Lực lượng CSGT phát huy vai trò nòng cốt bảo đảm TTATGT trong tình hình mới
Tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) vẫn diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông tuy giảm nhưng chưa bền vững, số người chết vẫn ở mức cao, còn nhiều thiệt hại lớn về tài sản sau những vụ tai nạn giao thông xảy ra; vấn đề ùn tắc giao thông đang tác động xấu đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế… ó là thách thức lớn được đặt ra đối với công tác bảo đảm TTATGT.
Lực lượng CSGT tuần tra, kiểm soát trên tuyến cao tốc Thăng Long – Nội Bài.
Năm 2014 được đánh giá là năm có nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT. Tai nạn giao thông (TNGT) giảm trên cả ba tiêu chí: số vụ, số người chết và số người bị thương. Như vậy, trong hai năm liên tiếp (2013 và 2014) số người chết đã giảm dưới 10 nghìn người. Kết quả đó là sự nỗ lực chung của các cấp, các ngành và từng địa phương, trong đó có sự đóng góp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) trên từng lĩnh vực công tác: Tham mưu có hiệu quả việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư ảng (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của ảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm TTATGT đã được đổi mới, với nhiều hình thức, biện pháp đa dạng, phong phú, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các chủ trương của T.Ư ảng, Quốc hội, Chính phủ về các giải pháp cấp bách bảo đảm TTATGT.
Thực hiện tốt chỉ đạo của Bộ Công an, mở các kế hoạch cao điểm bảo đảm TTATGT, kết hợp với trấn áp tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông; tập trung giải quyết tốt các vấn đề nổi lên trong công tác đảm bảo TTATGT, như: xử lý phương tiện chở quá tải, lái xe vi phạm nồng độ cồn, khắc phục tình trạng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chưa thực hiện tốt quy định về chuyển đổi quyền sở hữu… Bố trí lực lượng tăng cường bảo đảm TTATGT trên các tuyến đường cao tốc, đường nông thôn và đường thủy nội địa. Khảo sát, kịp thời kiến nghị khắc phục những bất hợp lý trong tổ chức giao thông, các địa điểm thường hay xảy ra tai nạn giao thông. Phục vụ tốt nhiệm vụ dẫn đoàn, bảo đảm TTATGT tại các hội nghị, sự kiện quan trọng của đất nước. Công tác xây dựng ảng, xây dựng lực lượng tiếp tục được chú trọng, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ ứng xử văn hóa của cán bộ, chiến sĩ trong giải quyết công việc.
Năm 2015, Cục CSGT trực thuộc Bộ Công an được hình thành trên cơ sở hợp nhất từ hai đơn vị: Cục CSGT đường bộ, đường sắt và Cục Cảnh sát đường thủy. ây là dấu ấn quan trọng trong bước đường xây dựng và phát triển của lực lượng CSGT. Thể hiện sự tín nhiệm của Chính phủ, Bộ Công an với lực lượng CSGT, bảo đảm tập trung chỉ huy thống nhất. Với vị thế và tầm vóc lớn hơn, cũng đặt ra nhiệm vụ nặng nề hơn, đòi hỏi trách nhiệm cao hơn của cán bộ, chiến sĩ CSGT trên mặt trận bảo đảm TTATGT.
Video đang HOT
Trước tình hình mới, ngày 3-4-2015, Bộ trưởng Công an đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-BCA về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT của lực lượng Công an nhân dân. ây là chỉ thị đầu tiên về chuyên đề công tác bảo đảm TTATGT của lực lượng Công an nhân dân, khẳng định sự quan tâm của ảng ủy Công an T.Ư và lãnh đạo Bộ Công an đối với sự phát triển của lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng CSGT nói riêng.
Từ việc đánh giá nguyên nhân phức tạp của tình hình TTATGT, chỉ thị đã nêu rõ chín vấn đề lớn nhằm khắc phục tình trạng và nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản ở các lĩnh vực giao thông; tăng cường phối hợp, đổi mới tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bố trí lực lượng CSGT tuần tra kiểm soát 24/24 giờ trong ngày trên các tuyến quốc lộ trọng điểm và các dịp lễ, Tết; huy động các lực lượng cảnh sát khác tham gia phối hợp với CSGT bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ở những tuyến đường, địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu tiên tiến của khoa học – công nghệ thông tin trong các lĩnh vực nghiệp vụ của lực lượng CSGT; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xây dựng lễ tiết, tác phong, văn hóa ứng xử của cán bộ, chiến sĩ CSGT trong quá trình thực thi công vụ.
Một trong những vấn đề quan tâm trong thời gian tới, lực lượng CSGT sẽ chủ động phối hợp với ngành Giao thông vận tải phát hiện các yếu tố mất an toàn giao thông, nhất là “điểm đen” TNGT để có kiến nghị giải quyết kịp thời. Xây dựng và triển khai, thực hiện có hiệu quả các phương án, kế hoạch đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm trên các tuyến giao thông, nhất là tội phạm ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại; góp phần bảo đảm an ninh, trật tự… ây là những vấn đề quan trọng mà toàn lực lượng CSGT phải xác định rõ trong triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cho đất nước trong thời kỳ mới.
ể bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ thị của Bộ trưởng Công an, trước mắt lực lượng CSGT cần tập trung làm tốt một số vấn đề lớn, gồm: Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường quyết tâm chính trị, đưa ra các giải pháp cấp bách và lâu dài về bảo đảm TTATGT tại địa phương, lấy lực lượng CSGT là hạt nhân vận động các đoàn thể, cơ quan, tổ chức và quần chúng nhân dân cùng chung sức thực hiện công tác bảo đảm TTATGT. Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ bảo đảm TTATGT, kết hợp ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện cải cách hành chính…, nhằm tạo chuyển biến rõ rệt trong đấu tranh giảm ùn tắc TNGT, bảo đảm TTATGT.
Phát huy bề dày truyền thống 70 năm qua với những thành tích được ghi nhận, lực lượng Cảnh sát giao thông quyết tâm đoàn kết, thống nhất ý chí, hành động, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; phấn đấu xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Cảnh sát giao thông Việt Nam – Thân thiện, trách nhiệm, nhân văn.
Thiếu tướng TRẦN SƠN HÀ Cục trưởng CSGT, Bộ Công an
Theo_Báo Nhân Dân
Quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường
Quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch giá thuốc khi lưu hành thuốc trên thị trường...
Ảnh minh họa
Đây là nguyên tắc quản lý giá thuốc mà Bộ Y tế đề xuất tại dự thảo Luật dược (sửa đổi).
Bộ Y tế cho biết, giá thuốc ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài với hơn 50% giá trị thuốc thành phẩm và trên 90% nguyên liệu sản xuất thuốc nhập khẩu.
Về cơ sở xác định giá thuốc, Luật dược hiện hành quy định việc kê khai và kê khai lại giá thuốc phải "bảo đảm giá thuốc không cao hơn giá thuốc tại các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự như Việt Nam". Trên cơ sở đó, Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định "Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ, ngành liên quan công bố cụ thể danh sách các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự Việt Nam". Tuy nhiên, cho đến nay liên bộ vẫn chưa ban hành được danh sách này do khó khăn trong việc xác định điều kiện y tế, thương mại của các nước tương tự Việt Nam.
Bên cạnh đó, quy định "Cơ quan nhà nước có thẩm quyền định kỳ công bố giá tối đa đối với các loại thuốc do ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả" (điểm d khoản 2 Điều 5 Luật dược) chưa thực hiện được do số lượng thuốc sản xuất lưu hành tại Việt Nam hiện có khoảng hơn 25.000 mặt hàng, với trên 1.500 hoạt chất. Mỗi hoạt chất có rất nhiều chủng loại, hàm lượng, quy cách đóng gói, dạng bào chế, nhà sản xuất khác nhau nên việc xác định mức giá tối đa cho tất cả các mặt hàng nêu trên là không khả thi. Mặt khác, cơ quan chức năng cũng gặp khó khăn trong việc xác định cơ sở xây dựng giá tối đa đối với các loại thuốc do ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả vì nếu công bố giá tối đa theo giá mặt hàng thuốc thấp nhất thì sẽ không bảo đảm có đủ thuốc cung ứng, nếu công bố giá tối đa theo giá mặt hàng thuốc cao nhất thì giá thuốc sẽ tăng theo.
Ngoài ra, việc Luật dược 2005 chỉ giao một Bộ (Bộ Y tế) làm đầu mối mà không phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các bộ, ngành trong quản lý giá thuốc làm cho quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, tại dự thảo, Bộ Y tế đã đề xuất 1 chương quy định về quản lý giá thuốc. Trong đó, Bộ đưa ra 6 biện pháp quản lý giá thuốc như sau: 1- Đấu thầu theo quy định tại Luật đấu thầu đối với thuốc mua từ nguồn ngân sách nhà nước, kinh phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả và các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở y tế nhà nước; 2- Kê khai giá đối với thuốc của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thuốc thuộc Danh mục thuốc do quỹ bảo hiểm y tế chi trả và thuốc mua từ nguồn ngân sách nhà nước trước khi lưu hành trên thị trường; 3- Đàm phán giá đối với thuốc chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất; biệt dược, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền và các trường hợp đặc thù khác; 4- Thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định của Luật giá đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc do quỹ bảo hiểm y tế chi trả và thuốc mua từ nguồn ngân sách nhà nước khi có biến động bất thường về giá hoặc mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội; 5- Đặt hàng hoặc giao kế hoạch đối với các thuốc phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia, thuốc phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa và thuốc dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích; 6- Niêm yết giá thuốc tại cơ sở mua, bán thuốc.
Bên cạnh đó, tại dự thảo, Bộ Y tế cũng đề xuất rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về giá thuốc của Bộ Y tế, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn
Theo_Báo Chính Phủ
Công nhân Công ty Pouyuen đình công:Bảo đảm quyền lợi cho người lao động và nhà đầu tư Chiều 30.3, lãnh đạo UBND TP.HCM và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) cho biết sẽ bảo đảm quyền lợi của cả người lao động và nhà đầu tư liên quan đến chính sách bảo hiểm mới. Lãnh đạo UBND TP và Bộ LĐ-TB-XH trao đổi với báo chí chiều 30.3 - Ảnh: Đình Quân Chiều 30.3, liên quan đến...