoàn tất vào năm 2017, máy bay F-22, B-2 và F-35 sẽ phục sẵn tại các căn cứ xung quanh Trung Quốc, sẵn sàng trong tình trạng tác chiến. Cùng với việc Trung Quốc đang thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình nội địa J-20 và J-31 cũng như nhiều nước khác tăng cường vũ trang, các chuyên gia đang lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực.
Trung Quốc điều tàu lớn ra biển Đông
Ngày 27.12, Trung Quốc điều tàu Hải tuần 21, có sân đậu trực thăng, ra biển Đông, theo Tân Hoa xã. Đây là lần đầu tiên loại tàu này hoạt động ở biển Đông dưới sự quản lý của Cục An toàn hàng hải Hải Nam. Hải tuần 21 dài 93,2 m và có phạm vi hoạt động 7.408 km mà không cần tiếp liệu. Sân đậu trực thăng dài 21 m, rộng 11 m và nằm ở đuôi tàu. Tân Hoa xã dẫn lời ông Hoàng Hà thuộc Bộ Giao thông Trung Quốc tuyên bố nhiệm vụ của tàu Hải tuần 21 là “giám sát an toàn giao thông đường biển, điều tra các sự vụ hàng hải, phát hiện ô nhiễm, nghiên cứu, cứu hộ và thực thi luật quốc tế”. Tàu Hải tuần 21 xuất hiện ở biển Đông chỉ vài ngày trước khi quy định của chính quyền Hải Nam cho phép đơn phương khám xét, bắt bớ tàu nước ngoài trên biển Đông có hiệu lực vào ngày 1.1.2013. Quy định ngang ngược này đã gây ra quan ngại và phản ứng từ nhiều phía như Việt Nam và Philippines.
Cũng trong ngày 27.12, Bộ Quốc phòng Philippines thông báo mua 3 máy bay trực thăng hải quân AW 109 “Power” của Công ty liên doanh Anh – Ý AgustaWestland với giá 32,5 triệu USD. AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cho biết hợp đồng này thuộc một chương trình mua sắm “khẩn cấp” nhằm “hoàn thành mục tiêu hiện đại hóa hải quân cũng như các lực lượng vũ trang”.
Theo TNO
F-22 có đủ mạnh để giúp Mỹ "thống lĩnh bầu trời"?
Trong cuộc tập trận Red Flag 2012 vừa qua, phi đôi máy bay chiến đấu Typhoon mới nhất của Không quân Đức đã phát hiện ra và "bắn rơi" F-22 cua My trong một cuộc chiến mô phỏng.
Man trinh diên đang thât vong
Theo tiết lộ của Thiếu ta Không quân Đức Gruene, trong suốt cuộc tập trận kéo dài 2 tuần, chỉ riêng máy bay chiến đấu Typhoon của Đức đã phải 8 lần chống lại máy bay F-22 trong một cuộc diễn tập chiến mô phỏng tầm gần.
Rõ ràng đây là cuôc đôi đâu "không cân sức", một bên là chiến đấu cơ tàng hình tốt nhất thế giới cua My và một bên là chiến đấu cơ không tàng hình của châu Âu. Trươc khi no diên ra, hâu hêt cac chuyên gia đêu dự đoán Typhoon của Không quân Đức sẽ phải "nếm trái đắng".
F-22 Raptor có thật sự mạnh?
Nhưng kết quả thật ngạc nhiên, trong tổng số lần đối mặt giữa F-22 và Typhoon, số lần máy bay của hai bên bi bên kia tiêu diệt la ngang nhau.
Gruene tiết lộ chiên thuât giup Typhoon "ha guc" F-2: "Điều quan trọng, máy bay của bạn phải cố gắng tiếp cận được F-22 càng gần càng tốt...và duy trì được cự li gần như thế".
Theo si quan này, F-22 Raptor thực sự "vượt trội" khi chiến đấu ở ngoài tầm nhìn do đạt được độ cao tôt, trần bay cao, radar tinh vi và trang bị các tên lửa tầm xa AMRAAM.
Tuy nhiên, trong một cuộc chiến ở cự ly gần hơn, nhât la hôn chiên thi máy bay tàng hình của Mỹ, vôn có kích thước lớn hơn và nặng hơn so với Typhoon sẽ gặp bất lợi.
Man trinh diên cua F-22 ơ Red Flag đa khiên ngươi My thât vong va hoai nghi, vi no tưng đươc đanh gia la "máy bay tàng hình không - đối - không tốt nhất từng được sản xuất" và "sẽ bảo đảm cho quân đội Mỹ thông linh bầu trời trong những thập kỷ tiếp theo".
"Hum thiêng khi đa sa cơ cung hen"
Sau khi thông tin vê kêt qua đôi đâu giưa F-22 va Typhoon tai Red Flag đươc công bô, đa co rât nhiêu y kiên tranh luân vê sưc manh thưc sư cua niêm ky vong cua Không quân My.
Một số người cho rằng bôi canh cuôc tâp trân Red Flag không giông bôi canh ma F-22 sẽ tham chiến trong thực tê. Trong một cuộc chiến thực sự, kẻ thù của F-22 "sẽ không thể phát hiện ra nó", một độc giả khẳng định với trang tin quân sư Danger Room.
Có lẽ người Mỹ cần phải xem xét lại hiệu quả thực sự của F-22
Bình luận này nhấn mạnh rằng, khi đó công nghệ tàng hình của F-22 Raptor sẽ cho phép nó bí mật vọt lên cao và nhanh chóng tiêu diêt đối phương từ khoảng cách xa bằng việc sử dụng một tên lửa AIM-120 AMRAAM có tầm bắn hiệu dụng tới 100 km, vận tốc siêu thanh Mach 4.
Nhưng lâp luân nay chi đung vơi hai điêu kiên. Một là, các qui tắc tham chiên trong tương lai sẽ cho phép Không quân My bắn ha mục tiêu mà không cần nhận dạng chúng. Đây la môt giả thiết chưa đưng đây rui ro, khi ma bâu trời ngay cang đông đúc với sự xuất hiện rât nhiêu máy bay.
Hai là, tên lửa AMRAAM phai hoat đông. Nhưng trên thưc tê, 2 năm nay, nhà sản xuất Raytheon đã không giao thêm đươc bât cư môt tên lưa AMRAAM mới nao cho Không quân Mỹ, sau khi họ phat hiên ra răng động cơ của tên lửa không hoạt động được trong môi trường lạnh như môi trương ma F-22 thương xuyên hoat đông.
Ngay cả khi các chức năng AMRAAM hoạt động được như thiết kế, nó vẫn không phải là một "sat thu" đáng tin cậy ở cự ly xa. Từ khi AMRAAM được cung câp cho Không quân Mỹ năm 1992, tên lửa này đã được trang bị cho các máy bay F-15 và F-16 để tham gia ít nhất 9 trận không chiến mà kết quả la phá hủy được 9 máy bay chiến đấu của Iraq và Serbia.
Nhưng cac tai liêu đươc công bô không hê cho biêt đê đat đươc kêt qua nay, ngươi ta đa phóng bao nhiêu tên lửa AMRAAM, cung không cho biêt cự li phóng tên lửa từ máy bay đến mục tiêu la bao xa.
Môt chuyên gia cua Không quân My, đại tá Patrick Higby cho răng, có ít nhất 4 tên lửa AMRAAM đã tiêu diệt máy bay đôi phương ở phạm vi tầm quan sat. Như vây, các tên lửa vôn đươc chê tao đê tiêu diêt muc tiêu tầm xa đa không đat hiệu quả như ky vọng.
Cung theo Higby, nêu rơi vao môt cuôc hôn chiên tâm gân, thi ngoai sư công kênh, năng nê, F-22 con bôc lô nhưng nhươc điêm khac. Vấn đề kỹ thuật đã buộc Không quân Mỹ phải bỏ đi kính ngắm gắn trên mũ của phi công F-22. Đây chính là chìa khóa cho phép các phi công ở những máy bay khác, bao gồm cả Typhoon của Đức khóa được tên lửa vào một mục tiêu mà chỉ bằng cách đơn thuần là ngắm bắn bằng mắt.
"Chúng tôi có món salad Raptor cho bữa trưa", một phi công Đức châm biêm sau khi anh ta sử dụng thiết bị kính ngắm gắn trên mũ và khả năng cơ động của máy bay của mình để khuât phuc một chiếc F-22 trên bầu trời Alaska.
Các chuyên gia quân sự cũng phải thừa nhận rằng, các lực lượng không quân tiên tiến phải lên kế hoạch để làm cho các chiến đấu cơ của họ chiến đấu ngay từ khoảng cách xa và tránh những cuộc "hỗn chiến" đầy mạo hiểm.
Tuy nhiên, nêu chiên thuât nay thât bai thi F-22 co thê phai chuân bi "cân chiên" vơi nhưng chiên đâu cơ mới nhất cua Nga, Trung Quốc hay cac đôi thu khac. Và nếu theo kinh nghiệm của người Đức thi cuôc chiên nay co thê la "tư đia" cua F-22.
Theo Bee.net.vn
Nhật-Mỹ sẽ sửa "Nguyên tắc hợp tác quốc phòng" để đối phó Trung Quốc? Nhật-Mỹ quyết định sửa đổi "Nguyên tắc hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ", triển khai UAV Global Hawk và cùng xây dựng Guam chống Trung Quốc. Ngày 3/8/2012, tại Thủ đô Washington, Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto tổ chức cuộc họp báo chung và phát biểu về vấn đề triển khai máy...