Lực lượng an ninh Kyrgyzstan, Tajikistan đấu súng qua biên giới
Ngày 28/4, chính quyền hai nước Kyrgyzstan và Tajikistan cho biết 13 người đã bị thương khi lực lượng an ninh của hai nước đấu súng qua biên giới và đụng độ giữa người dân hai bên liên quan đến tranh chấp một hồ chứa nước.
Lực lượng đặc nhiệm Kyrgyzstan được triển khai tại dinh thự của cựu Tổng thống Almazbek Atambayev ngày 7/8/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Giao tranh đã nổ ra vào tối 28/4 ở khu vực biên giới giữa tỉnh Sughd ở miền Bắc Tajikistan và tỉnh Batken ở miền Nam Kyrgyzstan do tranh cãi về một hồ chứa nước và trạm bơm nằm trên sông Isfara, mà cả hai nước đều tuyên bố là của mình. Theo cơ quan an ninh của cả hai nước, người dân địa phương ở cả hai bên đã ném đá vào nhau trước khi đụng độ leo thang, sau đó đấu súng bắt đầu xảy ra ngày 29/4.
Ủy ban An ninh Quốc gia Nhà nước Kyrgyzstan cáo buộc phía Tajikistan sử dụng súng cối để bắn phá hồ chứa nước đang tranh chấp, trong khi chính quyền Tajikistan cho rằng cơ sở thuộc về nước này và cáo buộc binh sĩ Kyrgyzstan bắn vào lính biên phòng Tajikistan. Tajikistan thông báo 9 người bên phía nước này đã bị thương, trong khi Kyrgyzstan cho biết 4 người bị thương.
Myanmar ân xá hơn 23.000 người
Chính quyền quân sự Myanmar phóng thích hơn 23.000 tù nhân vào dịp tết Thingyan, trong lúc lực lượng an ninh tiếp tục truy bắt nhiều người khác.
Một quan chức Myanmar cho biết các nhà tù trên khắp đất nước sẽ bắt đầu trả tự do cho hơn 23.000 người vào ngày 17/4. "Chúng tôi sẽ thả hơn 800 tù nhân tại nhà tù Insein ở thành phố Yangon", quan chức này cho hay.
Chưa rõ người biểu tình hoặc phóng viên bị bắt trong các cuộc tuần hành phản đối chính quyền quân sự có nằm trong số những người được ân xá lần này hay không. Trước lễ kỷ niệm nhân ngày thành lập các lực lượng vũ trang Myanmar 27/3, chính quyền quân sự đã ân xá cho khoảng 900 người biểu tình.
Chính quyền quân sự hồi tháng 2 cũng ân xá cho một số tù nhân. Một nhóm phiến quân hôm 14/4 hành quyết một người đàn ông được phóng thích hai tháng trước, cáo buộc người này hãm hiếp và sát hại một bé gái 5 tuổi sau khi ra tù.
Cảnh sát Myanmar tại địa điểm gần một cuộc biểu tình ở thành phố Yangon, ngày 12/4. Ảnh: AFP .
Myanmar hàng năm tổ chức ân xá cho hàng nghìn tù nhân nhân dịp tết Thingyan cổ truyền của Phật giáo. Tuy nhiên, trong dịp lễ năm nay, các nhóm biểu tình coi đây là cơ hội để phản đối việc lực lượng an ninh Myanmar sử dụng vũ lực trấn áp khiến hơn 700 người thiệt mạng và nhiều người bị bắt.
Tổ chức Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị cho biết kể từ khi quân đội Myanmar bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và tiếp quản quyền lực, khoảng 3.100 người đã bị bắt, phần lớn trong số này là người biểu tình.
Chính quyền quân sự Myanmar cũng bắt và truy nã nhiều người nổi tiếng, nhà báo và những người sử dụng mạng xã hội có lượng theo dõi lớn. Khoảng 380 người thuộc diện này bị bắt tính tới tối 16/4. Khoảng 80 bác sĩ bị truy nã vì "âm mưu phá hoại hòa bình và ổn định".
Quân đội Myanmar cho biết các cuộc biểu tình ở nước này đang giảm, song tờ Global New Light, cũng do lực lượng này quản lý, đưa tin "những kẻ bạo loạn" thực hiện ngày càng nhiều "hành vi khủng bố" như tấn công lực lượng an ninh bằng lựu đạn hay gài mìn tự chế ở nhiều nơi.
Myanmar bắt thủ lĩnh biểu tình Lực lượng an ninh Myanmar bắt Wai Moe Naing, một trong những thủ lĩnh chính của biểu tình, sau khi lao ô tô vào xe máy của người này. "Anh trai chúng tôi Wai Moe Naing đã bị bắt. Xe máy của anh ấy bị ô tô riêng của cảnh sát đâm vào", Win Zaw Khiang, thành viên một nhóm tổ chức biểu...