Lực lượng quân sự Nga áp sát biên giới, Ucraina lo bị tấn công
Tư lệnh quân sự NATO cho biết hôm 23-3 lực lượng lớn quân đội Nga đã được triển khai tại khu vực phía đông Ukraine, đây có thể là một mối đe dọa cho khu vực ly khai Trans-dniestria của Moldova.
Tư lệnh đồng minh tối cao ở châu Âu, Tướng Philip Breedlove bày tỏ quan ngại về mối đe dọa đối với khu vực Trans-dniester của Moldova, nằm ở biên giới Ukraine. Khu vực này tuyên bố độc lập và tách khỏi Moldova vào năm 1990. Tuy nhiên, không có bất kỳ quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc nào công nhận nhà nước tự tuyên bố độc lập này. Khoảng 30% trong nửa triệu dân số ở đây là người Nga.
Sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, Mocow đã nhận được những lời chỉ trích và thậm chí là các lệnh trừng phạt từ Mỹ và EU. Tuy nhiên, Nga cho biết lực lượng của nước này tuân thủ theo đúng các thỏa thuận quốc tế và việc tăng lực lượng tại biên giới Ukraine là phù hợp với việc Crimea sát nhập vào Nga.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov khẳng định với hãng thông tấn Itar-Tass rằng: “Bộ Quốc phòng Nga tuân thủ theo mọi thỏa thuận quốc tế về giới hạn số lượng quân ở các vùng biên giới với Ukraine”.
Đại sứ Nga tại Liên minh châu Âu EU, ông Vladimir Chizhov cũng khẳng định với kênh truyền hình BBC của Anh rằng Nga không có “quan điểm bành trướng”. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh Nga không có ý định đưa quân vào các khu vực khác của Ukraine hay châu Âu, hay bất cứ việc gì tương tự như thế.
Video đang HOT
Trong khi đó, người đứng đầu Cơ quan an ninh và Hội đồng quốc phòng Ukraine Andriy Parubiy cáo buộc trong sự kiện ở Kiev rằng: “Mục đích của Tổng thống Putin không phải là Crimea mà là toàn bộ Ukraine. Quân đội Nga đã hành quân tới biên giới và sẵn sàng tấn công bất kỳ lúc nào”.
Ông cho biết, “hiện lực lượng quân đội Nga tại biên giới Ukraine ngày càng gia tăng và luôn sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào”.
Đại sứ Nga tại EU cho biết Nga không công nhận chính phủ mới ở Kiev nhưng ông hi vọng Ukraine bảo vệ quyền của người dân tộc Nga ở nước này. Đồng thời ông cảnh báo việc Mỹ phái quân hoặc hỗ trợ quân sự cho Ukraine sẽ là “sai lầm nghiêm trọng”.
Hôm 23-3, lực lượng quân đội Nga đã cắm cờ tại 189 đơn vị quân đội và cơ sở quân sự của Ukraine ở Crimea.
Theo ANTD
Lính biên phòng Ukraine rời Crimea vì lo sợ bị tấn công
Các binh sĩ biên phòng Ukraine tại Crimea đã bắt đầu rời khỏi căn cứ để tái triển khai về các vị trí đóng quân trong đại lục.
Lính Ukraine khăn gói rời căn cứ quân sự ở Crimea.
Một quan chức cấp cao Ukraine cho biết thông tin trên tại cuộc họp báo ngày 20/3.
"Chúng tôi đã bắt đầu tái triển khai quân tới các vùng Kherson và Mikolayiv thuộc lãnh thổ Ukraine", ông Pavlo Shysholin, một quan chức thuộc Cơ quan biên phòng Ukraine cho hay.
Theo số liệu không chính thức, Ukraine hiện có khoảng 25.000 binh sĩ đang đồn trú tại Crimea. Tuy nhiên, không phải tất cả các đều sẽ trở về Ukraine nếu như họ vẫn muốn ở lại.
Việc rút quân được tiến hành sau khi chính quyền Kiev tuyên bố sẽ rút các binh sĩ và gia đình của họ khỏi Crimea để tránh sự bao vây của các lực lượng thân Nga có vũ trang.
Thư ký Hội đồng an ninh và quốc phòng Ukraine Andriy Parubiy cho hay đây là quyết định cần thiết để bảo vệ hàng chục nghìn binh sĩ cùng người thân của họ trong bối cảnh đã xảy nhiều cuộc tấn công nhằm vào căn cứ quân sự và khí tài của hải quân Ukraine đặt tại Crimea.
Một số nguồn tin cho biết, các lực lượng thân Nga đã chiếm giữ 2 tàu chiến của Ukraine và tấn công hai căn cứ hải quân lần lượt tại Simferopol và Sevastopol. Ngoài ra, các lực lượng này còn bắt giữ Tư lệnh hải quân Ukraine, Chuẩn đô đốc Sergiy Gayduk, cùng một số con tin khác. Tuy nhiên, sau đó Chuẩn đô đốc Gayduk đã được phía Crimea thả ra theo yêu cầu của Mátxcơva.
Ngoài việc rút các quân nhân và gia đình họ, giới chức trách Ukraine cũng tổ chức tiếp nhận khoảng 1.000 dân thường muốn chuyển từ bán đảo Crimea về đất liền Ukraine.
Ukraine cho biết cũng sẽ buộc Nga phải thực hiện hành động rút quân tương tự ra khỏi Crimea bằng cách yêu cầu Liên hợp quốc tuyên bố "Crimea là vùng phi quân sự". Tuy nhiên, mong muốn này của Kiev sẽ khó trở thành hiện thực vì Nga là một trong 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an và đang nắm trong tay lá phiếu phủ quyết tại cơ quan quyền lực cao nhất LHQ.
Theo Dantri
Quân đội Việt Nam-Philippines tăng hợp tác nhiều lĩnh vực Chiều 20/3, tại Hà Nội, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp thân mật đoàn Tư lệnh Hải quân Philippines do Ngài Phó Đô đốc Jose Luis M. Alano dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp thân mật đoàn Tư lệnh Hải quân Philippin do Ngài Phó Đô...