Lực lượng không quân đứng thứ 10 thế giới của Triều Tiên
Với 940 máy bay các loại, không quân Triều Tiên được coi là một trong 10 lực lượng sở hữu nhiều phi cơ nhất thế giới.
Không quân Nhân dân Triều Tiên ( KPAF) là quân chủng lớn thứ hai của quân đội Triều Tiên, với quân số khoảng 110.000 người.
KPAF đang sở hữu 940 máy bay các loại, xếp thứ 10 thế giới. Hầu hết trong số này có xuất xứ từ Liên Xô và Trung Quốc, theo Flight Global.
Loại máy bay hiện đại nhất trong biên chế KPAF là tiêm kích MiG-29. Triều Tiên sở hữu mẫu MiG-29B và MiG-29UB cơ bản, cùng khoảng 3 chiếc MiG-29S nâng cấp.
Số lượng tiêm kích MiG-29 của Triều Tiên vẫn chưa được xác định. Các chuyên gia phương Tây cho rằng nước này đang biên chế khoảng 16 đến 35 chiếc MiG-29.
Máy bay của Triều Tiên được trang bị vũ khí chính là tên lửa tầm trung R-27R và tầm ngắn R-60MK, thay vì R-73 như các tiêm kích MiG-29 của nước ngoài.
Su-25K là cường kích chủ lực cho nhiệm vụ tấn công yểm trợ mặt đất của KPAF. Triều Tiên là quốc gia châu Á đầu tiên mua loại máy bay này trong giai đoạn 1987-1989.
Nước này đang vận hành 45 máy bay Su-25K và phiên bản huấn luyện Su-25UBK.
Video đang HOT
Su-25K có bán kính chiến đấu 750 km, mang được nhiều loại vũ khí như bom FAB-500, rocket cỡ nòng từ 57 đến 330 mm. Loại máy bay này có thể trang bị cả vũ khí thông minh, sử dụng đầu dò laser hay quang truyền hình như bom KAB-500, tên lửa Kh-25L và Kh-29.
Ngoài MiG-29, KPAF còn sở hữu loại tiêm kích tương đối hiện đại là MiG-23ML (NATO định danh: Flogger-G) với số lượng 56 chiếc. Phiên bản này được trang bị radar trinh sát mạnh, kháng nhiễu tốt và mang được tên lửa R-24 cải tiến.
Dù đã cũ kỹ, MiG-21 vẫn là một trong 3 loại tiêm kích chủ lực được KPAF tin dùng. Nước này vẫn còn ít nhất 26 chiếc MiG-21 trong biên chế.
Nữ phi công chiến đấu đầu tiên của KPAF chính là người điều khiển một trong hai chiếc MiG-21 biểu diễn tại triển lãm hàng không Wonsan, diễn ra vào cuối tháng 9/2016.
Nhiệm vụ vận tải chiến lược của KPAF được giao cho phi đội gồm 3 máy bay vận tải hạng nặng Il-76TD của hãng hàng không quốc gia Air Koryo, cùng một chiếc An-24.
40 chiếc trực thăng Mi-8 và Mi-17 đóng vai trò vận tải chiến thuật, chở quân đổ bộ và tấn công yểm trợ mặt đất.
Trực thăng MD-500 do Mỹ sản xuất là trường hợp đặc biệt trong biên chế KPAF. Triều Tiên mua 84 chiếc MD-500 theo đường không chính ngạch để tránh lệnh cấm vận của Mỹ. Ít nhất 60 chiếc trong số này được hoán cải để mang vũ khí tấn công như tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka (NATO định danh: AT-3 Sagger).
Triều Tiên được cho là đang vận hành khoảng 300 máy bay đa dụng An-2. Loại máy bay này có tầm hoạt động 845 km, độ ồn rất thấp, thích hợp với nhiệm vụ đột nhập, thả biệt kích vào vào sâu bên trong lãnh thổ đối phương.
Tử Quỳnh
Ảnh: Livejournal
Theo VNE
Triều Tiên khoe vũ khí Mỹ trong triển lãm lịch sử
Theo The Aviationist ngày 26/9, tại Triển lãm hàng không lần đầu diễn ra ở Triều Tiên (từ ngày 24-25/9), Bình Nhưỡng giới thiệu cả phi đội trực thăng Mỹ sản xuất.
Theo những thông tin được công khai, tham gia cuộc triển lãm lần đầu tiên này của Triều Tiên có tiêm kích MiG-29 Fulcrum, Su-25 Frogfoot, MiG-21Bis Fishbed, trực thăng Mi-8T Hind và Y-5. Điểm khiến khán giả đến tham dự triển lãm này chính là sự xuất hiện của dàn trực thăng gồm 4 chiếc Hughes 500E do Mỹ chế tạo.
Tất cả dàn trực thăng Hughes 500E tham gia trong cuộc triển lãm lịch sử này đều cải tiến để mang được các tên lửa chống tăng AT-3 Sagger do Triều Tiên tự sản xuất theo thiết kế của Liên Xô (Nga).
Sự hiện diện của những máy bay trực thăng Hughes 500E trong Quân đội Triều Tiên từ lâu đã được xác nhận sau khi những máy bay này lần đầu tiên được vận chuyển từ Mỹ theo con đường buôn bán vũ khí hợp pháp cho Đức.
Sau đó, chúng đã được Triều Tiên mua lại một cách bất hợp pháp thông qua một con đường "lòng vòng" về cả địa lý và pháp luật. Các máy bay trực thăng Hughes 500E được đưa lên những tàu vận tải Nga và đi qua 3 thành phố: HongKong, Rotterdam và Antwerp.
Chiến đấu cơ Triều Tiên trong triển lãm hàng không.
Trực thăng Hughes 500E là phiên bản trước của trực thăng MD 500 trong quân đội Mỹ. Đây là là sản phẩm do hãng Hughes Helicopter (Mỹ) nghiên cứu thiết kế từ những năm 1970.
Kiểu dáng trực thăng thiết kế theo truyền thống với cánh quạt chính (4 lá) trên đỉnh thân và trực thăng có chiều dài 9,4m, cao 2,48m, đường kính cánh quạt 8,03m, trọng lượng cất cánh tối đa 1,15 tấn. Cabin nhìn khá giống "quả trứng", nhỏ gọn, nó chỉ cho phép chứa tối đa 7 người (gồm 1-2 phi công và 5 hành khách).
Hughes 500E được trang bị động cơ tuốc bin trục Alison 250-C20B công suất 420 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 282km/h, tầm bay 429km, trần bay 4.877m. Được thiết kế ban đầu với mục đích dân sự, nhưng nó hoàn toàn có thể dễ dàng chuyển đổi sang mục đích quân sự.
Theo một số nguồn tin, trong số 87 chiếc Hughes 500E Triều Tiên đang sử dụng, nước này đã cải tiến ít nhất 60 chiếc mang vũ khí để tấn công. Việc sửa đổi này cho phép Hughes 500E tấn công tiêu diệt xe bọc thép hạng nhẹ hoặc yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị mặt đất.
Ngoài ra, chiếc máy bay này cũng có thể thực hiện nhiệm vụ bay trinh sát nếu cần. Tuy nhiên, do là biến thể dân sự nên nó sẽ thiếu khí tài trinh sát cần thiết nên khả năng này có thể bị hạn chế.
Cũng tại cuộc triển lãm hàng không lịch sử này, một vũ khí mới Triều Tiên trưng ra, được coi là bản sao của UAV do Mỹ chế tạo là MQM-107D. Số UAV này được Triều Tiên bí mật mua từ Syria. UAV MQM-107 do Beech Aircraft phát triển là loại máy bay không người lái được sử dụng chủ yếu cho mục đích huấn luyện, đào tạo và thử nghiệm.
Quân đội Mỹ đã sử dụng MQM-107 để thử nghiệm các hệ thống tên lửa đất đối không như FIM-92 Stinger và Patriot MIM-104. Máy bay không người lái Streaker MQM-107 có chiều dài 5,5m, sải cánh 3m, chiều cao 1,47m, trọng lượng cất cánh 664kg. MQM-107 sử dụng động cơ 1 động cơ phản lực tuốc bin TRI 60, có thể đạt tốc độ tối đa 925 km/h và trần bay lên đến 12.192m. UAV này không được trang bị vũ khí.
Nga trước khi cuộc triển lãm này diễn ra, Triều Tiền đã khiến phương Tây bất ngờ khi quyết định trưng bày tàu chiến USS Pueblo, tàu do thám của Mỹ bị CHDCND Triều Tiên bắt giữ vào cuối thập niên 1960. Đây là tàu chiến duy nhất của Mỹ bị nước ngoài bắt giữ và hiện vẫn nằm trong danh sách tàu đang biên chế của hải quân Mỹ.
Với việc trưng bày tàu USS Pueblo này, Triều Tiên hy vọng nó sẽ là một biểu tượng thuyết phục về tinh thần chống Mỹ trong thời chiến tranh và công cuộc phát triển vũ khí hạt nhân hiện nay. Những trực thăng Hughes 500E, UAV MQM-107 cùng tàu chiến USS Pueblo là một sự bổ sung đầy thú vị cho kho vũ khí của Triều Tiên.
Theo Báo Đất Việt
Kim Jong-un thăm tiểu đoàn đặc nhiệm Triều Tiên Nhà lãnh đạo Triều Tiên tới thăm đơn vị 525 cùng quan chức mà tình báo Hàn Quốc nghi đã bị thanh trừng. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thăm một đơn vị quân đội Triều Tiên. Ảnh: Yonhap. Ông Kim Jong-un ca ngợi các binh lính vì họ đã thể hiện sự sẵn sàng chiến đấu trong suốt các cuộc tập trận, thông...