Lực lượng ly khai ở đông Ukraine bắt tù nhân diễu hành
Lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine hôm qua đã bắt hàng chục binh sĩ chính phủ bị bắt làm tù binh diễu hành tại thành phố Donetsk.
Các tù binh bị bắt diễu hành tại thành phố Donetsk.
Động thái trên diễn ra đúng ngày quốc khánh của Ukraine, 24/8.
Các đám đông đã đứng dọc các đường phố và hô “phát xít” khi các tù nhân đi ngang qua. Một số người đã ném các chai nước vào các tù nhân.
Bộ quốc phòng Ukraine đã lên án việc bắt các tù nhân diễu hành.
“Những người tổ chức hành động đáng hổ thẹn này không được coi là người. Không có gì là linh thiêng đối với họ”, một phát ngôn viên của quân đội Ukraine cho hay.
Vụ việc trên diễn ra khi Ukraine tuyên bố sẽ chi 3 tỷ USD để tái vũ trang cho quân đội nhằm chiến đấu với lực lượng ly khai.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã đưa ra tuyên bố trên trước một cuộc diễu hành quy mô lớn của quân đội nhằm kỷ niệm Ngày Độc lập tại thủ đô Kiev.
Donetsk đã chứng kiến các cuộc giao tranh ác liệt nhất của 2 phe kể từ khi cuộc xung đột ở miền đông Ukraine nổ ra.
Bạo lực đã bùng phát khi lực lượng ly khai thân Nga tại các khu vực Donetsk và Luhansk tuyên bố độc lập khỏi Kiev, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3.
Hơn 2.000 người đã thiệt mạng trong những tháng gần đây do giao tranh giữa các lực lượng chính phủ và quân ly khai.
Khoảng 330.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa do tình hình bất ổn ở miền đông Ukraine.
Video đang HOT
Theo Dantri
Hình ảnh bi tráng về trận đổ bộ Normandie 70 năm trước
Trận đổ bộ Normandie là một trong những bước ngoặt quan trọng nhất đánh dấu sự chấm dứt của chế độ Đức Quốc xã.
Ngày 6/6/1944 (hay còn gọi là Ngày D), cách đây đúng 70 năm, hàng trăm ngàn binh sĩ quân đội khối Đồng minh đã thực hiện một cuộc đổ bộ táo bạo quy mô lớn nhất trong thời kỳ Thế Chiến II vào các bãi biển vùng Normandie, đánh dấu một trong những bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến tranh tàn khốc này.
Đây là cuộc tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử, với hơn 150.000 quân lính của Mỹ, Anh, Canada cùng với quân kháng chiến Pháp, Tiệp Khắc, Ba Lan, Bỉ, Hà Lan, Na Uy, theo các chiến hạm lớn nhỏ từ miền nam nước Anh kéo vào bờ biển nước Pháp, đối mặt với hệ thống phòng thủ dày đặc của quân Đức Quốc Xã.
Lính Mỹ bắt đầu đổ bộ lên bờ biển Normadie dưới làn hỏa lực của súng máy Đức
Tướng Dwight D. Eisenhower dặn dò lính dù Anh: "Chỉ có thắng, không còn gì khác!"
Lính Canada đổ bộ vào bãi biển Juno tại Bernieres Sur Mer, Pháp trong Ngày D
Lính Mỹ bên trong một con tàu chuẩn bị đổ bộ lên bờ biển Normadie
Những người sống sót trên một chiếc tàu đổ bộ bị hỏa lực Đức bắn chìm tại bãi biển Utah
Sau một tháng chiến đấu quyết liệt, quân Đồng minh giành được lợi thế, đẩy được quân Đức ra khỏi các căn cứ quân sự tại Normandie. Normandie trở thành bàn đạp cho quân Đồng minh tiến về giải phóng thủ đô Paris của nước Pháp và sau đó là cả châu Âu, góp phần quan trọng vào việc chấm dứt Thế Chiến II.
Trong trận chiến này, dưới hỏa lực tấn công mạnh mẽ của quân Đồng minh, quân Đức bị tổn thất nặng nề và hứng chịu những đòn choáng váng. Sau những trận chiến đẫm máu trên bờ biển Normandie, 23.019 lính Đức thiệt mạng, 67.060 bị thương, 198.616 mất tích hay bị bắt làm tù binh.
Lính Mỹ nấp sau một bức tường sau khi đổ bộ vào bờ biển gần La Madeleine, Pháp
Đồng đội xếp 2 khẩu súng bắt chéo bên xác một lính Mỹ tử trận
Lính Mỹ thuộc trung đoàn 18 bị thương khi đổ bộ vào bãi biển Omaha
Lực lượng viện binh Mỹ đổ bộ vào bãi biển Omaha
Bia một của một người lính ngã xuống ngay cạnh hố pháo
Để đạt được chiến thắng vang dội này, lực lượng Đồng minh cũng đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề. Quân đội Mỹ gánh chịu thiệt hại lớn nhất về sinh mạng với hơn 29.000 lính Mỹ chết trận, 106.000 người bị thương hoặc mất tích. Kế đó là quân đội Anh với 11.000 tử sĩ, 54.000 lính bị thương hoặc mất tích.
Trận đổ bộ Normandie là một thảm họa thực sự đối với quân Đức khi quân Đồng minh đã chôn vùi 2/3 các sư đoàn thiết giáp của Đức Quốc Xã, khiến trùm phát xít Adolf Hitler bất ngờ và suy sụp.
Bãi biển Omaha sau khi quân Đức bị đánh bại
Tù binh Đức xếp hàng để được di chuyển bằng tàu tới Anh
Lính Mỹ đứng cạnh một lô cốt của quân Đức bị phá hủy
Quân chi viện Mỹ đi qua một lô cốt trên bờ biển Normandie
Lính Mỹ canh gác tù binh Đức tại một trại tù binh ở Nonant-le-Pin, Pháp
Chiến thắng bước ngoặt của quân Đồng minh tại Normandie được xem là thành quả của kế hoạch đồ sộ do các nhà lãnh đạo chính trị cùng với hàng triệu người lính Đồng minh vạch ra và thực hiện, và cũng được xem là thành tựu lớn nhất của khối Đồng Minh trong cuộc chiến.
Thắng lợi ấy cũng góp phần khiến cho quân đội Đức ở Tây Âu trở nên kiệt quệ về tinh thần và sức lực, dẫn tới sự diệt vong của phát xít Đức không lâu sau đó.
Theo Khampha
Hồng quân Liên Xô giải giáp đạo quân phát-xít Quan Đông Ngày 9-5-1945, cuộc hội quân bên bờ sông En-bơ (Đức) giữa Hồng quân Xô-viết và các cánh quân Đồng minh Anh-Pháp-Mỹ đã đặt dấu chấm hết cho chế độ Đức Quốc xã, và Hồng quân Xô-viết phất cao lá cờ đỏ búa liềm trên nóc nhà Quốc hội Đức. Tuy nhiên, ngay trong thời điểm được coi là ngày kết thúc chiến tranh...