Lực lượng nào giúp Mỹ đánh bại IS ở Syria?
Để chiến dịch không kích phát huy hiệu quả, Mỹ cần tranh thủ sự hỗ trợ của người Kurd ở Syria, một lực lượng vốn bị Washington ruồng bỏ.
Các nữ dân quân người Kurd từng khiến cho các chiến binh thánh chiến IS kinh hồn bạt vía ở miền bắc Syria.
Trong một bài viết cho CNN, nhà nghiên cứu chuyên về các vấn đề Arập và Hồi giáo Barak Barfi của New America Foundation cho rằng chính phủ Mỹ không thể dựa vào Quân đội Syria Tự do “vừa bạc nhược vừa vô tổ chức”, mà phải dựa vào người Kurd ở Syria, để đánh bại “Nhà nước Hồi giáo”.
“Nhà nước Hồi giáo” chính là lực lượng chiến đấu mạnh nhất ở miền bắc và miền đông Syria, trong khi các đối thủ cạnh tranh của tổ chức khủng bố này đều đã bị suy yếu trong những tháng gần đây. Lữ đoàn thánh chiến Ahrar al-Sham bị suy yếu nghiêm trọng, khi Qatar cắt tài trợ và chỉ huy của lữ đoàn này bị chết. Các phiến quân “Nhà nước Hồi giáo” đã đánh đuổi Mặt trận al-Nusra (Jabhat al-Nusra) có liên hệ với al-Qaeda khỏi căn cứ địa Deir al-Zour ở miền đông Syria, trong khi Lữ đoàn Tawhid đã mất sức chiến đấu, kể từ cái chết của chỉ huy lữ đoàn năm ngoái.
Trong khi đó, Washington đặt hy vọng vào các đơn vị của Quân đội Syria Tự do (FSA) và đã công bố một chương trình huấn luyện 5.000 quân nổi dậy “ôn hòa” ở Jordan và Saudi Arabia.
Việc trang bị cho Quân đội Syria Tự do (FSA) thực ra có vấn đề ngay từ đầu. Các nguồn tin ở Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong mùa hè vừa qua, một lữ đoàn của FSA đã tìm cách bán tên lửa chống tăng TOW (do Mỹ cung cấp) cho các lực lượng Jabhat al-Nusra với giá mỗi quả 25.000 USD.
Trên thực tế, việc ném tiền, vũ khí và huấn luyện các đơn vị FSA sẽ không giúp đánh bại được “Nhà nước Hồi giáo”.
Các lữ đoàn của FSA thường chạy theo lợi ích vật chất và địa vị xã hội. Trong chiến đấu, các lực lượng FSA tỏ ra bạc nhược và “mạnh ai, nấy chạy”, không hề quan tâm đến hợp đồng tác chiến, chứ nói gì đến số phận của các đơn vị bạn. Thậm chí, mùa hè năm 2013, Lữ đoàn 11 của FSA đã chạy sang hàng ngũ Jabhat al-Nusra. Do khó khăn về hậu cần, các lữ đoàn chiến đấu của FSA hiếm khi vượt quá “lãnh địa” của họ ở các tỉnh Aleppo và Idlib. Ngoài ra, các khu vực do FSA kiểm soát đều mất ổn định, dân chúng bị sách nhiễu nặng nề và không được đảm bảo về an ninh.
Trong khi đó, khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Liên minh Dân chủ Kurdistan (PYD) lại khá yên bình. PYD cai trị thành phố Qamishli và các làng mạc xung quanh ở miền bắc Syria. Không giống như ở Aleppo, nền kinh tế ở Qamishli không bị sụp đổ và người dân cũng không phải chặt phá rừng để lấy củi sưởi ấm. Trái ngược với Raqqa do “Nhà nước Hồi giáo” kiểm soát, các tín đồ Cơ đốc giáo không bị đuổi ra khỏi thành phố Qamishli, mà còn được bảo vệ khá chu đáo.
Hơn nữa, sự sợ hãi cố hữu của Thổ Nhĩ Kỳ về việc khu tự trị của người Kurd ở Syria cung cấp một nơi ẩn náu an toàn cho người Kurd chống chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ như các thành viên của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) đã được chứng minh là vô căn cứ. Đảng Liên minh Dân chủ Kurdistan (PYD) đã đảm bảo hòa bình trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ và chính Ankara đã đáp lại bằng cách gặp gỡ các nhà lãnh đạo của PYD.
Video đang HOT
Tài sản lớn nhất của PYD chính là sự sẵn sàng chiến đấu chống các lực lượng “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria” (ISIS) trước đây và “Nhà nước Hồi giáo” (IS) hiện nay.
Tài sản lớn nhất của PYD chính là sự sẵn sàng chiến đấu chống các lực lượng “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria” (ISIS) trước đây và “Nhà nước Hồi giáo” (IS) hiện nay. Rất lâu trước khi các lữ đoàn của FSA quay súng đánh lại các chiến binh thánh chiến ISIS, các tay súng của Đảng Liên minh Dân chủ Kurdistan đã chiến đấu chống lại nhóm khủng bố này. Và trong khi các đơn vị của FSA nhận được vũ khí từ Washington như Lữ đoàn Hazm và Sư đoàn 13 đã lên án các cuộc không kích của Mỹ, PYD lại hoan nghênh chiến dịch không kích chống IS hiện nay.
Tuy nhiên, Washington vẫn xa lánh và từ chối công nhận Đảng Liên minh Dân chủ Kurdistan vì đảng này “có quan hệ” với Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) ở Thổ Nhĩ Kỳ, một tổ chức bị Bộ Ngoại giao Mỹ liệt kê vào danh sách khủng bố từ năm 1997.
Tác giả bài viết Barak Barfi kết luận: Trong một đất nước mà Mỹ có rất ít đồng minh như ở Syria, một sự thay đổi chính sách của Washington có thể mang lại kết quả ngoài mong đợi. Nếu chỉ dựa các lực lượng bạc nhược “trên bảo dưới không nghe” của Quân đội Syria Tự do, phương Tây sẽ không thể nào đánh bại được “Nhà nước Hồi giáo”. Hợp tác với các lực lượng của Đảng Liên minh Dân chủ Kurdistan có thể giúp Washington đạt được mục tiêu cuối cùng là “tiêu diệt” tổ chức khủng bố mang danh nhà nước này.
MINH ĐỨC
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Lỗ hổng trong cuộc chiến của Mỹ chống IS
Cuối tuần qua, Paris đã chủ trì một hội nghị quốc tế để thảo luận về các biện pháp quân sự nhằm tiêu diệt phiến quân &'Nhà nước Hồi giáo' (ISIS hoặc IS) đang hoạt động từ Aleppo cho tới Baghdad.
Trung Đông đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi nhanh chóng trong vòng ba năm qua, khi mà cuộc nội chiến ở Syria bùng nổ, khiến quốc gia này bị chia rẽ và xóa nhòa biên giới với các nhà nước lân cận. Tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS, trước đó gọi là ISIS) và lực lượng người Kurd đang chiếm ưu thế hoàn toàn tại những khoảng trống quyền lực, và trong vài thập kỷ tới có thể vẫn chưa thể lấp đầy. Ảnh: BI
Tham dự hội nghị có các phái đoàn châu Âu, các quốc gia Ảrập, năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, đại diện EU, Liên đoàn Ả Rập, và Liên Hợp Quốc. Tất cả các vị khách đều hứa hẹn giúp Chính phủ Iraq chiến đấu với IS.
Nhưng, như Reuters đã lưu ý, một bản tuyên bố đưa ra sau hội nghị hôm thứ Hai đã không mảy may đề cập tới Syria.
Trong khi đó, các đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã khai thác lỗ hổng về mặt minh bạch để bảo vệ chính quyền Syria.
"Cách tốt nhất để chiến đấu với IS và chủ nghĩa khủng bố trong khu vực là giúp đỡ và củng cố các chính quyền Iraq, Syria, các quốc gia đang tham chiến trong cuộc đối đầu chống lại chủ nghĩa khủng bố" - Thứ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir- Adbollahian nói với một nghị sĩ người Pháp.
Mohammad Ali Jafari - người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran - nói rằng Mỹ sẽ hối hận về việc tấn công vào Syria. Còn Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng ông Assad cũng phải được tham gia.
"Bất kỳ ai cũng cảm thấy lo ngại trước các dự định được tuyên bố công khai về việc tấn công các vị trí của lực lượng &'Nhà nước Hồi giáo' trên đất của Syria mà không có sự tương tác với chính quyền Syria" - ông Lavrov nói tại Paris. "Cũng như Iran, Syria là đồng minh tự nhiên trong cuộc chiến này".
Tờ Business Insider cho rằng, Mỹ mở rộng không kích tại Iraq nhằm vào IS. Nhưng chính quyền Obama dường như không có một quan điểm thống nhất về việc cần làm gì với ông Assad.
"Các tuyên bố của Tổng thống và quan chức (Mỹ) cho thấy, việc Syria góp mặt trong chiến lược này chỉ có thể được thúc đẩy trong giai đoạn cuối của chiến dịch, và sẽ không tiến hành cho tới chừng nào ông Obama chưa hết nhiệm kỳ", Mike Doran, quan chức cấp cao tại Trung tâm Chính sách Trung Đông, nhận định.
Những vấn đề và tính toán dang dở "cho thấy chính sách của Obama với Syria không có nhiều tiến triển như vẻ bề ngoài", Doran nói thêm. "Ông ấy vẫn duy trì một cuộc nội chiến, nghi ngại về việc trang bị cho lực lượng Quân đội Syria Tự do, và miễn cưỡng hơn bao giờ hết đối với việc ủng hộ lật đổ Assad".
Trong hơn ba năm qua, Assad nói rằng ông đang phải chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố, trong khi vẫn hậu thuẫn cho các nhóm cực đoan mà lực lượng mạnh nhất trong số đó là IS ngày nay.
"Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và al-Sham (ISIS hay IS) nổi lên như là một trong những thực tế được tạo nên để đảm bảo cho sự tồn vong của Assad, và ông cùng với những người hậu thuẫn Iran tìm cách dàn dựng cuộc xung đột này thành một vấn đề phe phái trong khu vực, cùng với một lựa chọn cổ điển giữa sức mạnh quân đội và những kẻ cực đoan dòng Sunni" - nhà ngoại giao người Syria là Bassam Barabandi, từng công tác nhiều thập kỷ tại Bộ Ngoại giao Syria, viết.
"Giờ đây ISIS đã trưởng thành, chính quyền Assad và Iran coi họ chính là đối tác của Mỹ".
Và rõ ràng là một cuộc chiến chống lại ISIS phải bao gồm các hoạt động tại Syria.
"Liệu chiến dịch này có thể thành công mà không cần giải quyết một phần của tổ chức này hiện đang ẩn náu ở Syria? Câu trả lời là không" - Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, nói tại Lầu Năm Góc.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad có cuộc gặp với Lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tại Tehran, ngày 18/2/2007. (Ảnh: Reuters)
Ông Obama được cho là có nói riêng rằng, việc Syria bắn vào các máy bay Mỹ có thể dẫn tới việc lật đổ ông Assad, dù cho Ngoại trưởng John Kerry nói Mỹ có thể &'liên lạc' với chính quyền Assad để tránh mọi sự đụng độ có thể xảy ra. Chính quyền Obama cũng nói rằng, họ muốn củng cố phe đối lập ở Syria, nhưng không cho biết họ có muốn giúp lực lượng này trong các trận chiến ác liệt ở Aleppo không.
"Chính Aleppo, thành phố lớn nhất Syria, mới là cơ may lớn nhất của ISIS để mở rộng ca líp mà họ đòi hỏi" - Jean-Marie Guéhenno và Noah Bonsey thuộc Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế viết trên tờ New York Times.
"Và một chiến dịch hiệu quả để ngăn ngừa, và sau cùng là đảo ngược lại sự bành trướng của ISIS nên bắt đầu từ đây, và càng sớm càng tốt".
Mỹ nói sẽ không hợp tác với Iran về mặt quân sự, nhưng đã thiết lập một kênh để thảo luận về cuộc chiến chống ISIS. Hiện chưa rõ các thảo luận này có bao gồm cả Syria hay không.
Thời báo Phố Wall lưu ý rằng, các quan chức Mỹ đang lo ngại các cuộc chiến qua tay Iran có thể nhằm vào lợi ích của Mỹ "nếu [người Iran] coi các chiến dịch quân sự của Mỹ tại Iraq và Syria gây nên mối đe dọa tới các mục tiêu cốt lõi của Iran và quyền hành của ông Assad".
Bất kỳ hành động nào của Mỹ đi ngược lại lợi ích của Tehran cũng có thể gây cản trở mục tiêu của chính quyền Obama đối với thỏa thuận hạt nhân và việc hòa giải với Iran.
"Nói một cách thực tế, ông Obama cũng trong mối liên kết với Iran để chống lại ISIS" - Doran nhận định. "Cuộc chiến đó cũng gồm có liên minh với Assad. Đó mới là phần tế nhị nhất trong chiến lược này, bởi vì danh tiếng của ông Assad ở trong nước và với các đồng minh truyền thống của Mỹ thì không hay ho gì, chẳng hạn như với Ảrập Xê-út, cho nên Mỹ không thể trực tiếp đối thoại với chính quyền tại Damascus".
"Vậy nên những gì mà họ (Mỹ) làm trên thực tế là rào đón, trì hoãn, và lập lờ nước đôi, nói đãi bôi với mục tiêu của lực lượng Quân đội Syria Tự do, mà không bao giờ cho họ thực lực thật sự" - Doran kết luận.
Theo Lê Thu
Vietnamnet











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hàn Quốc: Cháy rừng bùng phát trở lại trong đêm

Động đất tại Myanmar: Số nạn nhân thiệt mạng lên tới 694 người

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt đối đầu chính trị, ngăn chặn nội chiến tại Nam Sudan

Động đất tại Thái Lan: Chạy đua để cứu hơn 100 người bị mắc kẹt trong tòa nhà bị sập

Động đất tại Myanmar: Bangkok đánh giá thiệt hại

Động đất tại Myanmar: Ghi nhận hàng loạt dư chấn

Động đất tại Myanmar: Nhiều quốc gia, tổ chức hỗ trợ công tác cứu hộ cứu nạn sau thảm họa

Hàn Quốc: Cựu Tổng thống Moon Jae In bị triệu tập vì cáo buộc nhận hối lộ

EU rót 1,3 tỷ euro thúc đẩy chủ quyền công nghệ và AI

Động đất tại Thái Lan: Bác sĩ phẫu thuật ngoài trời để chạy đua cứu sống bệnh nhân

Châu Phi ghi nhận trên 1.700 ca tử vong do đậu mùa khỉ từ năm 2024

Ukraine bất ngờ với thỏa thuận khoáng sản mới, từ chối xem viện trợ quân sự Mỹ như khoản vay
Có thể bạn quan tâm

4 món đồ tưởng tầm thường nhưng dùng rồi thì mê đắm, tôi sẵn lòng mua đi mua lại 1000 lần
Sáng tạo
14:14:30 29/03/2025
Cái kết cho những bộ phim dùng chiêu trò 'PR bẩn'
Hậu trường phim
13:43:44 29/03/2025
Phát hiện Sulli cố tự tử sau ồn ào đóng cảnh nóng với Kim Soo Hyun
Sao châu á
13:33:38 29/03/2025
Google vá lỗ hổng bảo mật của Chrome

Nhãn hàng chính thức lên tiếng về vụ Isaac quảng cáo sản phẩm nghi có dính "đường lưỡi bò"
Sao việt
13:17:48 29/03/2025
Những con giáp chẳng thiết tha gì yêu đương, cứ hễ nhắc đến chuyện cưới xin là "lặn" mất tăm hơi
Trắc nghiệm
13:01:43 29/03/2025
4 món ăn sang chảnh khiến bạn ngỡ ngàng vì quá ngon với một thực phẩm bình dân - quả chuối
Ẩm thực
12:14:49 29/03/2025
ViruSs tung timeline "tà lưa" với Pháo và Ngọc Kem, nhờ ChatGPT ra định nghĩa thế nào là hẹn hò nhưng chưa yêu
Netizen
12:01:53 29/03/2025
Kroos 'trở lại' Real Madrid
Sao thể thao
11:45:41 29/03/2025
Phát hiện thành phố ngầm khổng lồ bên dưới kim tự tháp Giza của Ai Cập
Lạ vui
11:34:57 29/03/2025