Lực lượng Không gian Mỹ vô tình chọc thủng thượng tầng khí quyển Trái Đất
Một tên lửa mang theo vệ tinh giám sát của Lực lượng Không gian Mỹ có thể đã tạo ra một lỗ hổng trên tầng điện ly khi nó được phóng vào không gian.
Tên lửa Alpha đưa vệ tinh Victus Nox vào quỹ đạo quanh Trái Đất. Ảnh: Firefly Aeropspace
Được biết vụ phóng này đã được triển khai sau 27 tiếng thông báo trước đó, đạt kỷ lục mới về khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi thông báo phóng cho đến khi phóng.
Theo Liev Science, vào 10h28 tối 14/9 (giờ địa phương), công ty Firefly Aerospace ký hợp đồng với Lực lượng Không gian Mỹ đã phóng một tên lửa Alpha từ Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở bang California. Tên lửa mang theo vệ tinh Victus Nox (tiếng Latin có nghĩa là “chinh phục màn đêm”) với mục tiêu thực hiện sứ mệnh nâng cao nhận thức về miền không gian, giúp Lực lượng Không gian theo dõi những gì đang xảy ra trong môi trường quỹ đạo.
Video đang HOT
Theo những gì mà mắt thường quan sát được, tên lửa đã tạo ra một luồng khí thải khổng lồ có thể nhìn thấy từ khoảng cách hơn 1.600 km khi được phóng lên quỹ đạo. Tuy nhiên, sau khi đám khói tan biến, trên bầu trời xuất hiện một quầng sáng đỏ mờ. Đây được cho là dấu hiệu nhận biệt tên lửa đã chọc thủng một lỗ hổng trên tầng điện ly – phần bị ion hóa của thượng tầng khí quyển Trái Đất, nằm ở khoảng cách cách mực nước biển từ 48 km đến 965 km.
Đây không phải là “ lỗ thủng tầng điện ly” đầu tiên được quan sát thấy trong năm nay. Hồi tháng 7, vụ phóng tên lửa Falcon 9 của tập đoàn SpaceX đã tạo ra một vùng màu đỏ như máu khổng lồ trên bầu trời bang Arizona có thể nhìn thấy từ xa hàng trăm kilomet.
Tên lửa tạo ra các lỗ thủng trên tầng điện ly khi nhiên liệu trong giai đoạn hai bị đốt cháy. Ở độ cao này, carbon dioxide và hơi nước từ khí thải của tên lửa kết hợp với các nguyên tử oxy bị ion hóa hình thành trở lại các phân tử oxy bình thường. Quá trình này kích thích các phân tử và khiến chúng phát ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Điều này tương tự như khi xuất hiện hiện tượng cực quang.
Các lỗ thủng này không gây nguy hiểm cho con người trên Trái đất và tự nhiên được “vá lại” trong vòng vài giờ khi các nguyên tử kết hợp bị ion hóa.
Trong một tuyên bố vào tháng 10/2022 của Firefly Aerospace, công ty này cho biết họ sẽ phóng vệ tinh vào một thời điểm không xác định trong tương lai với việc thông báo sớm không quá 24 giờ. Để thực hiện được điều này, nhóm phóng phải cập nhật phần mềm quỹ đạo của tên lửa, đưa vệ tinh lên bệ phóng, đặt nó vào tên lửa và thực hiện các bước kiểm tra cuối cùng trong thời gian eo hẹp. Tuy nhiên, thời tiết xấu đã khiến kế hoạch phóng muộn hơn dự định.
“Mục đích của sứ mệnh này là chứng minh khả năng của Mỹ trong việc nhanh chóng đưa các phương tiện, thiết bị vào quỹ đạo bất kỳ khi nào chúng tôi cần, đảm bảo chúng tôi có thể tăng cường khả năng không gian của mình mà không cần thông báo nhiều”, Trung tá MacKenzie Birchenough, một sĩ quan với Bộ chỉ huy hệ thống Không gian thuộc Lực lượng Không gian, cho biết.
Mỹ lên kế hoạch lập căn cứ tại Nhật Bản dành cho Lực lượng Không gian
Quân đội Mỹ đang có kế hoạch thành lập một sở chỉ huy tại Nhật Bản cho Lực lượng Không gian Mỹ trong tương lai gần.
Binh sĩ Mỹ dự lễ kích hoạt Lực lượng Không gian Mỹ ở Hàn Quốc vào tháng 12/2022. Ảnh: Getty Images
Sở chỉ huy ở Nhật Bản sẽ là căn cứ thứ ba của Lực lượng Không gian Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sau các địa điểm được mở trước đó tại Hawaii và Hàn Quốc.
Tờ báo quân sự Stars and Stripes đưa tin việc thành lập sở chỉ huy mới nằm trong nỗ lực của quân đội Mỹ để tăng cường hợp tác với các quốc gia đồng minh trong lĩnh vực vũ trụ. Tờ báo này cũng cho biết các hoạt động tại Nhật Bản đã được khởi động với một đơn vị nhỏ.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đề cập rằng thông tin này xuất hiện chỉ vài tháng sau khi Lực lượng Không gian Mỹ và Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản tổ chức đối thoại lần đầu tại căn cứ Không quân Yokota ở phía Tây Tokyo vào tháng 7.
Năm ngoái, quân đội Mỹ ở Hàn Quốc thông báo căn cứ của Lực lượng Không gian ở thành phố Pyeongtaek, cách Seoul 65 km về phía Nam, sẽ chịu trách nhiệm điều phối "các hoạt động và dịch vụ không gian như cảnh báo tên lửa và liên lạc vệ tinh với khu vực".
Trong hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-Mỹ-Hàn Quốc được tổ chức tại Mỹ vào tháng 8, cả ba quốc gia đã nhất trí thúc đẩy đối thoại về an ninh vũ trụ. Việc thành lập sở chỉ huy mới phản ánh ý định của các nước này trong đẩy mạnh hợp tác 3 bên.
Lực lượng Không gian Mỹ được thành lập vào tháng 12/2019, với sứ mệnh bảo vệ lợi ích của Mỹ trong không gian, đối phó với các mối đe dọa trong không gian và thực hiện các hoạt động trong không gian.
Mỹ phóng thử Tên lửa Đạn đạo Xuyên Lục địa Minuteman III Tên lửa Đạn đạo Xuyên Lục địa Minuteman III đã được đưa vào hoạt động 50 năm và hiện là ICBM phóng từ trên bộ duy nhất trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Một vụ phóng thử Tên lửa Đạn đạo Xuyên Lục địa (ICBM) Minuteman III tại căn cứ Vandenberg, bang California, Mỹ ngày 5/2/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo AFP, ngày...