Lực lượng đặc nhiệm đối phó tiểu hành tinh
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ đã sẵn sàng nghênh chiến các tiểu hành tinh và những vật thể không gian nguy hiểm đang hướng về trái đất.
Quả cầu lửa giáng xuống Chelyabinsk năm 2013 – Ảnh: T.L
Theo chuyên trang Space.com, ngân sách dành cho chương trình theo dõi các vật thể cận trái đất (NEO) của Mỹ đã tăng mạnh từ mức 4 triệu USD hồi năm 2010 lên đến 50 triệu USD hiện nay. Kể từ khi vụ thiên thạch đã bất ngờ xâm nhập tầng khí quyển trái đất và xé toang trên bầu trời Chelyabinsk (Nga) vào năm 2013, giới chức Mỹ nhận ra tầm nghiêm trọng của mối đe dọa mang tên tiểu hành tinh đối với sự sống còn của nhân loại, theo thông báo mới đây của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).
Video đang HOT
Cũng dựa trên tinh thần này, bắt đầu từ năm 2016, một lực lượng đặc nhiệm trực thuộc Văn phòng hợp tác phòng thủ hành tinh ( PDCO) của NASA sẽ chịu trách nhiệm nhận dạng và phân loại các NEO. Trong đó, PDCO sẽ điều phối hoạt động của các đài quan sát quốc tế và cơ quan chính phủ nước ngoài, bao gồm Lầu Năm Góc và Cơ quan Không gian châu Âu (ESA). “Bên cạnh nhiệm vụ phát hiện và theo dõi các vật thể có khả năng gây nguy hiểm, văn phòng sẽ phát hành các thông cáo về những trường hợp NEO lướt gần trái đất, đồng thời cảnh báo sớm bất cứ vụ xâm nhập khí quyển nào có thể xảy ra, dựa trên dữ liệu khoa học đáng tin cậy”, theo NASA. Một phần mềm quản lý dạng widget chuyên theo dõi tiểu hành tinh cũng đã được công bố trên website của cơ quan Mỹ.
Mỗi năm lại có khoảng 1.500 NEO được xác định và bổ sung vào cơ sở dữ liệu. Kế hoạch đầy tham vọng của NASA là làm sao phát hiện và nhận dạng 90% số NEO có đường kính từ 140 m trở lên vào năm 2021. Hiện hầu hết các thiên thể lớn hơn (đường kính 1 km) đã được phân loại.
Một mục tiêu tức thời được đặt ra cho lực lượng đặc nhiệm là phát triển công nghệ có thể áp dụng để thay đổi đường đi của một tiểu hành tinh đang lao về hướng địa cầu. NASA và Cơ quan quản trị An ninh hạt nhân Mỹ vẫn tiếp tục triển khai các cuộc nghiên cứu về mối đe dọa có thể của NEO đối với các thành phố hoặc toàn bộ địa cầu. Trong nhiều năm qua, hai cơ quan này đã giám định các mảnh vỡ vũ trụ, thiết kế các tên lửa đánh chặn và triển khai các vụ thử nghiệm dựa trên dữ liệu có sẵn để tìm cách ngăn chặn NEO lao vào khí quyển trái đất. Hai bên đã ký kết thỏa thuận vào giữa năm 2015, theo đó hợp tác để bảo vệ địa cầu trước nguy cơ tấn công từ các thiên thể bên ngoài trái đất. Mục tiêu chung là lên kế hoạch sử dụng thiết bị nổ hạt nhân để đánh chặn các tiểu hành tinh.
Hạo Nhiên
Theo Thanhnien
Tàu vũ trụ của NASA đi vào quỹ đạo của hành tinh lùn Ceres
Một tàu thăm dò vũ trụ của Mỹ vừa đi vào quỹ đạo của hành tinh lùn Ceres.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo, tàu thăm dò Dawn (Tạm dịch là "Bình Minh") của cơ quan này đã vào quỹ đạo của hành tinh Ceres ngày 6/3 sau chuyến hành trình kéo dài gần 8 năm. Tàu thăm dò này được phóng vào vũ trụ vào năm 2007.
Hành tinh lùn Ceres cư trú trong vành đai tiểu hành tinh chính của hệ mặt trời (Ảnh: NASA/JPL) Ceres nằm ở vành đai tiểu hành tinh chính giữa sao Hỏa và sao Mộc. Đây là hành tinh lùn lớn nhất trong hàng trăm nghìn hành tinh lùn ở khu vực các tiểu hành tinh.
Giới khoa học tin rằng, việc nghiên cứu, khám phá hành tinh Ceres có thể cung cấp những "manh mối" quý giá về sự hình thành của hệ mặt trời. Tàu thăm dò vũ trụ sẽ quay quanh quỹ đạo của hành tinh Ceres, khảo sát bề mặt hành tinh lùn này đến giữa năm tới./.
Phương Anh Theo NHK
Theo_VOV
Châu Âu đề nghị Nga phát triển vũ khí hạt nhân chống thiên thạch Các nhà khoa học Nga cho rằng, cách tốt nhất để ngăn chặn một tiểu hành tinh có xu hướng lao vào trái đất là thực hiện nổ hạt nhân trong không gian. Nga được giao nhiệm vụ phát triển vũ khí có thể gây nổ hạt nhân ngoài không gian để phòng ngừa thiên thạch. Thông tấn Nga Tass hôm 16/1 đưa...