Lúc gần gũi, cô gái đưa ra “đòi hỏi” sau là người rất yêu bạn
Phụ nữ vốn nhạy cảm và dè dặt. Nếu yêu một người đàn ông, họ dễ thường có những hành động ẩn ý, không thể hiện tình yêu của mình một cách bộc trực.
Chỉ cần người đàn ông cảm nhận bằng trái tim, anh ấy sẽ nhìn thấy sâu tận bên trong từng mảnh ghép làm nên tình cảm của bạn gái.
Trong mối quan hệ giữa hai người, độ sâu của tình yêu không phải được đo bằng thời gian họ bên nhau bao lâu. Tình yêu của một cô gái càng sâu khi cô ấy càng không muốn bỏ lỡ bạn, thích bày tỏ suy nghĩ hoặc nhu cầu của cô ấy với bạn.
Thực tế, cô gái nào đưa ra “yêu cầu” này với bạn, thì giữa bạn và cô ấy – cô ấy là người yêu nhiều hơn.
Ảnh minh họa: Sohu.
“Anh có thể đưa em đến giới thiệu với gia đình không?”
Nếu một cô gái đưa ra yêu cầu này, thì xin chúc mừng, cô ấy đã dành tình cảm sâu sắc cho bạn, đồng thời chấp nhận bạn từ tận đáy lòng.
Cô ấy muốn được gặp gia đình bạn sớm hơn vì trong suy nghĩ của cô ấy, bạn gần như chắc chắn là người cô ấy muốn lấy làm chồng, muốn ở bên và gửi gắm trọn tình yêu thương đến hết cuộc đời này.
Một người phụ nữ không có tình cảm sâu đậm với bạn sẽ không dễ dàng đưa ra yêu cầu như vậy. Họ chỉ sẵn sàng chủ động đến gặp gia đình bạn trai khi tình yêu đã trở nên rất lớn. Có được một cô gái như vậy, hãy hết sức trân trọng.
“Anh ở lại thêm với em một lúc được không?”
Khi hai người riêng tư bên nhau, người phụ nữ yêu bạn nhiều hơn sợ mất bạn và càng mong bạn có thể ở bên cạnh cô ấy, vì bạn chiếm một vị trí rất quan trọng trong trái tim cô ấy, cô ấy chỉ muốn ở bên bạn, không muốn rời xa.
Video đang HOT
Đối với cô ấy, thời gian ở bên bạn càng trở nên vô tận càng tốt, nhưng cô ấy không bao giờ thấy đủ, lúc nào khoảnh khắc bên bạn cũng như vụt trôi quá nhanh khiến cô ấy muốn đưa tay níu lại.
Một người phụ nữ nếu không đủ tình cảm với bạn sẽ không quan tâm đến từng phút giây bạn ở bên cô ấy như vậy đâu.
Có câu nói rằng “tình bạn là lời tỏ tình đáng yêu nhất”. Việc cô ấy cho phép bạn ở bên cạnh cho thấy bạn là người đầu tiên trong trái tim cô ấy, người có thể khiến cô ấy cảm thấy an toàn.
Hãy bày tỏ tình yêu bằng cách ở bên cô gái của mình nhiều hơn. Tình yêu cô ấy dành cho bạn là loại tình yêu từ tận đáy lòng, mong rằng bạn có thể cho cô ấy một chỗ dựa. Nếu gặp một cô gái như vậy, hãy chăm sóc cho cô ấy thật tốt nhé!
“Anh có điều gì muốn nói với em không?”
Những người yêu nhau hay hỏi nhau câu này, ngay cả khi họ đang bên nhau hay sắp chia tay.
Khi yêu thật lòng, mỗi người sẽ đặc biệt chú ý đến vị trí và sức nặng của mình trong lòng người kia, cũng như đánh giá và quan điểm của người kia về mình. Cô ấy muốn nghe lời xác nhận từ bạn.
Đối mặt với tình yêu, phụ nữ thường dễ xúc động, nếu một người phụ nữ yêu một người đàn ông sâu sắc, cô ấy khao khát tất cả những gì anh ta có, và quan tâm đến anh ấy hơn cả bản thân mình. Mục đích của yêu cầu này nhằm nhận được một lời khẳng định yêu thương, đồng thời gián tiếp hỏi bạn về kế hoạch cuộc sống tương lai của hai người.
Từ chối lời mời sao cho khéo léo
Nhận lời một ai đó thì thật sự rất dễ nhưng cách từ chối lời mời lại khiến bạn cảm thấy ái ngại và dè dặt. May mắn thay, vẫn có nhiều cách giúp bạn từ chối ai đó một cách hiệu quả mà không làm mất lòng họ.
1. Đừng nói không ngay khi họ vừa cất lời
Nếu bạn không đủ thời gian, năng lực để chấp nhận lời yêu cầu, hoặc bạn không muốn làm điều đó, hãy đưa ra một câu trả lời ngắn gọn nhưng lịch sự và nhã nhặn. Tuyệt đối không nên tỏ ra khó chịu hay thô lỗ. Đừng nói "không" khi ngay khi người ta vừa cất lời. Hãy nói mềm mỏng hơn rằng: "Tôi ...", "Tôi không thể vì...".
2. Tôn trọng người mời
Hãy trả lời lời mời hẹn một cách chân thành, lịch sự. Đừng cười cợt hay nói to gây chú ý cho những người xung quanh trong trường hợp bạn muốn từ chối lời mời đi chơi của con trai. Hãy nói ra lời từ chối mà chính bạn cũng sẽ cảm thấy dễ chịu nếu là người nhận được phản hồi đó. Tránh làm tổn thương người đối diện bằng những cử chỉ và lời nói vô duyên, nặng nề.
3. Trì hoãn lời mời
Trì hoãn lời mời: đây là cách gián tiếp từ chối lời mời, bạn không nói thẳng ra là không nhận lời mời. Nhưng bạn có thể tâm sự với đối phương, về cuộc sống rất bận rộn của mình. Để đối phương ngầm hiểu rằng, bạn chưa sẵn sàng để đi đâu đó vào hôm nay và hẹn lại vào một dịp gần nhất.
Lời hứa hẹn của bạn tuy không có thời gian ấn định cụ thể, nhưng sẽ làm cho người mời không phải hụt hẫng và vẫn vui vẻ. Đây là một mẹo để giữ gìn mối quan hệ của bạn.
4. Đưa ra lý do
Cách từ chối lời mời khéo đến mấy thì đối phương vẫn muốn biết được lí do bạn từ chối lời mời của họ. Lúc này đây bạn cần phải đưa cho họ những lời giải thích rõ ràng và có sức thuyết phục. Thường thì người ta vẫn nói các lí do như có việc bận, có hẹn khác trước rồi, gia đình có việc riêng,...thế nhưng bạn nên thông minh lựa tình huống mà bạn đưa ra lí do phù hợp nhất.
Ảnh minh họa
5. Đánh lạc hướng
Một cách khác để từ chối lời mời đi chơi của một ai đó, là hãy thể hiện sự bận rộn của mình và giới thiệu một người khác đang rảnh. Đó có thể là một người bạn chơi chung nhóm, một người thân khác trong gia đình... Điều này sẽ giúp đối phương chuyển hướng và bạn có thể thoải mái làm việc cá nhân của mình.
Việc hướng người mời sang một đối tượng khác, sẽ giúp bạn yên tâm thực hiện công việc của mình và không gây mất thời gian cho đối phương.
6. Đừng nói lần sau nếu bạn không thật sự muốn
Thẳng thắn từ chối buổi hẹn nếu như bạn không thích và không có ý định nhận lời ngay từ đầu. Đừng vòng vo bằng cách trả lời "Cho mình thời gian xem lại lịch hẹn nhé!",... Đừng gieo hy vọng cho người khác nếu như bạn có ý định từ chối và làm họ thất vọng.
Điều gì sẽ xảy ra nếu họ thực sự hỏi bạn một lần nữa sau một tuần kể từ bây giờ và bạn vẫn không muốn đi? Sau đó, bạn bị bận và không thể đi. Và khi đó mọi người sẽ nghĩ bạn không đúng với lời nói của mình. Chỉ nói "lần sau" nếu bạn thực sự quan tâm nhưng bạn đang bận. Đừng nói "lần sau" chỉ để tỏ ra tử tế. Đây là cách bạn thể hiện sự chính trực.
7. Nói lời cảm ơn chân thành
Một lời mời đi chơi của bạn bè, người thân hoặc một người thích mình là điều đáng quý, bởi họ có quý mến bạn thì mới mời đi chơi. Vì thế, nếu trong trường hợp bạn muốn từ chối lời mời này, hãy nói một cách nhỏ nhẹ, cám ơn họ và hẹn lại lần sau.
Điều này cho thấy bạn trân trọng lời mời của đối phương. Đây cũng là cách xoa dịu, khiến đối phương không thấy ngại và buồn khi bị từ chối lời mời.
8. Biến thành buổi tụ tập bạn bè
Đây là tuyệt chiêu để đối phó với những đối tượng mà bạn không thích, nhưng không thể từ chối lời mời của họ được. Hãy biến buổi gặp mặt này trở thành buổi tụ tập của bạn với đám bạn thân. Còn gì tuyệt vời hơn, khi vừa giải quyết được vấn đề của mình, mà còn được tụ tập cùng những người bạn yêu quý nữa.
Ảnh minh họa
9. Chỉ trả lời bằng tin nhắn
Với những lời mời thông qua điện thoại, mạng xã hội. Cách tốt nhất để giải quyết là chỉ trả lời ngắn gọn bằng tin nhắn và không nói gì thêm. Khi đối phương thấy bạn không hứng thú trả lời mình, họ sẽ chuyển hướng sang một người khác và không làm phiền bạn nữa. Tuy nhiên, lời lẽ cũng không nên quá cộc cằn, sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ sau này.
Bố mẹ bạn trai không cho cưới gấp, cô gái khiến cả nhà kinh hãi Hưng đưa bạn gái lâu năm về quê giới thiệu với gia đình. Nhưng buổi ra mắt nhanh chóng trở thành cơn ác mộng, Liên cầm con dao gọt hoa quả đòi tự vẫn... Hưng 29 tuổi, hiện công tác tại một ngân hàng ở Hà Nội, còn Liên 28 tuổi, làm thiết kế nội thất. Yêu nhau 6 năm, họ từng chia...