Lực lượng nào sẽ lãnh đạo liên minh cầm quyền tại Ukraine?
Mặc dù kết quả chính thức cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn khóa VIII (Verkhovnaya Rada) tại Ukraine được công bố vào ngày 10/11, tuy nhiên ngay từ cuối tuần qua, các kết quả này đã rõ ràng.
Tổng thống Petro Poroshenko (trái) và Thủ tướng Atseny Yatsenyuk
Song việc đảng “Khối Poroshenko” của đương kim Tổng thống Petro Poroshenko chỉ giành được 21,81% số phiếu bầu của cử tri theo danh sách các chính đảng, và bị đảng “Mặt trận nhân dân” của Thủ tướng Arseny Yatsenyuk và Chủ tịch Quốc hội Alesander Turchinov dẫn trước với 22,14% số phiếu ủng hộ sẽ có thể đẩy chính trường Ukraine vào những kịch bản bất ngờ.
Tuy nhiên, dù các cuộc đàm phán thành lập liên minh cầm quyền có diễn biến thế nào, Quốc hội mới của Ukraine vẫn sẽ ra mắt và họp phiên đầu tiên vào ngày 1/12 tới.
Từ nay đến thời điểm nêu trên, sẽ diễn ra các cuộc đàm phán xung quanh các vị trí trong quốc hội, ai sẽ là Thủ tướng, ai là Chủ tịch Quốc hội, thành phần nội các, cũng như những ưu tiên trong chương trình hoạt động của chính phủ. Các câu hỏi trên hiện đang gây nhiều tranh cãi trong khối chính trị gia Ukraine.
Video đang HOT
Câu hỏi đầu tiên, đó là lực lượng chính trị nào được giữ vai trò chính trong Quốc hội, và nó cũng chính là điểm gây tranh cãi trước tiên giữa Tổng thống Poroshenko và Thủ tướng Yatsenyuk.
Ông Yatsenyuk cho rằng quyền thành lập liên minh cầm quyền phải thuộc về “Mặt trận Nhân dân” (do ông lãnh đạo) vì đảng này đã giành được tỷ lệ phiếu ủng hộ cao nhất với 22,14% theo danh sách các chính đảng, trong khi đảng “Khối Poroshenko” của đương kim Tổng thống chỉ giành được 21,81% số phiếu ủng hộ.
Theo kết quả bầu cử do SIK công bố: “Khối Poroshenko” giành được 132 ghế đại biểu; “Mặt trận Nhân dân” của Yatsenuk và Turchinova – 82 ghế; đảng Tự cứu của Thị trưởng thành phố Lviv – 53 ghế; “Khối đối lập”, trong đó bao gồm cả thành viên đảng Các khu vực – 29 ghế; đảng Cấp tiến – 22 ghế; “Tổ quốc” của bà Yulia Tymoshenko – 19.
Trong khi đó, đề cập về thành phần tương lai của Quốc hội Ukraine, chính trị gia Bondarenko cho rằng việc Tổng thống Poroshenko cam kết tạo ra các liên minh rộng nhất có thể, và gửi lời mời các đại diện đối lập tham gia thành lập nội các, có thể sẽ không được suôn sẻ bởi “tham vọng quá lớn” của Thủ tướng Yatsenyuk.
Chính vì vậy, trong ngày đầu tuần này, các nhà quan sát nhận thấy có một số phương án khác nhau về thành phần liên minh cầm quyền, trong đó không thể loại trừ trường hợp “Mặt trận Nhân dân” sẽ liên minh với các đảng nhỏ khác như “Tự cứu”, đảng “Cấp Tiến” và “Tổ quốc” để thành lập chính phủ. Nếu điều này xảy ra, đương nhiên tình hình chính trị Ukraine sẽ càng trở nên rối rắm và khó lường hơn.
Các nhà quan sát cho rằng kịch bản trên, tuy xác suất không nhiều, song rất cần phải tính đến sự kiện vào cuối tuần qua khi bà Tymoshenko, lãnh đạo đảng “Tổ quốc”, dường như cũng thể hiện có thể từ chối lời mời tham gia liên minh cầm quyền của ông Poroshenko.
Hiện, điểm mấu chốt trên chính trường Ukraine, chính là vị trí Thủ tướng sẽ thuộc về lực lượng nào. Người ta nghiêng nhiều về khả năng ông Yatsenyuk sẽ tại vị, tuy nhiên, không thể chắc chắn điều gì khi mà mọi việc còn chưa ngã ngũ. Bởi theo nhận định của các chuyên gia, ông Yatsenyuk không giành được sự ủng hộ tuyệt đối của các đảng phái.
Trong khi đó, giới chức Mỹ cũng đánh tiếng muốn Yatsenyuk tại vị Thủ tướng và Valentin Nalyvaychenko là người đứng đầu Cơ quan An ninh Ukraine. Thông điệp này có lẽ sẽ được thể hiện rõ ràng hơn và các kịch bản tại Ukraine sẽ bị chi phối rõ rệt khi Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden sẽ đến thăm Kiev vào ngày 21/11 tới.
Bất luận tình hình Kiev có diễn tiến tới đâu, song có một điều chắc chắn, đó là một trong những nhiệm vụ đầu tiên của chính quyền mới tại Kiev là cần thực hiện các bước đi nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các “đầu sỏ chính trị” bắt nguồn từ phong trào Maidan, cũng như hạ nhiệt tình hình tại khu vực miền Đông Ukraine.
Theo Quế Anh
Tin tức
Quan chức Nga tuyên bố Liên minh chống khủng bố đã tan rã
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) Nikolai Bordyuzha ngày 7/11 cho biết Nga tin rằng Liên minh chống khủng bố quốc tế đã tan rã.
Hình ảnh khủng khiếp của vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ
Ông Bordyuzha tuyên bố: "Sự xuất hiện của ngày càng nhiều tổ chức khủng bố được tổ chức và phối hợp chặt chẽ hơn là kết quả của sự tan rã trên thực tế của Liên minh Chống khủng bố."
Hãng thông tấn Interfax dẫn lời ông Bordyuzha nói rằng cuộc chiến chung chống khủng bố quốc tế được bắt đầu từ sau những cuộc tấn công khủng bố ở Mỹ hồi tháng 9/2001 đã trở thành dĩ vãng, bởi "các tham vọng cá nhân của một số nhà lãnh đạo và các lợi ích nhóm hiện đang chiếm ưu thế."
Ông nhấn mạnh Liên minh chống khủng bố không thể tồn tại nếu không có sự hợp tác giữa CSTO và NATO.
Ông Bordyuzha cũng cho rằng các phần tử cực đoan quốc tế, kể cả những kẻ đến từ những nước CSTO, có thể quay trở lại và tìm cách đấu tranh cho "sự nghiệp" của chúng bằng vũ khí sau khi được huấn luyện đặc biệt ở Syria, Afghanistan hay Iraq.
Theo Vietnam
Mỹ họp với các đối tác liên minh đối phó với phiến quân IS Theo AFP, ngày 3/11, Mỹ đã nhóm họp với các đối tác liên minh về cách thức phối hợp và tăng cường nỗ lực chung nhằm chiến đấu chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria. Quyền Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman. Nguồn: AFP/TTXVN Quyền Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã có mặt...