Lục “hồ sơ đen” nghi án 4 trọng tài nhận hối lộ 100 triệu đồng
Đa số thành viên trong tổ trọng tài bị nghi nhận hối lộ tại lượt đi V-League đều đã từng mắc sai sót nghiêm trọng trong quá khứ. Thậm chí có người còn mắc lỗi ở cả 4 giải đấu cao nhất Việt Nam.
Trợ lý Đỗ Mạnh Hà: Người bị “ma làm”!?
Vòng 7 V-League 2012, trận SLNA gặp V.Hải Phòng, phút 49, tiền đạo Bebbe (SLNA) bằng thể lực dồi dào, thoát khỏi sự đeo bám của hậu vệ Hải Phòng, ra chân sút bóng khi khoảng cách giữa bóng và vạch biên ngang gần một mét. Vị trí dứt điểm của Bebbe cách khung thành Hải Phòng chừng chục mét. Bóng từ chân Bebbe đi thẳng vào lưới Hải Phòng. Trọng tài chính Trần Trung Hiếu thoạt đầu ra hiệu công nhận bàn thắng cho SLNA, nhưng sau khi tham khảo ý kiến của trợ lý Đỗ Mạnh Hà, ông Hiếu cho Hải Phòng phát bóng lên từ vạch 5m50.
Một ngày sau đó, Ban trọng tài mổ băng và kết luận đây là sai lầm “thô thiển” của tay cờ Đỗ Mạnh Hà. Còn trong bản tường trình với cấp trên, trợ lý Hà lý giải: “Đây chỉ là sai sót chuyên môn. Có lẽ khi ấy, tôi như bị ma làm khi đưa ra quyết định không công nhận bàn thắng của Bebbe”. Mức phạt dành cho lỗi này của ông Hà là treo cờ 6 trận, phạt tiền 3 triệu đồng, sau đó chuyển xuống làm việc ở giải hạng Nhất.
Trợ lý Phạm Đắc Chiến: Pha bóng tưởng tượng
Vòng 5 V-League 2013, trận SHB Đà Nẵng gặp V.Hải Phòng sân Lạch Tray, phút 79, Merlo đánh đầu tung lưới thủ môn Hoàng Tuấn của chủ nhà, nhưng bàn thắng không được công nhận khi trợ lý trọng tài Phạm Đắc Chiến căng cờ báo hiệu với trọng tài Nguyễn Quốc Hùng rằng bóng đi ra ngoài sân trước lúc hậu vệ Duy Lam (SHB Đà Nẵng) lật bóng vào trước vòng cấm địa. Pha chiếu chậm cho thấy rất rõ khi Duy Lam tạt bóng thì quả bóng vẫn còn trong sân. Sau trận, HLV Lê Huỳnh Đức cho rằng trợ lý Chiến đã tự tưởng tượng pha bóng như thế và đề nghị BTC giải phải xem xét lại năng lực của trợ lý này lẫn tổ trọng tài.
Sau khi xem xét băng ghi hình và các báo cáo liên quan, Ban trọng tài đánh giá trợ lý trọng tài Phạm Đắc Chiến đã mắc sai lầm nghiêm trọng về lỗi kỹ thuật. Dựa trên đề xuất từ Ban trọng tài, BTC giải thống nhất không triệu tập trợ lý Chiến làm nhiệm vụ từ vòng 6 đến hết lượt đi V-League 2013. (Thời điểm trợ lý Phạm Đắc Chiến dính vào vụ nhận hối lộ là tại vòng 3, ngày 30-3).
Trọng tài Kiều Việt Hùng: Sai từ V-League tới… hạng Nhì
-Giải hạng Nhì 2012, trận Bình Phước gặp trẻ TP HCM chiều 19-7 quyết định suất trụ hạng của một trong 2 đội. Sau hiệp 1 điều khiển suôn sẻ, sang hiệp 2, trọng tài Kiều Việt Hùng đưa ra hàng loạt quyết định khó hiểu, đỉnh điểm là việc ông này cố tình bỏ qua quả phạt đền cho Bình Phước vào phút 88, khi Văn Tuấn đột phá cá nhân và bị thủ môn Ngọc Chung ôm chân (thay vì ôm bóng) để truy cản. Ông Hùng lạnh lùng xua tay không chấp nhận sự phản đối của cầu thủ Bình Phước, đồng thời phạt thẻ vàng oan ức cho Văn Tuấn.
Video đang HOT
-Giải hạng Nhất 2009, trận An Giang gặp Tây Ninh vòng 4, phút 82, hậu vệ Tây Ninh kéo Bosango (An Giang) trong khu vực cấm địa, nhưng ngoại binh này vẫn cố bay người đánh đầu, bóng bật tay đi vào lưới. Trọng tài Hùng cắt còi cho An Giang hưởng penalty. Nhưng sau khi bị các cầu thủ Tây Ninh phản ứng dữ dội, ông Hùng rút lại quyết định, đồng thời rút thẻ vàng phạt Bosango vì lỗi dùng tay chơi bóng. Sau hành động “quay còi” đó, trọng tài Hùng bị dư luận lên án kịch liệt, bị Ban trọng tài cho vào chế độ “theo dõi đặc biệt”.
Vòng 17 hạng Nhất mùa 2011, trọng tài Kiều Việt Hùng bị CĐV trên sân Long Xuyên phản ứng dữ dội sau trận đấu khi thổi thiên vị cho đội khách SG.XT quá rõ rệt, đặc biệt là ở tình huống phút 90 1, khi cầu thủ Thanh Tiến (An Giang) bị hậu vệ của SG.XT phạm lỗi trong vòng cấm nhưng không những không có penalty cho đội chủ nhà mà Thanh Tiến còn được trọng tài Việt Hùng “tặng” cho một thẻ vàng.
-Cúp quốc gia 2012, vòng 1/8, trận Sài Gòn FC gặp Khánh Hòa, khán giả đã phản ứng dữ dội trước một số quyết định khó hiểu của trọng tài Kiều Việt Hùng. Đáng nói nhất là tình huống ở phút 82, tiền đạo Huỳnh Kesley (Sài Gòn FC) sút cầu môn, bóng chạy ngang khung thành Khánh Hòa, thủ môn Hoàng Tuấn nhoài người theo nhưng không chạm tay vào bóng. Trợ lý trọng tài Nguyễn Anh Toàn chỉ cờ ra ký hiệu đá phát bóng. Tuy nhiên, trọng tài Kiều Việt Hùng dùng quyền phủ quyết và cho Sài Gòn FC đá phạt góc. Từ quả đá phạt góc, Sài Gòn FC gỡ hòa 2-2 và thắng ngược 3-2. Uất ức vì bị phạt oan quả phạt góc, Ngọc Điểu (Khánh Hòa) lao tới dùng hai tay đẩy mạnh vào ngực trọng tài, trong khi đồng đội Hoàng Tuấn phản ứng rất hung hăng và nặng lời khi trận đấu kết thúc. Sau vụ việc, trọng tài Kiều Việt Hùng nhận án kỷ luật: Không được làm nhiệm vụ ở V-League 2012.
-V-League 2013: Sau khi thoát án kỷ luật “treo” mùa giải 2012, trọng tài Kiều Thanh Hùng lại được phân công làm nhiệm vụ ở mùa giải 2013, nhưng chỉ đến vòng 3, khi được phân công làm trọng tài thứ 4, ông Hùng đã dính vào bê bối nhận hối lộ.
Trọng tài Đinh Hải Dương: Vừa được trọng dụng đã dính scandal
Từ khi vào nghiệp cầm còi, trọng tài Đinh Hải Dương thường chỉ được phân công các giải hạng Nhất, hạng Nhì vì kinh nghiệm còn non. Mùa giải hạng Nhất 2011, trọng tài Hải Dương khiến nhiều người chú ý sau khi bị nhiều CĐV TP HCM la ó trên sân Thống Nhất, trận gặp Bình Dương, vì cho rằng ông Dương bắt oan họ một quả penalty.
Mùa giải 2012, trọng tài Dương được cất nhắc lên bắt V-League, nhưng số trận được bắt chính rất ít nên không thể hiện được nhiều. Riêng 10 vòng đấu đầu, ông Dương chỉ được giao cầm còi duy nhất 1 trận.
Mùa giải 2013, trọng tài này tiếp tục được tín nhiệm giao trọng trách. Nhưng đáng tiếc, khi giải mới bước vào vòng đấu thứ 3, ông Dương đã dính nghi án nhận hối lộ cùng 3 trợ lý khác. Hậu quả là bị gạch tên khỏi đợt tập huấn giữa mùa, bị đình chỉ làm nhiệm vụ vô thời hạn và đang trở thành đối tượng điều tra của BTC giải, cơ quan công an
Theo ANTD
Đan Trường không đeo nhẫn cưới, một mình về nước
Rất đông người hâm mộ đã ra sân bay đón anh Bo Đan Trường.
Sáng nay (5/6), Đan Trường đã trở về Việt Nam sau gần 3 tháng sang Mỹ tổ chức đám cưới với nữ doanh nhân Thủy Tiên. Ngay từ sớm, đã có rất đông người hâm mộ ra sân bay Tân Sơn Nhất - Tp.HCM để đón Đan Trường. Tuy nhiên, trong lần trở về nước này anh Bo chỉ đi một mình, còn bà xã Thủy Tiên do bận rộn công việc nên sẽ về Việt Nam sau đó một tháng.
Một số fan đã ngạc nhiên khi không thấy Đan Trường đeo nhẫn cưới trên ngón tay áp út của mình. Đây không phải lần đầu tiên Đan Trường quên nhẫn cưới, trước đó trong một số lần đi diễn ở Mỹ, nhiều hình ảnh chụp cùng bạn bè cũng không hề thấy anh Bo xuất hiện với nhẫn cưới trên tay.
Về phía mình, Đan Trường cũng chưa một lần chính thức lên tiếng vì sao lại "cất nhẫn cưới" đi như vậy. Dù vậy, theo những hình ảnh của bà xã Thủy Tiên chia sẻ trên Facebook cá nhân thì tình cảm giữa hai người vẫn rất mặn nồng. Thậm chí, ngày Đan Trường về nước, Thủy Tiên còn ra tận sân bay San Francisco để tiễn chồng.
Đan Trường một mình về Việt Nam
Tất bật lấy hành lý sau gần 3 tháng xa nhà
Anh Bo đã bất ngờ khi vừa ra cửa sân bay đã thấy rất đông fan đứng đợi
Nụ cười hạnh phúc của Đan Trường
Không quên nán lại chụp hình cùng các fan
Đan Trường lúc nào cũng thân thiện và gần gũi
Một số fan đã phát hiện ra anh Bo không đeo nhẫn cưới ở ngón áp út trong lúc vẫy tay chào
"Ông bầu" Hoàng Tuấn cũng ra tận sân bay để đón Đan Trường
Fan quây kín ô tô với hy vọng được nhìn thấy Đan Trường lâu hơn
Theo Kenh14
Ca sĩ, người mẫu muốn biểu diễn phải có... thẻ Trước sai phạm liên tiếp trong giới người mẫu, ca sĩ như tình trạng hát nhép, ăn mặc phản cảm, phát ngôn gây sốc... gây bức xúc trong dư luận, Bộ VH,TT&DL quyết định áp dụng giấy phép hành nghề từ tháng 1/2014 đối với nghệ sĩ hoạt động trong hai lĩnh vực trên. Nghệ sĩ buộc phải có chứng chỉ hành nghề...