Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản mạnh hơn Hải quân Trung Quốc ở điểm nào?
Cựu sĩ quan tàu ngầm Nhật Bản coi thường sức mạnh Hải quân TQ, chỉ rõ ưu thế về chất lượng tàu chiến, công nghệ đóng tàu, năng lực tác chiến trên biển của NB.
Theo mạng BBC Anh ngày 27 tháng 3, Toshihide Yamauchi 66 tuổi, là cựu sĩ quan Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, từng chỉ huy lực lượng tàu ngầm tinh nhuệ của Lực lượng Phòng vệ Biển, cũng được cho là người rất hiểu Hải quân Trung Quốc.
Toshihide Yamauchi có tài liệu ghi chép về Hải quân và hoạt động hàng hải của Trung Quốc “thuộc như lòng bàn tay”.
Năm 1988, Toshihide Yamauchi đảm nhiệm chỉ huy tàu ngầm, sau đó rời Lực lượng Phòng vệ, đến làm giáo sư ở Đại học Quốc phòng Nhật Bản. Năm 1994, ông thông hiểu Trung Quốc khi ở khoa chính trị quốc tế, Đại học Aoyama Gakuin, được đề nghị nghiên cứu Trung Quốc, đặc biệt là nghiên cứu các động thái của Hải quân Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tháng 12 năm 2012 tiếp tục lên cầm quyền, tháng 7 năm 2014, nội các Shinzo Abe thông qua nghị quyết nội các sửa dổi giải thích Hiến pháp để thực hiện quyền tự vệ tập thể, khiến cho Trung Quốc cảnh giác và bất mãn.
Trong cuộc tổng tuyển cử vào cuối năm 2014, Đảng Tự do Dân chủ (LDP) dưới sự lãnh đạo của ông Shinzo Abe đã giành toàn thắng, dư luận cho rằng, điều này đã mở đường cho ông Shinzo Abe sửa đổi “Hiến pháp hòa bình”.
Lúc đó, truyền thông chính quyền Trung Quốc chỉ trích chính quyền Shinzo Abe “chuẩn bị phát huy năng lực phòng vệ của Nhật Bản nhằm từng bước đột phá hạn chế của &’Hiến pháp hòa bình’, cho thấy họ có dã tâm mưu toan sửa đổi Hiến pháp, tăng cường quân bị”.
Tàu sân bay trực thăng Izumo khi chuẩn bị bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Mèo nào cắn mỉu nào
Như vậy, so với Hải quân Trung Quốc, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản mạnh ở đâu? Yếu ở đâu? Toshihide Yamauchi cho rằng: “Có thể dùng xuất sắc hay không thì tôi không rõ, nhưng tôi tự tin cho rằng, thời gian huấn luyện trên biển của chúng tôi ít nhất dài hơn Hải quân Trung Quốc, chúng tôi cũng xuất sắc hơn Hải quân Trung Quốc về seamanship”.
Seamanship trong tiếng Anh không chỉ có nghĩa là kỹ thuật lái tàu, mà phần nhiều nghiêng về kỹ thuật và kinh nghiệm hàng hải (nghề đi biển). Toshihide Yamauchi cho rằng, Nhật Bản có ưu thế trên phương diện này.
Toshihide Yamauchi nói: “Hải quân Trung Quốc cũng đang huấn luyện ở duyên hải, hải quân không chỉ điều khiển tàu thuyền, mà bất kể trong tình hình nào, tàu phải trở thành bạn tốt của biển, hoàn thành nhiệm vụ tác chiến”.
Nhận thức đối với hàng hải của Toshihide Yamauchi là, bất kể tình hình biển thế nào, cho dù có sóng to gió lớn, tình hình nguy hiểm, tàu ngầm hoặc tàu chiến của ông cũng có thể “trở thành người bạn” của biển lớn.
Ông nói: “Trung Quốc cũng đang huấn luyện, nhưng kỹ thuật luyện tập không đủ, bất kể xuất hiện tình huống gì, cần phải chinh phục biển rộng để tác chiến”.
Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhât Bản
Toshihide Yamauchi tiếp tục đề cập tới một cụm từ tiếng Anh khác, đó là “man-machine system”, chính là sự thống nhất giữa con người và vũ khí, ông cho rằng, chỉ có “kết hợp thống nhất giữa con người và vũ khí mới có thể phát huy hiệu lực lớn nhất”, trong khi đó, Nhật Bản có ưu thế trên phương diện này.
Ông nói: “Trang bị của Lực lượng Phòng vệ Biển đều là do họ tự nghiên cứu phát triển, chúng tôi có thể sử dụng vũ khí tốt hơn, khéo léo hơn người khác. Rất nhiều thứ đều được nghiên cứu phát triển thông qua ý tưởng của bản thân chúng tôi, đương nhiên cũng có đồ nhập khẩu của Mỹ, nhưng cho dù là đồ của Mỹ cũng giống như đồ của mình, chúng tôi sử dụng rất thành thạo”.
“Vào viện bảo tàng”
Như vậy, Nhật Bản yếu hơn Hải quân Trung Quốc ở phương diện nào? Toshihide Yamauchi cười và hỏi ngược lại: “Có chỗ nào yếu không?”. Sau đó, ông đã trả lời vấn đề này. Ông cho rằng, Hải quân Trung Quốc có ưu thế về số lượng, Hải quân Trung Quốc theo đuổi “lượng”, có số lượng tàu chiến đông đảo, niên giám của Hải quân Trung Quốc cũng nói tới “có bao nhiêu tàu”.
Video đang HOT
“Mặc dù Hải quân Trung Quốc có ưu thế về số lượng, nhưng rất nhiều tàu phải vào viện bảo tàng”. Ý của Toshihide Yamauchi là, chất lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc không cao, công nghệ lạc hậu. Nhưng, ông cũng cho rằng, sau thập niên 1990, Chính phủ Trung Quốc cũng bắt đầu theo đuổi cả 2 phương diện: chất và lượng.
Biên đội tàu khu trục Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Toshihide Yamauchi cho rằng, tàu khu trục Type 051 và Type 052 lớp Lữ Hộ của Hải quân Trung Quốc cũng không tồi, nhưng cũng là dùng thử, tàu chiến Trung Quốc có thể đánh nhau với lực lượng hải quân tiên tiến như Nhật Bản hiện nay chỉ có một loại.
Đóng tàu
Toshihide Yamauchi cho rằng, ông nghi ngờ rất lớn về công nghệ đóng tàu Trung Quốc “hàng đầu thế giới”. Ông cho rằng, chủ thuyền mua tàu của Trung Quốc, khi mua tàu mình chế tạo, đều mua với giá 70% của giá thị trường quốc tế. Nhật Bản không như vậy, chỉ cần đưa ra yêu cầu, Nhật Bản có thể chế tạo tàu hoàn toàn dựa vào mong muốn của bạn.
Toshihide Yamauchi cho hay, công nghệ đóng tàu của Nhật Bản tương đối ổn định, luôn truyền tinh thần “tàu chiến Yamato” đến ngày nay.
Toshihide Yamauchi từng chỉ huy tàu ngầm, đương nhiên quan tâm tới tàu ngầm Trung Quốc. Ông cho rằng, Trung Quốc đã chế tạo tàu ngầm lớp Nguyên, đã tập trung lực lượng mạnh nhất của hải quân, cho nên, trình độ cao, năng lực rất tốt. Nhưng, việc sản xuất hàng loạt không thể lập tức được thực hiện khi ủy thác cho nhà máy đóng tàu. Vì vậy, trình độ ngành đóng tàu của Hải quân Trung Quốc có thể còn thấp.
Dưới đây là một số hình ảnh của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Những hình ảnh mới về lễ bàn giao tàu sân bay trực thăng Izumo cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Nhật Bản đã đặt mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35B (trong hình) và máy bay vận tải cánh xoay nghiêng SV-22 Osprey của Mỹ
Theo Giáo Dục
Nhật biên chế "tàu sân bay" Izumo, Trung Quốc có lạnh gáy?
Tờ Japan Today đưa tin, hôm qua (25/3), Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã tiếp nhận chiếc tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản kể từ sau Thế chiến II mang tên Izumo.
Theo Japan Today, đây tàu khu trục chở trực thăng có kích cỡ tương đương với các tàu sân bay mà Nhật từng sử dụng trong các cuộc chiến với Mỹ ở Thái Bình Dương trong những năm 1940.
Theo tờ Asahi, chi phí đóng tàu Izumo vào khoảng 120 tỷ yen (1 tỷ USD).
Tàu Izumo, với kíp thủy thủ 470 người, là một ví dụ điển hình cho thấy cách Nhật Bản đang tăng cường sức mạnh quân sự để triển khai hoạt động ở nước ngoài.
Điều này diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang thuyết phục các nhà lập pháp nước này nới lỏng Hiến pháp hòa bình mà Nhật Bản theo đuổi kể từ sau Thế chiến II.
Với chiều dài 248m, tàu Izumo có kích cỡ và thiết kế tương tự như các tàu tấn công đổ bộ của Thủy quân lục chiến Mỹ.
Tuy nhiên, tại Nhật Bản, nó được xếp vào tàu khu trục chở trực thăng.
Hình thức này giúp cho Nhật Bản không vượt ra ngoài khuôn khổ do Hiến pháp áp đặt trong vấn đề sở hữu các phương tiện tiến hành chiến tranh.
Theo đó, chính quyền không được phép đóng tàu sân bay vì loại này bị xếp vào diện vũ khí tấn công.
Tàu khu trục chở trực thăng Izumo là tàu chiến lớn nhất của Nhật kể từ sau Thế chiến II.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani phát biểu trong lễ bàn giao tại nhà máy đóng tàu Nhật Bản United Marine ở Yokohama:
"Tàu Izumo có thể phục vụ nhiều vai trò khác nhau như tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, cứu trợ thảm hoạ quốc tế và viện trợ".
Cũng theo ông Nakatani, chiếc tàu sẽ giúp nâng cao khả năng chống tàu ngầm của Tokyo.
Ngoài tàu Izumo, Nhật Bản sẽ tiếp nhận thêm nhiều máy bay tuần tra tầm xa và máy bay vận tải, cũng như mua thêm các máy bay chiến đấu F-35, các tàu đổ bộ tấn công và các trực thăng Osprey của Mỹ.
Dù không có thiết bị phóng để triển khai các loại máy bay có cánh cố định nhưng biến thể cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng của F-35 hoàn toàn có thể cất cánh từ boong tàu của Izumo.
Tàu Izumo sẽ đóng tại căn cứ hải quân Yokosuka, gần thủ đô Tokyo và sẽ gia nhập vào hạm đội 2 tàu chở trực thăng cỡ nhỏ hơn đang hoạt động tại đây.
Trung Quốc có lo sợ Izumo?
Dự án đóng tàu Izumo ngay từ đầu đã nhận được "sự quan tâm" đặc biệt của Trung Quốc.
Thông tin và hình ảnh về tiến độ đóng tàu, thử nghiệm liên tục được cập nhật trên báo chí Trung Quốc.
Ý kiến đánh giá về Izumo của phía Trung Quốc không đồng nhất. Một số tỏ ra lo ngại và cho rằng đây là đối thủ tiềm tàng của tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc.
Một bài báo trên Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, lượng giãn nước, thiết kế cho đến tính năng của Izumo đều phù hợp với tiêu chuẩn của 1 tàu sân bay hạng trung.
Hoàn Cầu cho rằng, Nhật Bản đã vi phạm các điều khoản kí kết từ sau Thế chiến II, tự mình chế tạo và sở hữu tàu sân bay.
Tờ báo nhận xét, Nhật Bản đang ấp ủ một "dã tâm" rất lớn bằng cách không ngừng xây dựng lực lượng phòng vệ trên biển của mình ngày một lớn mạnh.
Song cũng có những chuyên gia quân sự lại đánh giá thấp khả năng chiến đấu của Izumo và cho rằng kể cả xem xét lượng giãn nước, khả năng chứa hay đón tiếp máy bay cất hạ cánh, nó đều thua xa Liêu Ninh.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Hác Quân Thạch mạnh miệng tuyên bố:
Tàu sân bay Trung Quốc chỉ cần bắn tên lửa thông thường hoặc thậm chí là đạn thường cũng có thể đánh chìm Izumo, ngược lại thì Izumo gần như không thể chạm tới tàu Liêu Ninh.
Nếu Nhật Bản muốn hạ được Liêu Ninh, cách duy nhất là nhờ cậy vào tàu sân bay USS George Washington của Mỹ.
Một số hình ảnh tàu khu trục chở trực thăng Izumo trong buổi lễ biên chế:
Theo Trí Thức Trẻ
Khu trục hạm lớn nhất của Nhật Bản trước giờ "nhập ngũ" Với chiều dài 248 m; rộng 38 m; mớn nước 7,5 m; lượng giãn nước đầy tải 27.000 tấn; khu trục hạm mang trực thăng Izumo (22DDH) chính là lớp tàu chiến mặt nước lớn nhất của Hải quân Nhật Bản được đóng sau Chiến tranh thế giới II. Bộ Quốc phòng Nhật lên kế hoạch đóng tất cả 2 chiếc 22DDH, họ...