Lúc là bình gas giả, lúc… không (?)
DN than trời vì bị giả bình gas, cơ quan kiểm định kỹ thuật kết luận: Không thấy gì nhưng khi tiêu hủy, cơ quan chức năng lại phát hiện bình gas bị cắt quai, mài vỏ.
“Nêu không xư ly triêt đê, nan hoan cai vo binh gas sẽ gây thiệt hại cho các công ty gas làm ăn chân chính, đặc biệt người tiêu dùng (NTD) sẽ gặp nguy hiểm khôn lường”. Đo la bức xúc cua ba Lê Thi Anh Mân, Pho Chu tich Hiêp hôi Gas Viêt Nam, trươc nhưng vu vi phạm hoán cải vỏ bình gas trong thơi gian gân đây.
Căt quai, mai vo bình gas gốc
Theo thông tin từ ba Lê Thi Anh Mân, thang 11-2011, cơ quan chưc năng đã phat hiên 21 vo binh gas cua Chi nhanh Công ty CP Đâu tư và San xuât Petro miên Trung (quận 12, TP.HCM) không đu điêu kiên lưu thông. Trên quai xach cua cac binh gas nay, dong chư tested (thông tin ngay thư, ngay xuât kho) la thang 12-2011, trong khi thơi điêm bị phat hiên la… thang 11-2011 (!). Nghi ngơ co dâu hiêu bình bị căt quai, mai vo, cơ quan chức năng đem các vỏ bình gas trên đi kiêm đinh. Với kết luận “qua kiêm tra bên trong va bên ngoai không phat hiên thây co dâu hiêu mai trên vo chai” từ Trung tâm Kiêm đinh Ky thuât An toan Khu vưc II (trung tâm), đơn vị vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính. Sau đó, khi đem tiêu huy sô binh gas trên, che ngang thân bình, gân chom chai, cơ quan chức năng lại phat hiên 12 binh co chư nôi cua cac nhãn hiêu gas khac (Origin gas, Futagas Co, Vinagas, Saigon Gas…). Điều này cho thây sô binh gas này đã bi mài nhãn hiệu gốc để hoan cai thành nhãn khác. (Thường người hoán cải bình gas sẽ mai mòn vo bình ơ phân thương hiêu đươc dâp nôi, sau đo đăp lên nhãn hiệu mơi va sơn lai, đồng thời họ căt quai bình gas và thay băng quai mơi – NV).
Làm sao biết bình gas nào an toan? Ảnh: TÚ UYÊN
“Không phát hiện thấy” nhưng thấy rõ mồn một!
Video đang HOT
Vì sao trung tâm không phát hiện việc hoán cải? Tiêp xuc vơi người viết, đai diên trung tâm cho biêt cơ quan công an yêu cầu kiêm tra xem bình gas có bị cắt quai, mài vỏ hay không. Trung tâm đã dùng phương pháp ngoại quan, lam sach bên ngoai vo binh đê kiêm tra dâu hiêu bât thương, xem sô liêu trên quai co bi đong chim không, trên thân co dâu hiêu mai vỏ rôi đong lai hay không… và dung đen soi bên trong vo binh nhưng không thây co dâu hiêu bi mai vo.
Tuy nhiên, vi đại diện trung tâm cung nói: “Vơi cach kiêm tra ma chung tôi ap dung thi đô tin cây không cao, do han chê vê thiêt bi nên không thê khăng đinh 100% la không co mai vo. Vi vây chúng tôi chi tra lơi vơi cơ quan công an la “không phat hiên thây”. Qua vu nay, vưa qua trung tâm đa trang bi thêm may chup đê đap ưng nhu câu thưc tê”.
Vậy vi sao khi kiêm tra, trung tâm không dung may moc thiêt bi? Vi đai diên nay lại noi: Công an yêu câu kiêm tra binh co bi căt quai, mai vo không chư không phai la kiêm đinh ky thuât an toan nên không dung thiêt bi kiêm tra thư đô bên, thư kin xem binh gas co bi xi không…
Trươc y kiên cua trung tâm, Chi hôi Gas miên Nam bưc xuc: “Cơ quan CSĐT chỉ yêu cầu kiểm tra bình gas có bị cắt quai, mài chữ hay không, còn viêc dùng phương pháp kiểm tra nào là do trung tâm quyết định, miễn sao cho kết luận đúng. Nếu không thể phát hiện dấu hiệu vi phạm thì nên trả lại và đề nghị cơ quan CSĐT đưa đi kiểm tra ở đơn vị khác chứ không thể trả lời như vây đươc. Khi kiểm tra, viêc đam bao an toan cho NTD la tiêu chi đâu tiên. Chung tôi đề nghị cơ quan điều tra làm rõ những khuất tất trong bản kết luận này”.
Bức xúc trên là chính đáng, bởi đâu chỉ có 21 binh gas bi phat hiên mà còn rất nhiều vo binh như thế đang tồn tại bên ngoài như quả bom nổ chậm đe dọa NTD. Ông Nguyên Quang Trung, Giam đôc Công ty CP MTGAS, cho biết: “Thang 5-2012, Quan ly thi trương tỉnh Ba Ria-Vung Tau đã kiêm tra va phat hiên doanh nghiệp M. (huyên Châu Đưc, Ba Ria-Vung Tau) chiêm dung 91 vo binh cua MTGAS đê cai tao thanh bình gas cua M.”. Nếu cơ quan chức năng cứ kiểm định kỹ thuật như vụ 21 bình gas nói trên thì mọi hậu quả NTD sẽ lãnh đủ, như ý kiến đai diên Chi hôi Gas miên Nam nhân manh: “Không phải cư đô lôi do thiêt bi may moc rôi sau đo rut kinh nghiêm bằng cách sẽ trang bi thêm may moc. Khi ấy thi moi sư đa rôi, hậu quả có khi cũng đã xảy ra rồi!”.
Nghị định 107/2009/NĐ-CP quy định vỏ chai gas thuộc sở hữu của các công ty gas cho NTD ký cược. Khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc muốn chuyển sang sử dụng gas của thương nhân khác, NTD phải thông báo cho ngươi giao hàng đến thu hồi lại vỏ và trả lại tiền ký cược theo thỏa thuận. Thực tế NTD không thực hiện đúng quy định, thường để cửa hàng này lấy vỏ bình gas của cửa hàng kia, rồi qua nhiều vòng thu gom, bình gas rơi vào tay các đầu nậu đem đi sang chiết, nạp lậu hoặc hoán cải vỏ.
Theo PLTP
Gas giả thải khí độc khi đun nấu
Những khí này thường không có mùi, hoặc chỉ có mùi ngai ngái nhẹ nên khó phát hiện bằng cảm giác. Tuy nhiên, chúng có khả năng ăn mòn phá hủy kim loại, tác động xấu đến sức khoẻ con người.
Gas giả lẫn nhiều tạp chất
Bơm nước vào bình gas, ghi sai khối lượng vỏ bình để gian lận khối lượng gas... trở thành những chiêu lừa đảo phổ biến ở các cơ sở sang chiết gas không phép. Theo các chuyên gia, nạn gian lận thương mại theo kiểu bơm nước vào bình gas tuy không gây nguy hiểm cho người sử dụng, nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng gas khi đun nấu.
ThS Trần Thắm, Trưởng Phòng Thử nghiệm Hóa chất và Vật liệu, Trung tâm Phụ gia dầu mỏ, Viện Hóa học Công nghiệp cho biết, khi nước được đưa vào với gas, nước sẽ tách và đọng lại bên dưới. Bản thân gas trước khi được nạp vào bình cũng phải qua công đoạn hệ thống làm khô để loại bỏ hơi nước có trong đó mới có được gas tinh khiết.
Người ta loại bỏ tạp chất có trong gas bằng cách đưa một số chất hấp thụ vào đó để hút sạch đi. Tuy nhiên, một số cơ sở thường bỏ qua một vài công đoạn nào đó dẫn đến chất lượng gas kém đi.
PGS.TS Trịnh Lê Hùng, Khoa Hóa, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội phân tích thêm, việc cho nước vào gas với thành phần ít thì gần như không ảnh hưởng đến sự cháy của gas. Tuy nhiên, nếu chất lượng gas không tốt do không được lọc hết các tạp chất hoặc bổ sung những tạp chất khác thì khi cháy, nó có thể giải phóng và tạo ra khí độc ảnh hưởng đến người đun nấu.
Bình thường khi gas cháy, nó sẽ giải phóng thành CO2 và nước nhưng nếu gas chất lượng kém, một số chất sẽ không cháy hết hoặc khi cháy giải phóng thành khí độc. Ví dụ, nếu trong gas có nhiều khí H2S, khi cháy sẽ tạo thành khí sunfat là một loại axit độc.
Những khí này thường không có mùi, hoặc chỉ có mùi ngai ngái nhẹ nên khó phát hiện bằng cảm giác. Tuy nhiên, khí độc này có khả năng ăn mòn phá hủy kim loại, tác động xấu đến sức khoẻ con người.
Gas chất lượng kém là có khói màu đen, lửa không xanh, không đều...
Nhận biết gas kém chất lượng
Đối với những bình gas đang sử dụng, ThS Trần Thắm cho biết, biểu hiện dễ nhận thấy nhất là gas có khói màu đen, lửa không xanh, không đều... Việc bếp có khói đen cũng có nhiều nguyên nhân như do bếp không cung cấp đủ oxy cho gas cháy hoặc trong gas có lẫn dầu từ máy bơm áp lực khi sang chiết gas...
Theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, gas chất lượng tốt là có lửa màu xanh và cháy đều, ngược lại, gas lẫn nhiều tạp chất sẽ có lửa màu vàng và có muội bám trên đồ nấu ăn. Khi bình gas bị gian lận bơm nước với số lượng nhiều nó sẽ không cháy được hoặc khó cháy, cháy không đều... Đó là những dấu hiệu cần lưu ý đối với những bình gas giả.
Người tiêu dùng nên yêu cầu nhân viên lắp đặt gas tháo niêm tem trước mặt và có thể giữ lại để gửi về công ty gas đối chiếu xác định niêm tem thật, giả. Kiểm tra trên chỏm chai gas có dập chữ nổi tên của thương hiệu gas và đóng chìm trên quai xách bình gas có trùng với thương hiệu in trên thân bình để đảm bảo đúng là gas chính hãng. Trên quai xách của bình gas có đóng chìm và sơn trọng lượng vỏ rỗng khi chưa có gas, số ghi khối lượng gas bên trong bình được đóng chìm hoặc sơn trên quai xách.
Theo Bee.net.vn
Bình Dương: Phát hiện 2 cơ sở sang chiết - tiêu thụ gas giả Ngày 2.11, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã công bố kết quả kiểm nghiệm 2 lô hàng hơn 400 bình gas của Cty TNHH một thành viên Tân Xuân An (thị trấn Uyên Hưng, Tân Uyên) và cơ sở kinh doanh gas của ông Nguyễn Văn Đức (xã Hội Nghĩa, Tân Uyên) là hoàn toàn giả nhãn hiệu. Trước đó, Đội...