Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tăng cường ảnh hưởng ở nước ngoài
Mỹ khó khăn về tài chính, coi trọng hành động phối hợp, giúp cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản phát huy vai trò lớn hơn trong khu vực.
Tàu vận tải Kunisaki lớp Osumi, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tờ “Asahi Shimbun”Nhật Bản ngày 2 tháng 9 đăng bài viết nhan đề “Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản phát huy vai trò ngày càng lớn trong huấn luyện cứu nạn Thái Bình Dương”.
Bài viết cho rằng, vai trò ảnh hưởng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên sân khấu quốc tế đang thiết thực tăng cường. Một trong những nguyên nhân là Mỹ có khó khăn về tài chính.
Trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhiệm vụ Mỹ để cho Nhật Bản gánh vác ngày càng nhiều, hơn nữa về cấp độ quân sự cũng ủng hộ Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, hy vọng Nhật Bản phát huy vai trò lớn hơn.
Theo bài viết, trong ngày kỷ niệm độc lập của nước Mỹ – ngày 4 tháng 7, tàu đệm khí được thả từ tàu vận tải cỡ lớn đã đổ bộ lên bãi biển đảo Leyte của Philippines.
Tàu đổ bộ cỡ lớn dài gần 180 m, là tàu Kunisaki của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Nó mang theo hơn 100 nhân viên y tế Quân đội Mỹ và Quân đội Australia, đã lần lượt thăm Việt Nam, Campuchia và Philippines.
Đây là huấn luyện liên hợp cứu nạn “Đối tác Thái Bình Dương” tổ chức định kỳ hàng năm. Tàu Kunisaki năm nay đang thực hiện nhiệm vụ trung tâm với tư cách là cứ điểm hoạt động của các nước. Đây là lần đầu tiên tàu chiến không phải của Mỹ thực hiện loại nhiệm vụ này.
Video đang HOT
Tàu sân bay trực thăng Ise lớp Hyuga, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Huấn luyện liên hợp cứu nạn “Đối tác Thái Bình Dương” năm nay vốn dự định do tàu bệnh viện USNS Mercy của Hải quân Mỹ xuất phát từ căn cứ hải quân Mỹ ở San Diego, California đến tham gia.
Nhưng khi lên kế hoạch ngân sách năm 2013, do lo ngại không thể bảo đảm chi phí điều tàu USNS Mercy, phía Mỹ quyết định để Nhật Bản thay thế thực hiện nhiệm vụ.
Ảnh hưởng của Lực lượng Phòng vệ gia tăng không chỉ thể hiện ở phương diện huấn luyện. Năm 2013, sau khi Philippines bị bão mạnh tấn công, Lực lượng Phòng vệ đã cử lực lượng cứu trợ có quy mô chưa từng có với 1.180 người tới đảo Leyte. Đã điều động tàu hộ vệ Ise và tàu vận tải Osumi đến cứu nạn, được Philippines và Mỹ hoan nghênh.
Ngoài ra, trong cuộc tập trận chung Vành đai Thái Bình Dương tổ chức ở Hawaii, Quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ cũng đã tổ chức liên hợp huấn luyện cứu trợ nhân đạo và cứu nạn. Trong huấn luyện có sự tham gia của 6 nước với 4.500 người, đảm nhận sĩ quan chỉ huy là tướng Yasuki Nakahata của Lực lượng Phòng vệ Biển.
Tướng Yasuki Nakahata chỉ ra: “Nhật Bản sẽ tích cực đảm nhận trách nhiệm quốc tế hơn trong lĩnh vực không có hành động chiến đấu. Thông qua tích cực tham gia lĩnh vực cứu trợ nhân đạo có thể tạo dựng môi trường an ninh ổn định hơn và thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau”.
Một sĩ quan Hải quân Mỹ cùng tham gia huấn luyện liên hợp với Lực lượng Phòng vệ Biển cho rằng: “Thái Bình Dương lớn, chỉ dựa vào chúng tôi thì không ứng phó nổi, Lực lượng Phòng vệ có khả năng tốt”.
Để cắt giảm thâm hụt tài chính tăng nhanh, Mỹ buộc phải giảm chi tiêu thường niên trong đó có chi tiêu quân sự, trong 10 năm bắt đầu từ năm tài khóa 2012, phải giảm 487 tỷ USD theo kế hoạch ban đầu, hơn nữa cũng đã đưa ra chương trình cắt giảm cưỡng chế.
Tàu đệm khí Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trong một cuộc tập trận đổ bộ
Nhà nghiên cứu Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế chiến lược Mỹ cho rằng: “Cắt giảm ngân sách đã làm cho sức mạnh quân sự yếu đi, để khắc phục điểm này, Mỹ đã dựa nhiều hơn vào đồng minh và đối tác”.
Ngoài nhân tố tài chính, chính quyền Obama có thái độ coi trọng hơn hành động phối hợp so với hành động đơn phương, điều này cũng đã ủng hộ chính quyền Shinzo Abe sửa đổi giải thích Hiến pháp để dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, trong tương lai không chỉ trên phương diện cứu nạn, trên phương diện quân sự cũng có thể hy vọng Nhật Bản phát huy vai trò lớn hơn.
Theo Giáo Dục
Báo Trung Quốc: Nhật đang sử dụng ngoại giao USD và xuất khẩu vũ khí
Ông Shinzo Abe chủ yếu là dựa vào biện pháp kép - "ngoại giao dollar" và "xuất khẩu vũ khí", liên kết với nước khác bao vây Trung Quốc...
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) vừa có cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với tư cách chủ nhà
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 8 tháng 9 dẫn hãng tin Reuters Anh ngày 6 tháng 9 đưa tin, ngày 6 tháng 9 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt đầu tiến hành chuyến thăm hai nước Nam Á. Ở khu vực vai trò ảnh hưởng của Nhật Bản chịu lép vế so với Trung Quốc này, nhà lãnh đạo Nhật Bản - người muốn gây ảnh hưởng toàn cầu - có ý định bảo vệ lợi ích của Nhật Bản.
Ông Shinzo Abe đến thăm sân sau của Ấn Độ sau khi ông vừa tổ chức hội đàm cấp cao với Thủ tướng Ấn Độ Modi với tư cách chủ nhà. Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản đã tiến trước một bước so với Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc vốn có ý định thăm Ấn Độ và Sri Lanka vào cuối tháng này.
Quan chức ngoại giao nghỉ hưu Sri Lanka quan tâm đến chính sách ngoại giao của Nhật Bản, Nanda cho rằng: "Người Nhật Bản hiểu chúng tôi co it nhiêu ảnh hưởng của Trung Quốc trên môt sô phương diện, vì vậy họ hy vọng chống lại ảnh hưởng này".
Theo hãng AFP ngày 6 tháng 9, cơ quan viện trợ quốc gia Nhật Bản đã cho biết quan tâm tới xây dựng một cảng nước sâu ở miền nam Bangladesh. Từ sớm, Bangladesh từng bàn với Trung Quốc xây dựng cảng này. Bangladesh và Sri Lanka nằm ở dọc tuyến đường hàng hải kết nối giữa Trung Đông giàu tài nguyên với Đông Á. Trung Quốc từng hỗ trợ cho các nước dọc tuyến đường hàng hải quan trọng này xây dựng cảng biển.
Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản ngày 7 tháng 9 cho rằng, từ khi lên cầm quyền, nội các Shinzo Abe thực hiện "ngoại giao quả địa cầu", thực hiện ngoại giao cấp cao tích cực, cộng với hai nước Nam Á trong chuyến thăm lần này, Thủ tướng Shinzo Abe đã đến thăm 49 nước, đạt đỉnh cao số lượng nước đến thăm của nhiều đời Thủ tướng.
Tại Đối thoại Shangri-La 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ phát huy vai trò lớn hơn trong khu vực
Theo bài báo, không cần nói cũng biết, Thủ tướng Shinzo Abe luôn tính toán đến việc Trung Quốc không ngừng bành trướng về kinh tế và quân sự. Chiến lược của Nhật Bản là liên kết với các nước xung quanh và các nước có liên quan, tìm kiếm cân bằng ảnh hưởng.
Kế tiếp sau chuyến thăm 10 nước ASEAN, lần này Thủ tướng Shinzo Abe lại muốn đến thăm 2 nước ở bờ biển Ấn Độ Dương, đây cũng là xuất phát từ một phán đoán: Để chống lại Trung Quốc - nước không ngừng thúc đẩy chiến lược biển, Nhật Bản cần tăng cường viện trợ cho các nước có liên quan.
Tờ "Liên hợp" Đài Loan ngày 5 tháng 9 cho rằng, ông Shinzo Abe thúc đẩy chiến lược "ngoại giao quả địa cầu", chiến lược này cho rằng, quan hệ ngoại giao không chỉ quan tâm đến các nước xung quanh, mà phải nhìn tới toàn thế giới như quả địa cầu chuyển động, đồng thời vươn "vòi" của Nhật Bản tới mỗi góc của Trái đất.
Báo Trung Quốc cho rằng, "ngoại giao quả địa cầu" của ông Shinzo Abe chủ yếu là dựa vào biện pháp kép - "ngoại giao dollar" và "xuất khẩu vũ khí", liên kết với nước khác bao vây Trung Quốc, nhằm củng cố vị thế "bá quyền châu Á" của mình.
Ông Shinzo Abe lấy "viện trợ phát triển chính phủ" làm tiên phong, lấy bán công nghệ vũ khí làm hậu thuẫn, vất vả tiến hành "ngoại giao song tuyến" - "viện trợ dollar" và "xuất khẩu vũ khí" ở toàn bộ châu Á. Chẳng hạn, tại hội nghị ASEAN vào năm 2013, ông Shinzo Abe quyết định cung cấp viện trợ kinh tế khổng lồ cho các nước ASEAN để đổi lấy họ chống lại Trung Quốc trong vấn đề Khu nhận biết phòng không.
Ông Shinzo Abe trong chuyến thăm Việt Nam ngày 16 tháng 1 năm 2013
"Vòng cung tự do và thịnh vượng" do nội các Shinzo Abe khóa trước đưa ra đã lấy chia sẻ dân chủ để hiệu triệu; nhưng "ngoại giao quả địa cầu" lần này lại lấy xuất khẩu công nghệ vũ khí làm biện pháp. Chẳng hạn, để tăng cường khả năng giám sát của Philippines đối với Quân đội Trung Quốc, đầu năm 2014, Nhật Bản tuyên bố tặng nhiều tàu tuần tra cho Philippines; tháng 6 năm 2014 tại Hội nghị Ngoại giao-Quốc phòng Nhật Bản-Australia, Nhật Bản tuyên bố sẽ xuất khẩu công nghệ tàu ngầm lớp Soryu cho Australia.
Theo Giáo Dục
Nhật Bản đã đủ sức đấu "tay bo" với Trung Quốc? Nhật Bản có đủ khả năng trở thành một cường quốc quân sự hùng mạnh và tương lai không xa, nước này hoàn toàn có thể đấu "tay bo" với Trung Quốc. Tân Hoa xã ngày 8/9 dẫn tin từ Tập đoàn truyền thông News Corp cho biết, Chính phủ Úc sẽ mua 10 tàu ngầm lớp Soryu do Nhật Bản sản xuất,...