Lực lượng nào sẽ “vẽ lại” bản đồ Trung Đông?
Người Kurd có thể là lực lượng chính trị “ vẽ lại” bảng đồ Trung Đông trong tương lai
Người Kurd – nhóm người dân tộc lớn nhất trên thế giới – là lực lượng đầu tiên ngăn chặn được Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Thành công của họ trên chiến trường Iraq và Syria đã làm dấy lên nhiều lo ngại, đặc biệt là ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hãng Sputnik (Nga) đặt câu hỏi, liệu người Kurd có đang toan tính xây dựng một nhà nước độc lập?
Theo nhà phân tích Stanislav Ivanov, người Kurd ở Syria không có khả năng giành quyền tự chủ lớn hơn vì họ sống rải rác khắp nơi trên đất nước.
“Người Kurd có lẽ sẽ thỏa hiệp về các quyền tự do và bình đẳng với người Ả Rập. Ví dụ như có cơ quan đại diện tương xứng và quyền tự trị văn hóa.” – ông khẳng định.
Người dân đứng sau hàng rào an ninh tại lối vào huyện Sur ở phía đông nam thành phố Diyarbakir (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 26-2-2016.
Video đang HOT
Vào tháng Hai, Đồng Chủ tịch Đảng Dân chủ Liên minh (PYD), nhắc lại rằng PYD không mong muốn tạo ra một thực thể chính trị độc lập ở miền bắc Syria và sát ngay biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ông còn nói thêm rằng Ankara hiện đang mắc “hội chứng sợ hãi người Kurd”.
Được biết, người Kurd ở Iraq có quyền tự trị cao và đều có đại diện trong các cơ quan liên bang. Jalal Talabani, người sáng lập đảng phái &’Liên minh yêu nước người Kurd’ (PUK), từng là Tổng thống Iraq từ năm 2005-2014.
Ngôn ngữ của người Kurd cũng là một trong 2 ngôn ngữ chính thức của quốc gia này.
Người Kurd nhận 17% ngân sách quốc gia và có chủ quyền như một thực thể chính trị chưa chính thức ly khai.
Mối quan hệ của Ankara với thiểu số người Kurd khác nhau đáng kể ở Baghdad và Damascus. Các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ thừa nhận những quyền hợp pháp của người Kurd – theo Khaled Issa, đại diện PYD ở Pháp nói với RT.
“Ankara hiện đang quan sát những người sẽ ủng hộ &’quyền khủng bố’ của họ. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành cuộc chiến tranh chống lại người Kurd sinh sống ở Thổ Nhĩ Kỳ” – ông Issa nhấn mạnh.
Năm 2015, Ankara đã phát động một chiến dịch quân sự chống lại Đảng Lao Động người Kurd (PKK) sau khi lệnh ngừng bắn kéo dài hàng tháng sụp đổ. Chiến dịch này đã bị lên án là một thảm họa vô nhân đạo.
Bích Huyền
Theo_PLO
Sợ Nga Trung Quốc vượt mặt, chuyên gia Mỹ đề xuất phát triển vũ khí siêu tốc độ.
Ngày 1-3, một cựu chuyên gia tư vấn về công nghệ then chốt giấu tên - người phụ trách nghiên cứu và phát triển các dự án của không quân Mỹ đã có buổi thuyết trình trước Hạ viện Hoa Kỳ. Vị chuyên gia này đã đề xuất đẩy nhanh phát triển vũ khí có tốc độ cao trên Mach 5, để xuyên thủng hệ thống phòng không trong tương lai của đối phương.
Máy bay thử nghiệm tốc độ siêu nhanh X-15
Vị chuyên gia này đánh giá, hiện nay, vũ khí tốc độ cao có ý nghĩa rất quan trọng đối với Mỹ cũng như các quốc gia khác, cho nên cần phải tập trung mọi nguồn lực để phát triển, tránh để tụt hậu. Tên lửa tốc độ siêu nhanh cho phép không quân Mỹ xâm nhập sâu vào lãnh thổ của đối phương, uy hiếp các mục tiêu có sự yểm trợ của hệ thống phòng không hiện đại và hệ thống đánh chặn trên không của đối phương.
Đặc biệt là trong chiến đấu với đối thủ như Nga và Trung Quốc trong 10 năm tới, tên lửa tốc độ siêu nhanh cho phép không để phi công để lộ thời gian quá lâu ở khu vực có sự uy hiếp cao, từ đó tránh bị bắn rơi. Cựu chuyên gia này nhấn mạnh, nếu có một loại vũ khí có thể bắn trúng địch trước khi bị địch bắn trúng mình thì sẽ giành chiến thắng trước đối thủ.
Đồ họa thiết bị bay siêu nhanh X-51
Trước đây, Mỹ cũng đã đầu tư nghiên cứu công nghệ tốc độ siêu nhanh, trong đó lần thử nghiệm mới nhất là tiến hành thử nghiệm thiết bị bay X-51 vào 2013, loại thiết bị bay này giống như một tên lửa hành trình, sử dụng động cơ đạt tốc độ siêu nhanh.
Tốc độ của X-51 đạt đến Mach 5, vụ thử được cho là rất thành công. Được biết lần thử tiếp theo sẽ được Mỹ tiến hành trước năm 2019. Đến lúc đó, Nga và Trung Quốc có thể đã vượt qua Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu vũ khí siêu tốc độ, chuyên gia Mỹ bày tỏ lo lắng.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ có cần lo lắng khi Nga-Trung thắt chặt quan hệ? Trung Quốc và Nga hiện đang tăng cường an ninh, quan hệ kinh tế và ngoại giao, khiến an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương vốn đã mong manh nay càng trở nên phức tạp. Nhiều nhà phân tích coi đây là sự khởi đầu của một mối quan hệ hợp tác gây mất trật tự ổn định của phương Tây và...