Lực lượng Kiểm lâm được nổ súng trong những trường hợp nào?
Cục Kiểm lâm cho biết, đơn vị này đã trang bị 105 súng quân dụng, bao gồm súng tiểu liên AK và súng K59 cho Chi cục kiểm lâm Yên Bái. Vậy trong trường hợp nào thì lực lượng Kiểm lâm được nổ súng…
Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, được xác định là nghi phạm dùng súng K59 bắn chết ông Phạm Duy Cường (Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái) và ông Ngô Ngọc Tuấn (Chủ tịch HĐND tỉnh kiêm Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy), sau đó tự sát sáng 18/8.
Ông Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân gây án và các tình tiết liên quan.
Về tình hình trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, Cục Kiểm lâm cho biết đơn vị này được trang bị 105 súng quân dụng bao gồm súng tiểu liên AK và súng K59. Ngoài ra lực lượng kiểm lâm địa phương này cũng được trang cấp thêm súng bắn đạn hơi cay, cao su; dùi cui cao su; dùi cui điện; bình xịt cay…
Liên quan đến sự việc sử dụng súng của cán bộ kiểm lâm, đặc biệt trong vụ án nghiêm trong xảy ra tại Yên Bái vừa qua, PV báo Người Đưa Tin đã trao đổi với Luật sư Trần Huy Tuấn, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh để hiểu rõ vấn đề.
Luật sư Tuấn cho hay: Theo nghị định 25/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, lực lượng Kiểm lâm được trang bị vũ khí quân dụng gồm súng ngắn, súng tiểu liên và các loại đạn dùng cho các loại súng này.
Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BNNPTNT-BCA ngày 22/1/2014 giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Công an Quy định về trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công vụ hỗ trợ của lực lượng kiểm lâm và bảo vệ rừng chuyên trách, kiểm lâm được trang bị súng ngắn, súng tiểu liên và các loại công cụ hỗ trợ khác như dùi cui điện, dùi cui cao su, áo giáp, mũ chống đạn, găng tay bắt dao, khóa số 8, động vật nghiệp vụ…
Video đang HOT
Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách được trang bị công cụ hỗ trợ như dùi cui điện, dùi cui cao su, phương tiện xịt hơi cay, áo giáp, găng bắt dao, mũ chống đạn.
Lực lượng Kiểm lâm được trang bị vũ khí (ảnh minh họa).
Ngoài ra, Pháp lệnh 16/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Pháp lệnh 07/2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh 16/2011 đã nêu rõ đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng trong đó có Kiểm lâm; Lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan, đơn vị Hải quan cửa khẩu… được sử dụng khi thi hành công vụ nếu thấy cần thiết theo quy định.
Trong nhiều hành vi bị nghiêm cấm đối với đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng có hành vi cấm lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Như vậy, trường hợp người được nổ súng phải tuân theo quy định của pháp luật khi thực hiện công vụ. Tuy nhiên với trường hợp của ông Đỗ Cường Minh, sử dụng súng đạn là hoàn toàn sai quy định vì mục đích riêng tư, Luật sư Tuấn nhấn mạnh.
Do đó, với sự việc đáng tiếc xảy ra vừa qua, các đơn vị cần có phương án quản lý chặt chẽ trong việc sử dụng vũ khí, tránh tối đa việc nổ súng không cần thiết, trái với quy định của pháp luật.
Theo Người Đưa Tin
Lời khai của trùm lâm tặc ở Lâm Đồng vừa sa lưới
Trước khi bị bắt về hành vi "vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng", Hà "đen" từng có 2 tiền án về tội cố ý gây thương tích và tội cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng.
Chiều 19.8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng tiếp tục lấy lời khai đối với nghi can Lê Hồng Hà (48 tuổi), tức Hà "đen", quê huyện Diễn Châu (Nghệ An), tạm trú tại xã Đạm Bri, TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Hà "đen" là nghi can được xác định cầm đầu đường dây khai thác gỗ với quy mô lớn xảy ra tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Điều tra viên lấy lời khai Lê Hồng Hà.
Ban đầu đối tượng này tỏ ra rất lì lợm, khai báo quanh co hòng chối tội, gây khó khăn cho công tác điều tra. Hà "đen" chỉ khai nhận, mới khai thác gỗ trai phép tại rừng phòng hộ gần thủy điện Đồng Nai 5, huyện Bảo Lâm được khoảng 10 ngày thì bị cơ quan chức năng phát hiện, phải bỏ trốn. Số gỗ đối tượng này khai thác chưa nhiều.
Tuy nhiên, các điều tra viên đã đưa ra những chứng cứ có liên quan đến vụ án khiến cho nghi can này không thể chối cãi. Hà "đen" dè dặt khai báo, thừa nhận mình chính là người cầm đầu đường dây triệt hạ gỗ rừng tại các tiểu khu 390A, 396, 397, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm.
Bước đầu đối tượng này cho biết, y đã thuê người khai thác gỗ tại đây cho đến khi bị phát hiện vào ngày 8.7. Tuy nhiên, đối tượng này vẫn giải thích quanh co, chưa khai ra đường dây, cũng như những nhân vật tiếp tay giúp Hà "đen" đưa trót lọt số lượng gỗ lớn ra khỏi rừng mà không gặp trở ngại nào.
Chân dung trùm lâm tặc Hà "đen".
Khi đường dây khai thác gỗ rừng trái pháp luật bị lộ, Hà "đen" lập tức bỏ trốn xuống TP.HCM thăm vợ con ở tại quận Gò Vấp. Ngay sau đó, để tránh khỏi sự truy bắt của lực lượng công an, đối tượng này liên tục di chuyển qua nhiều địa điểm khách nhau tại Đồng Nai, Bình Phước.
Từ nguồn tin của trinh sát, khoảng 15h30' ngày 18.8, Công an tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa, bắt được Lê Hồng Hà khi y đang cải trang làm công nhân nuôi tôm tại xã Phước Hòa, huyện Tân Thành.
Thượng tá Phạm Xuân Thủy, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, trước đó, khi hay Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng phát lệnh tra nã Lê Hồng Hà, vợ của đối tượng này đã từ TP.HCM lên Lâm Đồng xin cho chồng ra đầu thú nhưng Hà "đen" vẫn tiếp tục lẩn trốn.
Trước khi bị bắt, Lê Hồng Hà từng có có 2 tiền án về tội cố ý gây thương tích (9 tháng tù) và cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng (8 năm tù).
Hà "đen" bị khởi tố và bị bắt tạm giam trong thời gian 8 tháng để điều tra mở rộng vụ án. Trước đó, 10 nghi can là "đàn em" của Hà "đen" có liên quan đến vụ án này cũng đã bị Công an tỉnh Lâm Đồng khởi tố, bắt giam.
Như báo CAND Online đã thông tin, ngày 8.7, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49B) và Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động (K20) đã mật phục, bắt quả tang nhóm "lâm tặc" khoảng 20 người đang khai thác gỗ tại Thủy điện Đồng Nai 5, huyện Bảo Lâm.
Qua thống kê thiệt hại, có tổng cộng 109 cây gỗ quý (ước tính hơn 330m3) thuộc nhóm 2 (nhóm quý hiếm, hạn chế khai thác) bị đốn hạ.
Theo Kim Ngân (CAND)
Tổ chức lễ tang cấp cao cho Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái Tang lễ của ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy và ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái sẽ được tổ chức theo nghi thức cấp cao. Theo đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái đã quyết định tổ chức Lễ tang ông Phạm Duy Cường, Bí...