Lực lượng Phòng vệ Nhật tiến hành huấn luyện tác chiến mạng
Huấn luyện tấn công mô phỏng là lần lượt đóng vai “nước kẻ thù” tiến hành tấn công và “Lực lượng Phòng vệ” triển khai phòng thủ.
Nhật Bản thành lập lực lượng phòng thủ mạng (ảnh tư liệu)
Tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản ngày 8 tháng 9 đăng bài viết nhan đề “Lực lượng Phòng vệ sẽ bắt đầu huấn luyện mô phỏng tấn công-phòng thủ mạng”, nội dung chính như sau:
Để tăng cường tiến hành phòng thủ đối với không gian mạng “chiến trường thứ năm”, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 7 tháng 9 xác định phương châm, sẽ đưa vào huấn luyện mô phỏng tấn công mạng từ năm 2016.
Quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, hy vọng tiến hành diễn tập có hiệu quả thực tế để tăng cường khả năng phòng thủ mạng, bảo đảm cho tất cả các cơ quan chính phủ có khả năng đáp trả khi bị tấn công mạng từ nước khác.
Nói một cách cụ thể, huấn luyện tấn công mô phỏng là lần lượt đóng vai “nước kẻ thù” tiến hành tấn công và “Lực lượng Phòng vệ” triển khai phòng thủ. Bên “nước kẻ thù” sẽ thực sự đưa virus vào hệ thống chỉ huy của Lực lượng Phòng vệ, “Lực lượng Phòng vệ” tiến hành phòng thủ. Trong huấn luyện sẽ thiết lập chức trọng tài viên gọi là “trọng tài chung”, tìm ra các vấn đề.
Huấn luyện đối sách mạng tiến hành trước đây chỉ dừng lại ở mức độ giả định cuộc tấn công xảy ra, bảo đảm biện pháp phòng thủ và trình tự truyền tin.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đưa vào kinh phí “tiến hành khảo sát liên quan về khả năng ngăn cản lợi dụng không gian mạng” trong yêu cầu ngân sách chính phủ năm tài khóa 2015, tổng cộng 10 tỷ yên (khoảng 95.000 USD).
Để thực sự tái hiện môi trường huấn luyện tấn công mạng, sẽ còn triển khai khảo sát các phương pháp như làm thế nào thực hiện để virus xâm nhập, liên kết phi pháp, tấn công DoS. Các cuộc thảo luận về ủy thác cho cơ quan dân sự tiến hành khảo sát cũng đang tiến hành.
Mỹ-Nhật tổ chức diễn tập liên hợp trong đó có diễn tập phòng thủ mạng (ảnh tư liệu)
Video đang HOT
Phạm vi nhiệm vụ của “Lực lượng Phòng vệ mạng” được Bộ Quốc phòng Nhật Bản thành lập vào tháng 3 năm 2014 chỉ giới hạn ở hệ thống thông tin chỉ huy của Lực lượng Phòng vệ – Bộ Quốc phòng, nhưng đã có yêu cầu kêu gọi mở rộng phạm vi phòng thủ tới toàn bộ các cơ quan chính phủ.
Mặt khác, các cục bên trong của Bộ Quốc phòng Nhật Bản thì cho rằng “không gian mạng hoàn toàn không nhất định phải do Lực lượng Phòng vệ duy trì trạng thái độc chiếm”, họ cho rằng các cơ quan chính phủ cũng nên có thể ứng phó độc lập (tấn công mạng).
Khi Lực lượng Phòng vệ hoặc cơ quan chính phủ bị tấn công mạng, đều có thể được coi là tiến hành điều động phòng vệ đối với “tấn công vũ lực”. Nhưng có quan điểm chỉ ra, tiến hành đáp trả mạng có thể mâu thuẫn với luật cấm liên kết phi pháp, chính phủ cần lập tức tiến hành giải quyết vấn đề pháp lý này.
Theo Giáo Dục
Nhật khoe sức mạnh trong tập trận bắn đạn thật gần núi Phú Sĩ
Nhật Bản đã huy động nhiều loại khí tài như xe tăng, pháo, trực thăng và hàng trăm binh sĩ cho cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật thường niên quy mô lớn gần núi Phú Sĩ, bắt đầu từ hôm qua 19/8.
Cuộc tập trận mang tên "Sức mạnh Hỏa lực" được tổ chức tại khu vực huấn luyện Higashifuji, dưới chân núi Phú Sĩ, tại thành phố Gotemba, phía tây Tokyo.
Đây là cuộc tập trận quy mô lớn thường niên của lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Giới chức quốc phòng Nhật cho hay cuộc tập trận nhằm đẩy lùi một cuộc xâm lược giả định nhằm vào các đảo hẻo lánh của nước này.
Một thành viên của Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản phóng tên lửa chống tăng vác vai trong một hoạt động diễn tập.
Tập trận "Sức mạnh Hỏa lực" năm nay có sự tham gia của 2.300 binh sĩ, 20 máy bay, 80 xe tăng và xe bọc thép, cùng các thiết bị quân sự khác.
Xe tăng nã pháo vào mục tiêu giả định.
Hàng loạt trực thăng và xe tăng tham gia diễn tập tại khu huấn luyện Higashifuji.
Quân đội Nhật muốn chứng tỏ khả năng bảo vệ các đảo trong bối cảnh vai trò của lực lượng này được mở rộng cả ở trong và ngoài nước dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe.
Cuộc tập trận cũng thu hút sự chú ý giữa lúc căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc gia tăng vì các tranh chấp lãnh thổ.
Trực thăng AH-1S phóng tên lửa chống tăng.
Cuộc tập trận kéo dài tới ngày ngày 24/8.
Đông đảo người dân tới xem cuộc tập trận.
Toàn cảnh khu vực huấn luyện Higashifuji dưới chân núi Phú Sĩ.
An Bình
Theo Dantri/AFP, AP
Nhật Bản bàn cách đối phó với các tình huống trong "vùng xám" Chính phủ Nhật đã bắt đầu soạn thảo các nguyên tắc chỉ đạo quốc phòng để tăng cường biện pháp đối phó với các tình huống trong "vùng xám", một nguồn tin chính phủ Nhật ngày 13/8 cho biết. Tàu Nhật Bản và Trung Quốc đối đầu ở Hoa Đông. Theo các nguyên tắc mới vốn có thể có hiệu lực vào cuối...